Không yêu thích khó lòng học hỏi,ấtcầnnhữngtưvấnkháchquantrongcôngtáctuyểnsinhvàhướngnghiệđt vn phấn đấu có kết quả
Tỷ phú Bill Gates đã khẳng định điều quan trọng nhất với sự nghiệp mỗi người là phải tìm được công việc bản thân yêu thích.
Cũng dễ hiểu bởi chỉ khi yêu thích, say mê, sinh viên mới có thể dấn thân học hỏi đến nơi, đến chốn. Tuy nhiên, điều quan trọng không kém là mọi sự lựa chọn phải phù hợp với hoàn cảnh gia đình, trong đó, có khả năng chi trả học phí. Nếu sự lựa chọn của các em vượt quá năng lực tài chính của cha mẹ sẽ là không hợp lý và đương nhiên sẽ phải tính đến các phương án khác.
Còn theo nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc trước hết, phải biết đã rồi mới bàn chuyện có thích hay không. Điều quan trọng, học sinh phải đủ các thông tin tham khảo về các ngành học của các trường. Sau đó, các em tìm ra sự phù hợp cùng bối cảnh tương lai rồi mới chính thức lựa chọn.
Khi đã tìm được ngành học yêu thích và phù hợp với năng lực, chắc chắn mọi cá nhân sẽ nỗ lực phấn đấu hết mình trong quá trình học tập và lộ trình tương lai.
Nói như vậy, ai cũng thấy nếu các thí sinh lựa chọn được ngành học phù hợp với sở thích cùng hoàn cảnh cho phép của gia đình, đất nước sẽ có những sự thay đổi tích cực trong bức tranh tổng thể về nguồn nhân lực.
Tuy nhiên theo không ít điều tra, không dưới 50% sinh viên đã thất vọng về ngành học đã lựa chọn. Một khi không có niềm đam mê và yêu thích có lẽ chẳng ai có thể học, phấn đấu nghiêm túc và giành được kết quả khả quan.
Nhiều cơ hội nhưng thí sinh "bỏ quên"
Theo “mốt thời thượng”, nhiều thí sinh đã lao vào các ngành học như: Công nghệ thông tin, Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử… Tuy nhiên, tại sao các em lại không chủ động nhìn sang các định hướng khác với tiềm năng không kém và thậm chí không có nhiều đối thủ cạnh tranh khi tốt nghiệp ra trường?
Việt Nam đang đứng trước nhu cầu rất lớn về đô thị hoá với tốc độ không hề nhỏ. Trong cấu phần không thể thiếu của mọi đô thị đương nhiên không thể thiếu yếu tố về cây xanh ở các công viên, vườn hoa, khuôn viên các cơ sở lớn và cả trên đường phố.
PGS TS Đặng Văn Hà – Viện trưởng Viện Kiến trúc Cảnh quan và Cây xanh Đô thị, Trường Đại học Lâm nghiệp, cho biết, tuy là một ngành học mà đầu ra của trường về cơ bản không đáp ứng đủ nhu cầu của các nhà tuyển dụng với mức lương khởi điểm không hề thấp nhưng số lượng tuyển sinh đạt được nhiều năm nay cũng không quá đông.
Tuy nhiên, ông cũng rất lạc quan cho triển vọng tuyển sinh với chuyên ngành Cây xanh Đô thị khi các thế hệ học sinh nhìn thấy sự thành đạt của những người đã ra nghề và cùng với đó là có các chuyên gia tư vấn tuyển sinh khách quan tham gia vào hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở các đô thị trên toàn quốc.
Hiện nay, Học viện Quản lý Giáo dục đang tuyển sinh và đào tạo cho mã ngành Kinh tế Giáo dục. Theo học chuyên ngành này, sinh viên sẽ được học các kiến thức về kinh tế trong lĩnh vực giáo dục và sau khi ra trường sẽ có rất nhiều cơ hội với hệ thống giáo dục đại học, dạy nghề và phổ thông của cả hai hệ thống công lập và tư thục.
PGS.TS Lê Phước Minh - người đã khai sinh mã ngành này khi còn công tác tại đây cho biết, khi hệ thống giáo dục quốc lập về cơ bản đã tự chủ làm sao để có đủ nguồn thu cho mình chắc chắn rất cần tuyển dụng được ứng viên có chuyên môn về kinh tế giáo dục với mức lương khởi điểm không hề thấp. Còn với hệ thống giáo dục tư thục, đòi hỏi này theo ông có thể sẽ còn phải ưu tiên nhiều hơn.
Tại lĩnh vực thể thao, hiện có 3 trường tuyển sinh mã ngành Kinh tế Thể thao là Đại học Đại Nam ở Hà Nội cùng Đại học Hoa Sen và Đại học Tôn Đức Thắng ở TP.HCM. Tuy nhiên, việc tuyển sinh mã ngành này chưa mấy thành công với đối tượng học sinh phổ thông.
Có lẽ một lần nữa phải nhắc lại lời khuyên của Bill Gates với thế hệ trẻ Việt Nam là phải lựa chọn được công việc mà mình yêu thích và phải biết một cách tường tận về các cơ hội nghề nghiệp có thể lựa chọn. Vì thế, chắc chắn số đông học sinh phổ thông và các bậc cha mẹ rất cần những tư vấn khách quan về tuyển sinh và hướng nghiệp.
Đặng Thế Anh – Nguyễn Đức Hoàng
Vụ bằng đại học 'vô dụng’: Hậu họa khi nghe TikToker hướng nghiệpTheo các chuyên gia về giáo dục, không có bằng đại học nào vô dụng. Lý do ở bậc đại học, ngoài đào tạo kiến thức còn có các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm... Những kỹ năng này, bất kỳ cơ quan nào cũng yêu cầu.