Đến khám tại Bệnh viện K Trung ương cơ sở 3,ấuhiệubệnhungthưphổiđiểnhìnhbạncầnlưuýgiải ý Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội, ông M.V.H. (59 tuổi, quê Thanh Hóa) bất ngờ khi nhận chẩn đoán ung thư phổi. Ông cho biết bản thân khỏe mạnh, chưa đau ốm đi viện bao giờ. Cách đây hơn một tuần, ông tự nhiên thấy ho và nổi hạch cổ, đi kiểm tra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa thì phát hiện phổi có u.
Ngày 20/4, con gái đưa ông H. ra Hà Nội kiểm tra. Tại Bệnh viện K, bác sĩ chẩn đoán ông mắc ung thư phổi giai đoạn 3B, di căn hạch và sang thận có nang.
Theo thông tin của Bệnh viện K Trung ương, ung thư phổi là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong đứng thứ 2 ở nước ta chỉ sau ung thư gan. Thống kê của Tổ chức Globocan, năm 2020, Việt Nam ghi nhận 26.262 người mắc ung thư phổi và 23.000 người tử vong vì bệnh này.
Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, tỷ lệ sống qua 5 năm trung bình ở những bệnh nhân ung thư phổi là dưới 20% (18,6%). Một trong những lý do dẫn tới kết quả này là việc chẩn đoán muộn, khi bệnh đã tiến triển khiến việc điều trị khó khăn hơn và kém hiệu quả hơn.
Trên thực tế, chỉ có 16% trường hợp ung thư phổi được phát hiện sớm và hơn 50% bệnh nhân ung thư phổi tử vong trong vòng một năm sau khi nhận chẩn đoán.
Các yếu tố gây ung thư phổi như hút thuốc lá, nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường, người mắc các bệnh ở phổi. Vì vậy, người dân quan tâm tới xét nghiệm tầm soát để có thể phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm hơn là chìa khóa để điều trị được bệnh này.
Dưới đây là 3 dấu hiệu điển hình bạn cần lưu ý:
Ho: Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Khắc Kiểm, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện K Trung ương, cho biết Đây là triệu chứng ho điển hình của ung thư phổi. Người dân thường chủ quan khi thấy ho lại nghĩ rằng viêm họng thông thường nên không đi kiểm tra sức khỏe.
Bác sĩ Kiểm cho rằng nếu bạn bị ho và đã uống một đơn kháng sinh của bác sĩ kê nhưng không khỏi thì cần đến các cơ sở y tế để tầm soát ung thư phổi.
Đặc biệt, ho kéo dài 2 tháng không đỡ bạn cần khám phổi ngay. Bác sĩ Kiểm đã tiếp nhận rất nhiều người ho khan nhưng nghĩ rằng viêm họng thông thường. Khi đến viện, bệnh đã sang giai đoạn khác.
Cùng quan điểm, thạc sĩ, bác sĩ Hà Vũ Thành - Trung tâm Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K Trung ương, cho biết nếu bạn hút thuốc lá, thuốc lá có dấu hiệu ho 3 tuần, uống kháng sinh không đỡ nên tới ngay bệnh viện để sàng lọc ung thư phổi.
Đau tức ngực: Theo bác sĩ Thành, đau tức ngực là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau trong đó có ung thư phổi.
Khạc đờm có dính ít máu: Buổi sáng bạn ngủ dậy khạc đờm thấy dính máu hồng hồng cần cảnh giác với ung thư phổi. Đặc biệt là khi kèm theo triệu chứng khó thở, ho nhiều, đau tức ngực, mệt mỏi, giảm cân đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
Để sàng lọc ung thư phổi, người bệnh được khám lâm sàng, siêu âm, chụp X-quang phổi. Nếu có nghi ngờ có thể làm sinh thiết tế bào học.
Các đối tượng cần sàng lọc ung thư phổi, bác sĩ Thành khuyến cáo trong cộng đồng từ từ 40 tuổi trở lên. Người có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nên đi khám định kỳ sớm hơn.
Sàng lọc ung thư phổi có thể thực hiện từ cơ sở tuyến huyện qua chụp phim X-quang phổi thông thường hoặc chụp CT liều thấp. Đối với ung thư phổi, bệnh nhân hoàn toàn có thể được phát hiện sớm và điều trị thành công nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.
Hiện nay, ung thư phổi có nhiều phương pháp điều trị tiên tiến như nhắm trúng đích, phẫu thuật, xạ trị, hóa trị. Việc lựa chọn điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Tùy từng cá nhân, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ lên phác đồ điều trị. Nếu phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị khỏi trên 5 năm khoảng hơn 40%.