您现在的位置是:NEWS > Thời sự
Đường “cong mềm mại” ở đô thị kiểu mẫu
NEWS2025-02-05 18:12:55【Thời sự】5人已围观
简介Đường Nguyễn Hữu Thọ dẫn vào khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm (Hoàng Mai,Đườngcongmềmmạiởđôthịkiểumẫgiảigiải ả rậpgiải ả rập、、
Đường Nguyễn Hữu Thọ dẫn vào khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm (Hoàng Mai,Đườngcongmềmmạiởđôthịkiểumẫgiải ả rập Hà Nội) chỉ còn lại 200m nhưng không thể thi công hoàn thiện do một số hộ dân chưa đồng thuận di dời trả mặt bằng, tạo nên đoạn “cong mềm mại”, gây ùn tắc giao thông thường xuyên.
200m đoạn tiếp giáp đường sắt Bắc - Nam (phía đường Giải Phóng) và đường Nguyễn Hữu Thọ 20 năm vẫn vướng GPMB. |
Dù chỉ dài 1.100m, được khởi công từ năm 1997 nhưng đến nay gần 20 năm tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ vẫn còn 200m đoạn tiếp giáp đường sắt Bắc - Nam (phía đường Giải Phóng) chưa thể thi công hoàn thiện bởi vướng GPMB, khoảng 8 hộ gia đình chưa đồng thuận di dời.
Tại “nút thắt cổ chai” đường Nguyễn Hữu Thọ (phía giáp đường sắt Bắc-Nam) không chỉ giờ cao điểm hay có tàu hỏa chạy qua, đoạn đường vẫn xảy ra ùn tắc ảnh hưởng lan rộng ra những tuyến đường lân cận.
Cả tuyến đường rộng lớn nhưng khi đến đoạn này gặp ngay nút "thắt cổ chai" nên gây tình trạng ùn tắc hàng ngày. Nút thắt cổ chai giao thông gây khó khăn cho hàng vạn phương tiện qua lại mỗi ngày. Cả tuyến đường phải uốn “cong mềm mại” bởi nút thắt này |
Theo các chuyên gia giao thông nếu không khai thông được các “nút thắt cổ chai” trên đường này và có các hướng lưu thông bổ trợ, bán đảo hồ Linh Đàm sẽ không bao giờ hết ùn tắc.
Các chiến sỹ Cảnh sát giao thông đội 14, làm nhiệm vụ ở khu vực bán đảo hồ Linh Đàm cho biết: “Chúng tôi rất vất vả để điều tiết giao thông qua các điểm nút thắt trên đường Nguyễn Hữu Thọ. Nhưng việc điều tiết cũng không mấy hiệu quả bởi lượng phương tiện đổ về quá lớn, đặc biệt giờ cao điểm hay những lúc chờ tàu qua”.
TheoBáo Tiền Phong
很赞哦!(391)
相关文章
- Soi kèo góc Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2
- Lexus LM 2024
- Bị bắt quả tang trong khách sạn, vợ trẻ bật khóc xin tha thứ
- Tâm sự cùng Thúy Vân: Phụ nữ độc lập, lạc quan sẽ hạnh phúc
- Nhận định, soi kèo Rennes vs Strasbourg, 23h15 ngày 2/2: Nỗ lực thoát hiểm
- Tân Á Đại Thành Beluga: Giải pháp cho nguồn nước trong lành
- Chứng khoán 17/9: VN
- Xây dựng kế hoạch tài chính cho con du học thế nào với 14 tỷ?
- Soi kèo góc Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2
- Sabeco dự chi 830 tỷ đồng thâu tóm bia Sài Gòn Bình Tây
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Sporting Lisbon vs Farense, 1h00 ngày 3/2: Đẳng cấp chênh lệch
Trường hợp của Genie được phát hiện sau khi cô bé trốn ra khỏi nhà. Ban đầu, người ta tưởng Genie bị tự kỷ. Sau đó, họ phát hiện ra cô bé không biết nói, không tự chủ được, mà chỉ chảy nước miếng và khạc nhổ suốt ngày. Genie gần như không thể nhai nuốt, không thể tập trung bằng mắt và không thể mở rộng tay chân.
Genie là một ví dụ tiêu biểu cho việc một con người lớn lên mà không được giáo dục về ngôn ngữ hay kỹ năng xã hội.
Các bác sĩ tiến hành chụp quét não và làm vô số các bài kiểm tra, tổng hợp hàng loạt dữ liệu, xuất bản nhiều nghiên cứu về trường hợp của Genie. Nhưng 4 thập kỷ sau, cô vẫn trong tình trạng phải có người chăm sóc.
Clark Wiley - bố của Genie - sinh ra và lớn lên ở các trại trẻ mồ côi khắp khu vực tây bắc Thái Bình Dương. Ông làm thợ máy của dây chuyền lắp ráp máy bay ở Los Angeles. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, ông kết hôn với Irene Oglesby, một người di cư hơn ông 20 tuổi. Là một người thích kiểm soát và ghét tiếng ồn, Clark không muốn có con. Nhưng không may là ông không kiểm soát được điều đó.
Đứa con đầu tiên của cặp vợ chồng qua đời sau khi bị bỏ trong một gara lạnh lẽo. Đứa thứ 2 chết vì biến chứng khi sinh. Đứa thứ 3 là một cậu bé tên John. Khi John lên 5 tuổi thì Genie chào đời.
Khi một lái xe say rượu giết mẹ Clark vào năm 1958, ông trở nên tức giận và hoang tưởng. Ông đối xử tàn bạo với John và nhốt cô con gái 20 tháng tuổi một mình trong căn phòng ngủ nhỏ, cô lập và hiếm khi được cử động.
Genie trở nên sợ hãi và có thị lực kém. Cuối cùng, cô bé chạy trốn ra khỏi nhà vào năm 1970. Mọi chuyện bắt đầu vỡ lở khi cô bé đi nhầm vào văn phòng phúc lợi xã hội.
Ông bố bị buộc tội lạm dụng trẻ em và đã tự sát sau đó. “Thế giới sẽ không bao giờ hiểu được” - ông ta viết một mảnh giấy để lại.
Genie với một bác sĩ Genie được chuyển tới bệnh viện nhi của Los Angeles. Các bác sĩ nhi khoa, các nhà tâm lý học, ngôn ngữ học và các chuyên gia từ khắp nơi trên nước Mỹ đề nghị được khám và điều trị cho cô bé. Bởi vì đây cũng là cơ hội duy nhất để nghiên cứu về sự phát triển của não và giọng nói - cách mà ngôn ngữ tạo nên con người.
Dần dần, Genie đã có thể nói được vài từ như: xanh, cam, mẹ, đi..., nhưng hầu hết thời gian, cô bé đều im lặng. Các bác sĩ gọi Genie là đứa trẻ bị tổn thương sâu sắc nhất mà họ từng thấy.
Thời gian đầu, sự tiến bộ trông thấy rõ rệt. Genie đã học được cách chơi, nhai, tự mặc quần áo, nghe nhạc. Cô được mở rộng vốn từ và có thể phác họa qua tranh để truyền đạt những từ không thể nói. Genie thể hiện tốt trong các bài kiểm tra trí thông minh.
“Ngôn ngữ và suy nghĩ khác biệt nhau. Với nhiều người trong chúng ta, suy nghĩ của chúng ta được mã hóa bằng lời nói. Với Genie, suy nghĩ của cô bé hầu như không bao giờ được mã hóa bằng lời nói, nhưng có nhiều cách để suy nghĩ” – bà Curtiss, một trong số ít thành viên còn sống của nhóm nghiên cứu, cho hay.
“Cô bé thông minh, có thể cầm một bộ tranh để kể một câu chuyện. Cô bé cũng có thể tạo ra những cấu trúc phức tạp từ những chiếc que. Cô bé có các dấu hiệu khác của trí thông minh”.
Sau một thời gian, các trường phái nghiên cứu và chăm sóc Genie mâu thuẫn với nhau. Kinh phí nghiên cứu cũng cạn kiệt. Cô bé được chuyển đến một trại trẻ mồ côi còn nhiều thiếu thốn. Bà Irene, mẹ của Genie, giành lại quyền nuôi con trong một thời gian ngắn, sau đó Genie lại được chuyển đến một trại trẻ mồ côi khác.
Cuối cùng, cô được chuyển qua nhiều cơ sở nuôi dưỡng của bang dưới sự giám sát của các nhân viên xã hội – những người ngăn bà Curtiss và những người khác tiếp cận với Genie.
Kể từ đó, không ai biết cô hiện sống như thế nào.
Ông Clark Wiley - người đã đối xử tàn nhẫn với Genie. “Tôi khá chắc là cô ấy còn sống. Mỗi lần tôi gọi tới, họ đều nói rằng cô ấy ổn” – Susan Curtiss, giáo sư ngôn ngữ học của UCLA từng nghiên cứu và kết bạn với Genie chia sẻ. “Họ chưa bao giờ cho tôi liên lạc trực tiếp với cô ấy. Tôi nghĩ lần liên lạc cuối cùng của tôi là vào khoảng đầu những năm 1980”.
John Wiley – anh trai của Genie, sau này đã chia sẻ rằng, lần cuối cùng anh gặp Genie là vào năm 1982. Anh cũng mất liên lạc với mẹ - người qua đời vào năm 2003. “Tôi đã cố gắng bỏ chuyện của Genie ra khỏi đầu vì xấu hổ. Nhưng tôi vui mừng vì con bé được giúp đỡ”.
Đến nay, khi Genie đã ngoài 60 tuổi, cuộc sống của bà hiện vẫn đang là một ẩn số với giới truyền thông.
Cặp song sinh dính liền hơn 100 năm trước: Lấy chồng, đến già vẫn cô đơn
Mặc dù không có chung bộ phận cơ thể nào nhưng Violet và Daisy (Anh) vẫn trong tình trạng dính liền nhau suốt cuộc đời và sống đến năm 61 tuổi.
">Cuộc đời bé gái 'người rừng', bị trói vào ghế suốt 13 năm
- Năm ngoái, một đứa trẻ 4 tuổi ở Somerset, New Jersey, Mỹ đã cứu sống mẹ mình sau khi thấy mẹ không phản ứng bằng cách gọi cảnh sát.
Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc dạy con biết cách đối phó với trường hợp khẩn cấp và nắm rõ các kỹ năng sống.
Dưới đây là một số cách dạy trẻ em giữ bình tĩnh và tích cực trong các tình huống khẩn cấp.
1. Tự cứu mình khỏi chết đuối
Bé cần được hướng dẫn cách nổi khi bị ngã xuống nước. Khi bị ngã xuống nước, bản năng tự nhiên của chúng ta là khua tay do hoảng sợ. Nhưng bạn nên dạy con tìm cách nổi bằng việc giữ thẳng lưng, tạo thành một đường thẳng với chân và thực hiện các cú đá nhỏ để trở lại bề mặt nước.
2. Đốt lửa
Học cách tạo ra lửa. Bạn có thể làm điều này với các dụng cụ an toàn bên cạnh, chẳng hạn như một xô nước để dập lửa. Sau đó, bạn sẽ cần thu thập gỗ khô, xếp gỗ thành cấu trúc khung chữ A. Cuối cùng, đã đến lúc đánh lửa. Đây là một kỹ năng sinh tồn quan trọng nếu chúng bị mắc kẹt trong môi trường hoang dã.
3. Phản ứng với trường hợp khẩn cấp
Lăn người khi bị lửa bén vào quần áo. Bạn nên dạy con cách đối phó với những vấn đề như ấn vào vết thương đang chảy máu; "dừng, thả và lăn" khi bị cháy; dùng đá chườm khi bị thương; khi nào cần gọi cảnh sát…
“Kỹ thuật dừng, thả và lăn” là con dừng những gì đang làm, thả người xuống sàn, che mặt và cuộn thẳng người bằng chân để dập lửa. Để xử lý vết thương chảy máu, hãy dạy trẻ dùng lòng bàn tay đè lên vết thương trong khoảng 5 phút.
Để giảm đau, hãy dạy các con không bao giờ chườm đá trực tiếp lên da, mà nên quấn chúng trong một chiếc khăn và không để nó lâu hơn 15-20 phút.
4. Hứng nước mưa
Bạn có thể dễ dàng tự tạo hệ thống tích nước mưa và cho con cùng tham gia. Cách đơn giản nhất là lắp đặt một thùng đựng nước mưa ở dưới đường ống đã kết nối với mái nhà. Đừng quên đậy nắp để muỗi không sinh sôi.
5. Giữ an toàn khi con bị lạc
Một trong những điều đáng sợ nhất đối với một đứa trẻ là bị lạc. Bạn nên dạy trẻ nhớ số điện thoại của bạn và đứng im tại một điểm, bất kể chúng bị lạc trong rừng hay khu vực đông đúc.
Trường hợp này, con có thể nói chuyện với người lạ để tìm sự giúp đỡ. Tuy nhiên, con nên chọn những bà mẹ đang có con để được giúp.
Khi cắm trại trong rừng, trẻ em có thể dễ dàng bị lạc khi chạy xung quanh và chơi đùa. Nếu không có nước và thức ăn, chúng nên biết tìm nước trước, vì bạn có thể tồn tại lâu hơn mà không có thức ăn.
Con không nên đến gần hồ, sông, hoặc các vùng nước khác. Thay vào đó, các bạn nhỏ nên thu thập sương từ lá.
Tiếp theo, bạn dạy chúng không ngủ dưới đất. Mặt đất lạnh và có thể hút toàn bộ nhiệt từ cơ thể. Con có thể làm một chiếc giường từ các vật liệu gần đó như lá và cành. Sau khi hoàn thành tấm nệm, hãy sử dụng các vật liệu tương tự như một tấm chăn.
Nói với con không ăn bất cứ thứ gì, phải biết tránh xa cây cỏ, quả mọng và nấm vì chúng có thể gây độc. Để làm cho điều này dễ dàng hơn, hãy tập cho các con luôn giữ một số thanh năng lượng (bánh, lương khô…) trong túi để có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
6. Giữ an toàn trước động vật hoang dã
Tùy thuộc vào nơi bạn sống và những loại động vật xung quanh, hãy dạy con bạn những kỹ thuật cơ bản mà chúng có thể sử dụng khi phải đối mặt với một loài động vật hoang dã.
Nếu con bạn ở trong khu vực có rắn, hãy dạy con không bao giờ đến gần hoặc tấn công chúng và luôn đi giày, dép.
Gặp phải một con gấu, bạn không nên dạy con cách phản ứng trong tình huống này. Không được chạy, hãy giữ bình tĩnh và làm mình trông thật to lớn bằng cách giơ tay, áo khoác lên hoặc đứng trên một tảng đá.
Cần dặn con, khi con gấu di chuyển khỏi nơi trẻ đứng, cần lập tức đi ngay.
7. Giữ bình tĩnh và tích cực
Dạy con bạn bình tĩnh khi đối mặt với một tình huống khó khăn. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là sử dụng kỹ thuật “thở sâu”, hít thở dài và chậm từ bụng.
Trong cuộc sống, hoảng sợ trong những tình huống khó khăn thường dẫn đến kết quả tiêu cực, vì vậy dạy trẻ giữ bình tĩnh sẽ giúp trẻ trong tương lai.
8. Ăn mặc phù hợp với thời tiết
Trước khi tham gia một cuộc dã ngoại, du lịch hãy yêu cầu con bạn tự chọn quần áo cho chúng. Sau đó, đánh giá những gì con đã chọn và giúp con cách lựa chọn đồ phù hợp.
Ngoài ra, đừng quên dạy chúng mang kem chống nắng, chống muỗi, tùy thuộc vào tình huống.
9. Học kỹ năng tự vệ
An toàn là một trong những ưu tiên hàng đầu. Vì vậy để con bạn cảm thấy an toàn hơn cũng như tự tin hơn, bạn nên cho con mình tham gia các lớp học tự vệ cơ bản. Đồng thời, điều này cũng sẽ cho phép các em phát triển các kỹ năng xã hội của mình.
10. Ra hiệu cầu cứu
Dùng còi để kêu cứu Luôn đeo còi quanh cổ trẻ khi đi vào rừng, cắm trại... Đây là một trong những cách tốt nhất để trẻ ra hiệu để được giúp đỡ.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải dạy con bạn rằng đây không phải là một món đồ chơi và chúng không nên sử dụng nó mà không có lý do chính đáng.
La hét để được giúp đỡ sẽ khiến họ kiệt sức nhanh hơn, nhưng một tiếng còi thì không. Dạy con thổi 3 lần, chờ một chút rồi lại thổi 3 lần nữa. Con nên lặp lại cho đến khi được mọi người tìm thấy.
Chuyên gia giáo dục lý giải vì sao cha mẹ hay nổi nóng, quát mắng con
Không một đứa trẻ nào muốn lớn lên trong một gia đình mà cha mẹ thường xuyên mắng chửi, thóa mạ mình.
">10 kỹ năng sinh tồn cha mẹ nên dạy con từ bé
- Bạn “quét sạch những cảm giác tiêu cực dưới tấm thảm”
Một số người muốn tránh xung đột hết mức có thể. Họ thích che giấu cảm xúc bởi họ cho rằng, những cuộc trò chuyện gay gắt không đáng để họ phải phiền phức.
Tuy nhiên bạn cần phải thay đổi. Việc giải quyết các vấn đề trực tiếp có thể khiến cả hai không thoải mái, dẫn đến nhiều tranh cãi và căng thẳng, tuy nhiên việc bỏ qua các vấn đề còn tồi tệ hơn và gây ra sự bực bội, tức giận cho đối phương của bạn hơn.
Không chia sẻ với bạn đời các vấn đề thân mật
Tương tự như việc che giấu cảm xúc của bản thân, không nói về những nhu cầu thân mật của bạn sẽ gây hại nhiều hơn lợi cho hôn nhân.
Nếu bạn cảm thấy không hài lòng trong phòng ngủ, bạn có thể chia sẻ với đối tác. Sự gần gũi về tình dục là một phần quan trọng của một mối quan hệ.
Đối tác của bạn cũng có thể ngại bày tỏ mong muốn của mình. Họ muốn làm hài lòng bạn, nhưng bạn cũng cần cho họ biết cách để có thể thực hiện.
Bạn sử dụng điện thoại quá nhiều
Chúng ta đang ở trong một thời đại mà hầu như tất cả mọi người đều nghiện điện thoại.
Tuy nhiên, thời gian dành cho việc ôm điện thoại nhiều thì thời gian dành cho người bạn đời sẽ ít đi.
Bạn và vợ/chồng của bạn có thể ngồi hàng giờ trong phòng khách cùng nhau, nhưng nếu những giờ đó bạn chỉ dán mắt vào điện thoại thì thật tệ hại.
Hãy ưu tiên người bạn đời của bạn bằng cách đặt điện thoại của bạn xuống thường xuyên hơn. Không có điện thoại trong phòng ngủ hoặc trên bàn ăn tối là những điều nên làm.
Bạn tập trung quá nhiều vào bản thân
Thay vì nghĩ cách để cải thiện mối quan hệ của hai vợ chồng, bạn lại chỉ tự hỏi bản thân: “Mình có thể thoát khỏi mối quan hệ này như thế nào?”.
Mục tiêu chính của bạn phải là phục vụ vợ/chồng của bạn và mục tiêu chính của nửa kia phải là phục vụ bạn. Khi bạn bắt đầu chỉ nghĩ về điều gì khiến bạn hạnh phúc, bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy rằng nhu cầu và mong muốn của họ không còn cần thiết nữa.
Sẽ rất hữu ích nếu bạn muốn đối tác của mình luôn cảm thấy đặc biệt và tìm cách khiến họ mỉm cười.
Bạn không chấp nhận rủi ro để cải thiện hôn nhân
Khi bạn bắt đầu nhận thấy những điều không ổn trong cuộc hôn nhân của mình, chẳng hạn như sự mất kết nối trong giao tiếp hoặc không có thời gian bên nhau, bạn cố gắng khắc phục vấn đề hay bỏ qua nó?
Thật dễ dàng để bỏ qua nhưng điều dũng cảm là bạn nên nhìn ra vấn đề và khắc phục nó. Hãy cho bạn đời thấy rằng, cuộc hôn nhân này là quan trọng với bạn, vì vậy bạn muốn giải quyết các vấn đề nảy sinh.
Bạn có thể tạo ra một lịch hẹn hò hàng tuần hoặc mua hoa cho vợ/chồng của bạn mỗi tháng một lần. Hay đơn giản hơn, hãy dành cho người bạn đời một lời khen mỗi ngày để cho thấy bạn đánh giá cao họ…
Căng thẳng với đối tác của bạn
Không có mối quan hệ nào là hoàn hảo, nhưng chọn cách làm nổ tung mọi thứ không ổn có thể khiến cuộc hôn nhân của bạn rơi vào cảnh khốn cùng. Nếu bạn nhận ra rằng bản thân vẫn còn tình cảm với vợ/chồng, hãy thử lùi lại và nhìn nó từ góc độ của họ.
Những hành động xung đột sẽ khiến cuộc hôn nhân của bạn tan vỡ. Hãy hạn chế nó hết mức có thể bằng cách ngồi lại nói chuyện thẳng thắn cùng nhau.
Thực hiện những thay đổi nhỏ có thể xoay chuyển cuộc hôn nhân của bạn. Tôn trọng vợ/chồng, hỗ trợ và nỗ lực làm việc chăm chỉ sẽ giúp hôn nhân của bạn phát triển.
7 cách đơn giản giúp các ông chồng làm hòa với vợ
Dù hôn nhân là một mối quan hệ đẹp đẽ gắn kết 2 cá nhân với nhau thì việc tranh cãi giữa các cặp vợ chồng là điều khó có thể tránh khỏi.
">6 sai lầm có thể ‘giết chết’ cuộc hôn nhân của bạn
Nhận định, soi kèo Al
Sau 5 năm may gia công bao tay, chị Cúc chưa bao giờ nghĩ mình thất nghiệp cho đến khi dịch bệnh bùng phát. (Ảnh: Nguyễn Sơn).
Giảm thu nhập, thất nghiệp
Đồng hồ đã điểm 12h trưa, chị Trần Thị Cúc (40 tuổi, ngụ hẻm đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú, TP.HCM) vẫn không cho chiếc máy may ngừng nghỉ. Chị cho biết, phải tranh thủ từng giờ để kịp giao hàng cho khách. Bởi bây giờ, hiếm lắm mới có người đặt may gia công bao tay.
Chị nói: “Tôi may bao tay đã 5 năm nay và chưa bao giờ thất nghiệp. Thế mà trong đợt dịch vừa qua, hàng tôi may ra không bỏ mối được. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, họ không thể xuất hàng, nhập nguyên liệu về được nên hàng ùn ứ. Tôi thất nghiệp mấy tháng trời, chỉ ngồi ở nhà, trông chờ vào những đồng lương của chồng làm nghề thợ hồ”.
Thế nhưng, chồng chị cũng không khá khẩm hơn. Dịch bệnh, không được tập trung đông người nên chẳng mấy ai sửa, xây nhà mới. Các công trình lớn cũng đóng cửa tạm nghỉ khiến anh bữa làm bữa nghỉ. Phải gồng gánh tiền phí thuê phòng trọ, đóng tiền học cho 2 con, mấy tháng nay, anh chị rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau.
“Đầu tháng nay, dịch bệnh tạm lắng, tôi có người đặt hàng lại nhưng họ cũng dè dặt lắm. Thế nên, công việc của tôi cũng không khả quan hơn. Tôi xin đi làm công nhân nhưng bây giờ nhiều công ty phá sản, công nhân thất nghiệp quá chừng nên không ai nhận. Tôi đành cố bám lấy công việc này, có còn hơn không”, chị Cúc thở dài nói.
Cách nơi chị Cúc ở không xa là dãy phòng trọ tồi tàn, ẩm thấp khác. Các hộ gia đình ở đây chủ yếu lao động phổ thông, có thu nhập thấp.
Cố luồn qua những tấm bạt đã mục nát được người thuê căng ngang con hẻm để che mưa nắng, chúng tôi có mặt tại phòng trọ của bà Nguyễn Thị Rỉ (67 tuổi, quê Bến Tre).
Bán ế, bà Rỉ chỉ dám ăn đạm bạc. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Trong căn phòng tối tăm, không một vật dụng giá trị, bà ngồi ăn trưa một mình. Đặt hộp cơm trắng xuống nền nhà đã xỉn màu, bà cho biết mình vừa đi bán vé số về. Mệt và không bán được, bà chỉ dám mua hộp cơm trắng để lót dạ. Thương bà, một cậu hàng xóm đem đến cho bà 2 con cá khô để bà “bớt nhạt miệng”.
Tuy vậy, bà vẫn tươi cười rồi nói: “Tôi mới đi bán lại. Bán ế lắm nhưng vẫn đỡ hơn nhiều người. Ở khu trọ này, người ta thất nghiệp do dịch nhiều lắm. Tôi còn đi bán được là may lắm rồi”.
“Cháu ngoại của tôi đang làm công nhân may cho một công ty tư nhân. Thời điểm dịch bùng phát, công ty không có hàng, chủ công ty cho nó làm 3 ngày/tuần. Nói là đi làm chứ thực tế, nó chỉ lên công ty ngồi chờ. Có hàng thì làm, không thì thôi”, bà Rỉ nói thêm.
Nhọc nhằn tìm kế mưu sinh
Tủ bánh flan, rau câu từng nuôi lớn các con của bà Đương bây giờ gần như không nuôi nổi một miệng ăn. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Cũng theo bà Rỉ, dù chỉ là người bán vé số dạo, dịch bệnh cũng khiến bà điêu đứng. Trước thời điểm dịch bùng phát, mỗi ngày, bà nhận hơn 200 tờ vé số đi bán và chỉ bán nửa buổi đã hết veo. Thế mà bây giờ, bà chỉ nhận hơn 100 vé nhưng bán cả ngày không hết.
Bà nói: “Bây giờ, đến khách quen cũng không ủng hộ tôi nữa. Họ nói dịch bệnh, làm ăn khó khăn quá, phải tiết kiệm và cắt luôn tiền "đầu tư” vé số. Lúc trước, tiền bán vé số dạo cũng đủ để tôi đóng tiền phòng trọ, thuốc thang. Nay, phải tính toán lắm, tôi mới kiếm đủ để đóng tiền phòng, cơm ăn 3 bữa”.
Cố thu mình vào dưới bóng chiếc ô cũ nát cắm trên chiếc xe đẩy đã han rỉ để tránh cái nắng gay gắt, bà Nguyễn Thị Đương (SN 1968, quê Quảng Ngãi) cho biết, bà bán rau câu, bánh flan ở góc con hẻm 153 đường Điện Biên Phủ (phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã mấy chục năm. Thế nhưng, chưa bao giờ, tủ bánh của bà lại ế ẩm và phải nhờ đến sự giúp đỡ của cộng đồng như bây giờ.
Bà kể, tủ bánh nhỏ của bà đã nuôi bà cùng đàn con thơ từ lúc lọt lòng đến khi trở thành những ông bố, bà mẹ. Thế nhưng, bây giờ, tủ bánh ấy dường như không thể nuôi một mình bà. “Sau dịch, tôi bán ế quá, ế đến độ không còn tiền mua thuốc uống. Đóng xong tiền trọ, tôi phải vay mượn để mua nguyên liệu làm bánh, rau câu”, bà kể.
Cách đây ít hôm, trong một chiều buôn bán ế ẩm, bà gắng sức đẩy chiếc xe có chứa tủ bánh trong cơn mưa tầm tã trở về phòng trọ. Thương bà, một bạn nữ tốt bụng đã chụp lại hình ảnh người đàn bà nhọc nhằn, đẩy xe bánh đầy ngút trong mưa đăng lên mạng xã hội để kêu gọi cộng đồng ủng hộ.
Sau lời kêu gọi ấy, nhiều người đã tìm bà mua bánh, rau câu. Nhờ vậy, bà lại có đủ tiền đóng tiền phòng trọ, có vốn đi bán mưu sinh. Tuy vậy, việc ủng hộ cũng có hạn. Bây giờ, bà chỉ sống tạm nhờ việc bán bánh cho ít người khách quen.
Cách nơi bán bánh của bà Đương ít bước chân là dãy phòng trọ bé tẹo, sặc mùi ẩm mốc. Bên trong phòng, chị Lê Thị Hoa (40 tuổi, quê ở Thừa Thiên Huế) đang tỉ mẩn cuốn từng chiếc chả giò để chuẩn bị cho gánh hàng rong của mình vào sáng mai.
Chị cho biết, công việc tuy không đem lại thu nhập cao nhưng vốn tính cần kiệm, chị cũng đủ trang trải và dành dụm được chút ít lo cho con ở quê. Thế nhưng, kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chị bỗng chốc tan biến theo đợt dịch bệnh vừa qua. Bệnh tật, giãn cách xã hội, chị không thể buôn bán.
Không có thu nhập nhưng vẫn phải ăn, phải đóng tiền phòng, chị cắn răng xé nhỏ những đồng tiền dành dụm trước đó để tồn tại. Đại dịch tạm lắng, chị đi bán lại. Nhưng dẫu gánh rã cả 2 vai, mời khách đến rát họng chị vẫn không tài nào bán hết số giò chả đã chiên. Để vượt qua khó khăn, chị phải gánh đi xa hơn, bán lâu hơn, thậm chí ăn ít đi một bữa.
Chị Hoa cuốn chả giò, chuẩn bị cho gánh hàng rong mưu sinh sau đỉnh dịch. (Ảnh: Nguyễn Sơn). Rời những xóm trọ nghèo, chúng tôi tìm đến khu trọ ở quận Bình Tân, TP.HCM. Những người thuê trọ tại đây cho biết, tháng 6 vừa qua, công ty đã cho nghỉ gần 3000 lao động. Các công nhân được cho nghỉ, ở trọ tại những dãy trọ này đa số đã tìm được công việc mới, số khác sau khi lĩnh tiền trợ cấp thất nghiệp cũng rời thành phố về quê.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Văn Quang (SN 1993, ngụ huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) cho biết, trước đây, anh là tài xế chở hàng. Thời gian dịch bệnh, ít hàng, người chủ quản yêu cầu anh tạm về nhà nghỉ không lương, chờ khi có hàng lại đến làm việc.
Nhận thấy không còn tương lai trong công việc, anh xin nghỉ hẳn rồi rút toàn bộ số tiền chắt bóp được, mua một chiếc xe máy mới để chạy xe ôm công nghệ. “Mình còn trẻ, có thể tìm việc khác được, chỉ tội cho những người đã có tuổi. Sau khi bị cho nghỉ, họ rất khó xin việc làm khác. Thôi thì khó khăn chung, đành phải cố hết sức thôi”, anh Quang nói rồi từ biệt PV để kịp đón khách vừa đặt cuốc xe.
Người nước ngoài mua nhu yếu phẩm tiếp sức Đà Nẵng chống dịch
Những người nước ngoài đang sống và làm việc ở Đà Nẵng góp tiền mua nhu yếu phẩm, chung sức cùng người dân TP vượt qua khó khăn thời điểm dịch Covid-19.
">Xóm trọ Sài Gòn quay quắt mưu sinh sau đỉnh dịch Covid
- ">
Còi tử thần của người Aztec tác động đến não người thế nào?
Tỷ lệ sinh thấp ở Nhật Bản chủ yếu là do xu hướng kết hôn muộn hoặc không kết hôn. Chính vì thế, Chính phủ nước này đang cố gắng ủng hộ hôn nhân bằng cách tăng cường các chương trình phúc lợi cho các cặp đôi, nguồn tin từ Văn phòng Nội các nước này cho biết.
Để đủ điều kiện tham gia chương trình tặng tiền cho cặp đôi mới cưới, 2 vợ chồng đều phải dưới 40 tuổi tính đến ngày đăng ký kết hôn và có tổng thu nhập dưới 5,4 triệu yên. Trước đó, điều kiện để nhận được phúc lợi của chương trình này là 35 tuổi và 4,8 triệu yên.
Hiện tại chỉ có 281 địa phương - chiếm 15% tổng số thành phố, thị trấn, làng mạc ở Nhật Bản đã tham gia chương trình này kể từ tháng 7 năm nay, bởi vì họ phải gánh một nửa chi phí. Nhưng trong nỗ lực nhằm tăng số lượng người hưởng thụ, chính quyền trung ương sẽ chịu 2/3 chi phí bắt đầu từ năm tài chính 2021.
Chương trình này là một phần trong nỗ lực của Chính phủ nhằm giải quyết tỷ lệ sinh thấp với 865.000 trẻ được sinh ra vào năm ngoái - một con số thấp kỷ lục.
Động lực về mặt kinh tế này được coi là cách thức hiệu quả để khuyến khích người dân kết hôn, bởi vì có tới 29,1% đàn ông độc thân từ 25 tới 34 tuổi và 17,8% phụ nữ độc thân thiếu kinh phí để tiến tới hôn nhân, theo một khảo sát thực hiện năm 2015 của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia.
Người Nhật muốn từ 75 tuổi mới bị coi là già
Nhiều người Nhật cho rằng họ vẫn có thể tiếp tục làm việc sau 65 tuổi.
">Nhật Bản tặng 130 triệu đồng cho cặp đôi mới cưới