您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Soi kèo phạt góc Wolves vs Liverpool, 22h00 ngày 4/2
NEWS2025-02-05 18:08:21【Thời sự】7人已围观
简介 Nguyễn Quang Hải - 04/02/2023 06:30 Kèo phạt lịch thi đấu u23 châu álịch thi đấu u23 châu á、、
很赞哦!(1)
相关文章
- Siêu máy tính dự đoán Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
- Làm sạch giới showbiz
- Học viện Cảnh sát nhân dân tuyển thêm 10 chỉ tiêu
- Angela Phương Trinh diện bộ đồ hiệu hơn 1 tỷ đồng
- Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2
- ĐH Chu Văn An công bố điểm thi
- Tỷ phú Hoàng Kiều bất ngờ xuất hiện cùng Hoa hậu Thế giới 2015
- Bé khóc nhè trong ngày thi vào lớp 1
- Nhận định, soi kèo Rennes vs Strasbourg, 23h15 ngày 2/2: Nỗ lực thoát hiểm
- Những điều cấm kỵ trong kỳ thi tốt nghiệp 2013
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Barcelona vs Alaves, 20h00 ngày 2/2: Tin vào Blaugrana
- Lỡ kì thi CĐ/ĐH 2012, thí sinh có thể đăng kí thi xét tuyển ngay hôm nay và nhậphọc vào tháng 1 tại trường SaigonTech, Phân hiệu chính thức tại Việt Nam của Đạihọc Cộng đồng (ĐHCĐ) Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Sinh viên tốt nghiệp đạt chất lượng quốc tế
Tại SaigonTech, sinh viên được học chương trình của ĐHCĐ Houston hoàn toàn bằngtiếng Anh, chương trình được giám định bởi Hiệp Hội Các Trường Học Miền Nam HoaKỳ, được Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ công nhận. ĐHCĐ Houston quản lý điểm số và chuyêncần của sinh viên để đảm bảo chất lượng của sinh viên tốt nghiệp tại SaigonTech,Việt Nam, không khác gì sinh viên tốt nghiệp tại Houston, Mỹ.
">SaigonTech mở đợt xét tuyển mới
- Trong phần phát biểu kết luận phiên thảo luận chiều 28/10 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thẳng thắn nhìn nhận các vấn đề còn tồn tại, yếu kém trong quản lý liên quan đến nhà ở, đất đai, trong đó có thực trạng "thổi" giá bất động sản.
"Quản lý về thị trường bất động sản nói chung và nhà ở xã hội đang có sự mất cân đối về các sản phẩm cung-cầu", Phó Thủ tướng đặt vấn đề. Cụ thể, có nhiều nơi số lượng nhà ở xã hội hiện nay còn quá thấp, cũng có nơi đã xây dựng nhưng lại để không. Nhà ở chung cư, nhà ở tái định cư cũng có những nơi đang để lãng phí, không sử dụng, ngay cả ở TP.HCM và Hà Nội.
Nói về vấn đề giá nhà đất cao quá mức bình thường, hiện tượng đấu giá cao rồi bỏ cọc... Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là chúng ta đã làm trái các quy luật bình thường và cơ quan quản lý chưa quản lý được.
"Cầu thì cao, hàng nghìn người đứng ra đấu giá xếp hàng cả ngày cả đêm nhưng chỉ đưa ra vài trăm, trong khi chúng ta đang có hàng nghìn thửa đất. Như vậy vô hình trung làm cho thị trường méo mó, tức là giữa cung và cầu không công khai, minh bạch. Người dân lo chỉ có chừng ấy thôi và mấy nghìn người có nhu cầu nhà ở",Phó Thủ tướng phân tích.
Vấn đề tiếp theo được nhắc đến là việc đưa ra đấu giá loại đất "chia lô, bán nền". Theo Phó Thủ tướng, nếu chúng ta không đưa vào quy hoạch chi tiết, không xây dựng hạ tầng đồng bộ mà chúng ta chỉ chia lô, bán nền thì đây chính là nơi để người dân đưa tiền vào đầu tư, đưa tiền gửi vào đấy. "Điều này tôi cho rằng cũng là một điểm bất hợp lý", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng đồng tình với các giải pháp nhằm ngăn chặn việc "thổi giá" bất động sản mà các đại biểu đã nêu, trong đó có việc là làm sao xác định giá cả, xem xét thí điểm sớm sàn giao dịch trên thị trường.
"Tất cả những điều này chúng ta làm được thì chúng ta sẽ tiếp cận với giá thị trường", Phó Thủ tướng nhận định.
Báo cáo giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cũng nhấn mạnh về tình trạng chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá đất tại một số địa phương, có biểu hiện đầu cơ thổi giá, tạo mặt bằng giá cao. Theo Bộ trưởng, hiện tượng này làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.
Người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết Bộ đã kiểm tra, rà soát để xác định nguyên nhân, tìm giải pháp. Nguyên nhân đầu tiên, theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy là do việc lập, công khai quy hoạch các khu vực phát triển đô thị, nhà ở chưa được thực hiện bài bản, công khai, minh bạch, tạo cơ hội để các đối tượng lợi dụng đầu cơ đất đai.
“Một số đối tượng tham gia đấu giá đất không thực sự có nhu cầu về đất ở, nhà ở mà chủ yếu vì mục đích đầu cơ, thao túng giá thông qua việc đẩy giá cao thổi giá và bán lại thửa đất vừa trúng đấu giá để thu lợi hoặc là tạo mặt bằng giá ảo đối với khu vực xung quanh.
Một số địa phương thiếu chủ động trong việc tạo quỹ đất để đấu giá đất dẫn đến nhu cầu đất ở, nhà ở của người dân khan hiếm và không đáp ứng đầy đủ trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, có trường hợp địa phương sử dụng giá đất trong bảng giá đất hiện hành chưa được điều chỉnh kịp thời, thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá đất thực tế để làm giá khởi điểm dẫn đến giá trúng đấu giá và giá khởi điểm có sự chênh lệch lớn cũng thu hút nhiều đối tượng tham gia đấu giá để kiếm lời”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy phân tích.
Ngăn chặn "thổi" giá bất động sản thế nào?
Theo ông Duy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất một số giải pháp, được nêu ra trong báo cáo gửi Quốc hội. Theo đó, ngoài việc thực hiện nghiêm các quy định pháp luật có liên quan, Bộ đề nghị các địa phương khi tổ chức đấu giá cần công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
Ngoài ra, địa phương cần điều chỉnh hợp lý giá đất trong bảng giá đất làm giá để tính giá khởi điểm.
Nhằm hạn chế các đối tượng lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản, trong quy chế đấu giá có thể quy định rút ngắn thời gian nộp tiền thanh toán trúng đấu giá và bổ sung quy định về việc công khai các trường hợp trúng giá cao nhưng bỏ cọc.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cũng cho rằng cần có các biện pháp bảo đảm nguồn cung bất động sản, nhà ở, đất ở có giá cả hợp lý, phù hợp với khả năng tiếp cận và khả năng chi trả của đại đa số người dân có nhu cầu thực. Điều này sẽ khắc phục tình trạng mất cân đối cung cầu trên thị trường bất động sản, bao gồm các sản phẩm đấu giá quyền sử dụng đất.
Các cơ quan quản lý cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.
“Chúng tôi cũng xin tiếp thu ý kiến của một số đại biểu Quốc hội, đề xuất bổ sung một số giải pháp để tăng cường các biện pháp quản lý, chấn chỉnh công tác đấu giá đất và sẽ phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nói.
Trước đó, Đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) đề xuất, để khắc phục tình trạng bỏ cọc, trục lợi thị trường bất động sản, ông Phước đưa ra giải pháp tăng giá tiền đặt cọc theo từng vòng, theo lũy tuyến để buộc người đấu giá phải cân nhắc khi bỏ cọc.
Trong khi đó, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, không thể tăng tiền đặt cọc vì "nếu tăng sẽ hạn chế số người tham gia, mất đi tính cạnh tranh".
Theo ông Cường để ngăn tình trạng thổi giá, bỏ cọc sau khi đấu thầu, cần phải đưa ra quy định là người tham gia đấu giá phải chứng minh đủ tiền để mua nếu trúng đấu giá, bằng việc xác nhận tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc tài sản bảo đảm khác như nhà đất và phải cam kết nếu cố tình bỏ cọc sẽ bị phong tỏa các tài sản trên để xử lý.
Đồng thời cần công khai người bỏ cọc khi đấu giá đất để hạn chế trục lợi, "nếu có quy định như vậy những người có nhu cầu mua thật sẽ dễ dàng chứng minh được". Cùng đó loại bỏ được những người không có nhu cầu sử dụng, tham gia đấu giá để mua đi bán lại hoặc những người cố tình bỏ giá cao rồi bỏ cọc như vừa qua.
Minh Anh">Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: 'Thổi' giá BĐS là do làm trái quy luật bình thường
- - Đoạn clip ghi lại cảnh tượng giáo viên và học sinh tại Trường THCS Bán trú Nà Ớt (xã Nà Ớt, huyện Mai Sơn, Sơn La) lũ lượt chạy lũ do chính các thầy cô giáo của trường ghi lại khiến người xem không khỏi xót xa.
Trong đoạn clip, dòng nước lũ đổ về mạnh và cuồn cuộn dâng nhanh bao hết xung quanh ngôi trường.
Play">Cảnh tượng giáo viên và học sinh Sơn La hốt hoảng chạy lũ
Nhận định, soi kèo Deportivo Pereira vs Petrolera, 06h30 ngày 4/2: Ám ảnh xa nhà
Ông Nguyễn Minh Tú - Giám đốc kỹ thuật của Zalo Cũng tại sự kiện này, các chuyên gia cho biết, AI đang ngày càng được ứng dụng ở nhiều ngành nghề như công nghiệp, nông nghiệp, sinh học, y tế, giáo dục, giao thông hay thương mại điện tử. Chúng ta có nông nghiệp thông minh, y tế thông minh, giao thông thông minh hay tư vấn mua sắm thông minh…. Tất cả đều ứng dụng công nghệ AI vào để triển khai đến mọi người.
Ngoài ra, hiện một số công ty như startup Vbee còn tạo ra các MC ảo, hay công nghệ nhận diện giọng nói bằng cách ứng dụng AI. Hiện các giải pháp này được triển khai tại nhiều doanh nghiệp và các cơ quan truyền thông trong nước.
Theo ông Nguyễn Trương Hoàng Nhật, Giám đốc ngành hàng máy tính bảng và thiết bị đeo của Samsung Vina, AI đang tác động lớn đến xu hướng phần mềm. Lấy ví dụ trong lĩnh vực di động, công nghệ này hỗ trợ chụp và chỉnh sửa ảnh, tương tác người dùng trên không gian số.
Còn tại sự kiện Tech Summit được báo Vnexpress tổ chức, các chuyên gia cũng cho rằng AI sẽ là xu hướng mới của công nghệ trong thời gian tới.
Cụ thể, ông Nguyễn Kim Anh, Giám đốc sản phẩm của VinBigData, công nghệ giọng nói bằng AI sẽ thành xu hướng mới, giúp đơn giản hóa công việc.
Đồng quan điểm, ông Trần Dinh thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam và CEO Alpha True, cho rằng AI có khả năng phát triển nhanh chóng và khó đoán, mở ra nhiều tiềm năng. Trước đây, trí tuệ nhân tạo chỉ hỗ trợ tìm kiếm, sắp xếp thông tin, giờ công nghệ này đã đến ngưỡng tự tạo ra thông tin và gợi ý ngược lại cho người dùng.
Hay nhạc sĩ, kỹ sư Nguyễn Hoàng Bảo Đại cũng dự đoán AI sẽ không chỉ thành xu hướng trong mảng công nghệ mà sẽ là xu hướng chung trong nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác. Ông lấy ví dụ, việc dùng AI vẽ tranh được nhiều người hưởng ứng trong thời gian qua là bước tiến lớn của công nghệ trí tuệ nhân tạo.
"Đa số công cụ này trước đây chưa được nhiều người biết và vẫn còn hạn chế. Giờ chúng lại từng bước được bình thường hóa và dễ dàng ứng dụng hơn. Sắp tới hứa hẹn sẽ có thêm nhiều công cụ mới lạ, giúp người dùng thỏa mãn khi lướt web hoặc sử dụng thiết bị công nghệ, điện tử, thậm chí giải quyết bài toán khó trong đời sống, kinh tế, xã hội...", ông Đại nói.
Về nỗi lo AI tác động tới thị trường việc làm, ông Kim Anh khẳng định AI sẽ giúp cuộc sống thuận tiên hơn. Con người cần học cách để biến AI thành công cụ hỗ trợ chứ không phải sợ sẽ bị thay thế. Về phía doanh nghiệp, trước sự ảm đạm của nền kinh tế, bài toán đầu tiên là cần tối ưu chi phí. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết áp dụng máy móc hay sa thải nhân sự mà cần tập trung thay đổi về tự động hóa nhằm mang lại những giá trị bền vững và lâu dài.
Ý kiến về vấn đề này ông Trần Huyền Dinh đưa ra ví dụ về thư điện tử và đưa thư truyền thống. Từ đó ông đưa ra lời khuyên cho nhân sự cần trao dồi kỹ năng nhiều hơn, AI sẽ không phải cản trở mà là hỗ trợ con người. Bên cạnh bức tranh về sự thay thế của thư điện tử, ông cũng đưa ra nhiều ví dụ cho xe công nghệ vớ taxi truyền thống, các bản vẽ được AI thiết kế... để cho thấy rằng điều này không phải nằm ở tương lai mà AI đang dần thay đổi cho các việc làm của con người thời gian gần đây.
Nhìn chung, với công nghệ trí tuệ nhân tạo, sẽ tạo ra nhiều thay đổi cho đời sống con người trong thời gian tới. Ở đó họ có thể luyện cho máy móc trở nên thông minh hơn và thay thế con người xử lý được nhiều việc hơn và đây không còn là câu chuyện của tương lai nữa, mà nó đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
">Trí tuệ nhân tạo sẽ là xu hướng và gần đời thực hơn
Phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. (Ảnh: TTXVN)
Dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng; Dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030.
Báo cáo Tổng kết thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng; dự thảo Tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; giới thiệu quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhiệm kỳ 2026 - 2031; bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031.
Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025; Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2025-2027; chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII và một số nội dung quan trọng khác.
Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì và có bài phát biểu quan trọng khai mạc, bế mạc Hội nghị.
1. Về các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng
1.1. Về Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV của Đảng
Ban Chấp hành Trung ương đã nghiên cứu, thảo luận, cơ bản tán thành kết cấu và những nội dung chính của Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XIV; phân tích, nhấn mạnh, làm sâu sắc thêm ý nghĩa, chủ đề của Đại hội XIV; khẳng định Dự thảo Báo cáo chính trị có nhiều nội dung mới, điểm nhấn khác biệt so với Đại hội XIII, mang tầm chiến lược, lịch sử, có tính chất Cương lĩnh để thực hiện trong giai đoạn tới; đánh dấu mốc quan trọng đặc biệt cho Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với yêu cầu của thời đại, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất nhận định: Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức lớn, nhưng với ý chí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đạt được những thành tựu, kết quả nổi bật:
(1) Phát triển kinh tế cơ bản hoàn thành những mục tiêu chủ yếu, quan trọng.
(2) Phát triển văn hóa, xã hội và con người có nhiều mặt tiến bộ.
(3) Quốc phòng, an ninh không ngừng được củng cố; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế được nâng tầm.
(4) Xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đồng bộ, trong sạch, vững mạnh toàn diện; cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh quyết liệt, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Ban Chấp hành Trung ương xác định, trong nhiệm kỳ Đại hội XIV, cần tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; phát huy sức mạnh văn hóa, con người và khối đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; phát triển nhanh, bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; đưa nước ta trở thành nước đang phát triển, thu nhập trung bình cao, có công nghiệp hiện đại vào năm 2030, thiết thực kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, hướng tới hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2045, hoàn thành mục tiêu 100 năm thành lập nước, đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao; tạo tiền đề vững chắc để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới vì một Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
1.2. Về Dự thảo Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất đánh giá Dự thảo Báo cáo đã được chuẩn bị công phu, toàn diện, khá sâu sắc; thể hiện được những vấn đề mới có tính lý luận rút ra từ thực tiễn. Đây là Báo cáo rất quan trọng góp phần hoàn thiện lý luận của Đảng ta về đổi mới, phát triển đất nước trong 40 năm qua; từ đó tiến hành xây dựng phương hướng, quan điểm, mục tiêu, giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
Ban Chấp hành Trung ương khẳng định những thành tựu mà đất nước ta đã đạt được trong 40 năm xây dựng, phát triển theo đường lối đổi mới của Đảng là rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, những vấn đề khó khăn đặt ra cho từng lĩnh vực, trên cơ sở đó định hướng giải pháp tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Ban Chấp hành Trung ương đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, trí tuệ, trách nhiệm nhằm tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Báo cáo, trong đó, tập trung nghiên cứu, đóng góp nhiều ý kiến đánh giá về sự phát triển nhận thức lý luận của Đảng ta trong 6 lĩnh vực: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiếp tục giương cao ngọn cờ tư tưởng, lý luận "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội"; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; về sự sáng tạo, đột phá lý luận trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về văn hóa, xã hội và con người; về quốc phòng, an ninh và đối ngoại; về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
1.3. Về dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng
Ban Chấp hành Trung ương nhận định: Điều lệ Đảng hiện hành đã được thi hành 3 nhiệm kỳ; cơ bản các nội dung của Điều lệ Đảng hiện hành phù hợp thực tiễn; các quy định, hướng dẫn của Trung ương cụ thể, thuận lợi trong thi hành, qua đó bảo đảm vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong tình hình mới.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương chưa bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng tại Đại hội XIV; trên cơ sở tổng kết công tác thi hành Điều lệ Đảng, đề nghị Đại hội XIV giao Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai nghiên cứu, tổng kết thực tiễn thi hành Điều lệ Đảng ngay từ đầu nhiệm kỳ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, đề xuất bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng vào thời điểm phù hợp.
1.4. Về Dự thảo Báo cáo 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030
Ban Chấp hành Trung ương nhận định 5 năm qua, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến hết sức phức tạp, chưa có tiền lệ, ảnh hưởng nặng nề hơn so với dự báo, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị và toàn dân, toàn quân, kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật, khá toàn diện, cơ bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu đề ra.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Thực hiện ba đột phá chiến lược đạt kết quả tích cực, nhất là về phát triển hạ tầng. Phát triển văn hóa, con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội có nhiều mặt tiến bộ.
Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt nhiều kết quả. Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều thành tựu quan trọng, vị thế và uy tín của Việt Nam được nâng cao.
Về những hạn chế, yếu kém, Ban Chấp hành Trung ương thẳng thắn chỉ rõ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa vững chắc. Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng. Hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý kinh tế, xã hội một số mặt chưa cao…
Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những kết quả, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém, rút ra bài học kinh nghiệm, dự báo tình hình trong nước, quốc tế những năm tới, Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, cho ý kiến về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030.
Ban Chấp hành Trung ương thông qua nội dung cơ bản các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV (nêu trên); giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo các Tiểu ban hoàn chỉnh các dự thảo văn kiện trên để lấy ý kiến đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
2. Về Báo cáo Tổng kết thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế bầu cử trong Đảng
Ban Chấp hành Trung ương đánh giá Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành và thống nhất thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng đúng thời điểm, đã kịp thời cụ thể hóa các nguyên tắc, quy định của Đảng về công tác bầu cử, tháo gỡ những vướng mắc, phát huy dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Về cơ bản, hầu hết các nội dung của Quy chế bầu cử trong Đảng vẫn phù hợp với thực tiễn hiện nay. Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất bổ sung, sửa đổi một số nội dung nhằm làm rõ hơn, bảo đảm chặt chẽ, cụ thể, bố cục hợp lý hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo hoàn chỉnh, phê duyệt, ban hành thực hiện.
3. Về dự thảo Tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV; giới thiệu quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031; bổ sung quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV, nhiệm kỳ 2026 - 2031
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất đánh giá, trong bối cảnh, tình hình có nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen nhưng Đại hội XIII của Đảng đã bầu được Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII cơ bản bảo đảm chất lượng, có số lượng, cơ cấu tương đối phù hợp theo đúng Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng; bảo đảm sự kế thừa, đổi mới, phát triển liên tục đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng; góp phần lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi, toàn diện các nhiệm vụ, mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các lĩnh vực; nâng cao tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV là công việc hệ trọng; là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Trên cơ sở thảo luận dân chủ, trách nhiệm và thẳng thắn, Ban Chấp hành Trung ương xác định mục tiêu, yêu cầu công tác nhân sự Đại hội XIV, trong đó Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước phải là một tập thể trong sạch, vững mạnh, thật sự đoàn kết, thống nhất cao về ý chí và hành động; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực lãnh đạo và uy tín; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân.
Thực hiện tốt phương châm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương, đi đôi với phát huy, mở rộng dân chủ; bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo hoàn chỉnh, phê duyệt, ban hành thực hiện.
4. Về dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025; Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2025-2027
Ban Chấp hành Trung ương cơ bản thống nhất với Dự thảo Tờ trình và các báo cáo do Ban cán sự đảng Chính phủ trình; ghi nhận những nỗ lực của Chính phủ trong việc triển khai tổ chức thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức.
Ban Chấp hành Trung ương thảo luận, phân tích, làm sâu sắc thêm những kết quả đã đạt được; thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm, những khó khăn, vướng mắc, những điểm nghẽn và nguyên nhân, phân tích sâu về bài học kinh nghiệm trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2025 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2025-2027.
Đặc biệt, Ban Chấp hành Trung ương đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về các giải pháp đột phá cần tập trung thực hiện trong năm 2025 phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu dự kiến khó đạt và đạt cao hơn đối với các chỉ tiêu dự kiến đạt kế hoạch 5 năm 2021-2025, làm cơ sở tạo đà cho nhiệm kỳ mới.
Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để chỉ đạo hoàn chỉnh ban hành Kết luận; chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ hoàn chỉnh các Báo cáo, trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.
5. Về chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đầu tư Dự án để hiện thực hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị và triển khai các quy hoạch; tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển kinh tế mới; bảo đảm nhu cầu vận tải trên hành lang Bắc - Nam, là hành lang vận tải lớn nhất cả nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao (350km/h) trên trục Bắc - Nam.
Giao Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc thù để huy động nguồn lực, thủ tục đầu tư Dự án.
6. Ban Chấp hành Trung ương đồng ý chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Giao Ban cán sự đảng Chính phủ phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan có liên quan và địa phương hoàn thiện Đề án trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 8.
7. Ban Chấp hành Trung ương thông qua Báo cáo của Bộ Chính trị về những công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ 9 đến Hội nghị lần 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và một số nhiệm vụ trọng tâm từ Hội nghị lần thứ 10 đến Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Báo cáo công tác tài chính đảng năm 2023.
8. Ban Chấp hành Trung ương bầu bổ sung 2 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII, gồm: Đồng chí Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Khánh Hòa và đồng chí Đinh Văn Cường, Vụ trưởng Vụ Địa bàn I, Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ban Chấp hành Trung ương kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tăng cường đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, tập trung khắc phục hậu quả bão, lũ, sớm ổn định đời sống của Nhân dân, khôi phục sản xuất, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2024, tăng tốc về đích thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng.
VTC News">Thông báo Hội nghị Trung ương lần thứ 10 khóa XIII
- Cuộc tiếp diễn ra tại Trụ sở Trung ương Đảng nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của ông Lưu Ninh.
Hoan nghênh ông Lưu Ninh và Đoàn đại biểu Quảng Tây sang thăm Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm, phát huy vai trò đi đầu trong các địa phương biên giới hai nước nhằm cụ thể hóa nhận thức chung mới nhất giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc mừng những thành tựu to lớn mà Trung Quốc đạt được, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình làm hạt nhân, trong đó có đóng góp quan trọng của các địa phương biên giới như Quảng Tây; đánh giá cao vai trò ngày càng quan trọng của Quảng Tây trong kết nối giữa Trung Quốc với ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Bày tỏ trân trọng truyền thống quan hệ hữu nghị lâu đời giữa hai Đảng, hai nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Quảng Tây là địa danh chứng kiến nhiều hoạt động hợp tác của cách mạng hai nước; cảm ơn và đánh giá cao việc Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Quảng Tây nhiều năm qua luôn quan tâm gìn giữ, bảo tồn các khu di tích có liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao đổi về thành công rất tốt đẹp của chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc vừa qua, cùng những nhận thức chung quan trọng đạt được với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và các lãnh đạo chủ chốt của Trung Quốc; khẳng định lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước coi trọng và ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ Việt - Trung, luôn dành sự quan tâm cao phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi giữa các địa phương giáp biên hai nước, trong đó có quan hệ giữa Quảng Tây với các địa phương biên giới Đông Bắc của Việt Nam.
Ghi nhận và đánh giá cao Quảng Tây nhiều năm qua luôn là địa phương đi đầu trong hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Quảng Tây và các địa phương biên giới Việt Nam tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hơn nữa các cơ chế giao lưu, trao đổi, tăng cường hợp tác thực chất trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, chuyển đổi số; cùng nhau quản lý tốt, xây dựng đường biên giới Việt - Trung hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển, góp phần làm sâu sắc hơn nữa nội hàm quan hệ giữa hai Đảng, hai nước.
Bí thư Khu ủy Quảng Tây Lưu Ninh bày tỏ vui mừng đến thăm Việt Nam ngay sau chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thành công tốt đẹp; chúc mừng đồng chí Tô Lâm được tín nhiệm bầu giữ cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông Lưu Ninh bày tỏ vui mừng trước những thành tựu quan trọng mà Việt Nam đã đạt được thời gian qua; tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Ông Lưu Ninh nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt quan trọng của những nhận thức chung giữa lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước là tiền đề quan trọng để thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển lên tầm cao mới, trong đó có quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Quảng Tây với các cấp, các ngành và các địa phương của Việt Nam.
Ông Lưu Ninh khẳng định tiếp thu các ý kiến định hướng quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm; nhấn mạnh Quảng Tây sẽ tích cực quán triệt nhận thức chung giữa lãnh đạo cao nhất hai Đảng, hai nước, Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc và 14 văn kiện hợp tác được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai giữa hai nước.
Quảng Tây sẵn sàng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương biên giới của Việt Nam, tăng cường giao lưu hữu nghị, đẩy mạnh hợp tác thực chất, cùng có lợi, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư, du lịch, giáo dục đào tạo, giao lưu nhân dân; cùng nhau phối hợp quản lý đường biên giới giữa hai nước, thực hiện tốt 3 văn kiện pháp lý về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, duy trì đường biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Link: https://vov.vn/chinh-tri/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tiep-bi-thu-khu-uy-quang-tay-trung-quoc-post1117418.vov
">Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây, Trung Quốc