Ngân hàng Nhà nước và Bộ TT&TT phải giải bài toán pháp lý để triển khai Mobile Money
Ông Phạm Tiến Dũng,ânhàngNhànướcvàBộTTTTphảigiảibàitoánpháplýđểtriểthứ hạng của atalanta Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước. |
Tại Hội thảo với chủ đề: “Tiền điện tử trên thuê bao di động nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện” do Bộ TT&TT chủ trì tổ chức vào ngày 23/5/2019, liên quan đến khung pháp lý để cung cấp dịch vụ Emoney hay còn gọi là Mobile Money (tiền điện tử trên thuê bao di động - PV) ông Phạm Tiến Dũng, Vũ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, hiện nay các quy định pháp luật của Việt Nam không tìm ra được khái niệm Emoney, Mobile Money, chỉ có khái niệm về trung gian thanh toán. Theo đó, trung gian thanh toán là tổ chức đứng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, trung gian thanh toán là đơn vị truyền dẫn, xử lý số liệu tài chính giữa ngân hàng và khách hàng. Các tổ chức trung gian thanh toán hoạt động ở Việt Nam được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, do đó nếu doanh nghiệp nào, hay tổ chức nào thoát ra khỏi mô hình này thì chưa có các quy định pháp lý đề cập đến.
“Mobile Money do các công ty viễn thông cung cấp, không dính gì tới ngân hàng, do đó nằm ngoài phạm vi quy định của tổ chức trung gian thanh toán”, ông Dũng cho hay.
Giải đáp cho định nghĩa Emoney, Mobile Money là dịch vụ gì? Ông Dũng cho biết, các quy định pháp luật của Việt Nam không tìm ra được khái niệm Emoney, Mobile Money, chưa có một văn bản pháp lý nào định nghĩa về Emoney cả. Theo Nghị định 80/2016/NĐ-CP của Chính phủ định nghĩa về ví điện tử cũng không giống với dịch vụ Emoney và Mobile Money mà các nước đang triển khai. Theo ông Dũng, vì Emoney và Mobile Money theo mô hình mà các tổ chức viễn thông các nước đang triển khai cho phép nạp tiền vào tài khoản từ các đại lý và tài khoản ngân hàng.