您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Cao tốc Nha Trang
NEWS2025-04-11 04:15:08【Nhận định】7人已围观
简介Từ ngày 1/8/2022,bảng xếp hạng premier league tất cả tuyến cao tốc trên cả nước đã ngưng hình thức tbảng xếp hạng premier leaguebảng xếp hạng premier league、、
Từ ngày 1/8/2022,bảng xếp hạng premier league tất cả tuyến cao tốc trên cả nước đã ngưng hình thức thu phí thủ công, chuyển sang sử dụng đồng loạt hệ thống thu phí tự động không dừng (ETC). Cho tới nay, hệ thống đã chứng minh hiệu quả trong tiết kiệm thời gian di chuyển cho người tham gia giao thông và hạn chế tình trạng tắc đường vào các dịp cao điểm. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cũng đã xây dựng lộ trình triển khai hệ thống thu phí ETC qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Các trạm thu phí vẫn có barie và nhân viên ngồi trong cabin. Chỉ khi xác nhận tài xế có đủ số dư tài khoản thu phí thì barie mới mở. Nếu tài khoản không đủ số dư, nhân viên thu phí sẽ thu tiền mặt.
Giai đoạn 2: Các trạm thu phí không còn barie, chỉ duy trì dải phân cách giữa các làn. Phương tiện lưu thông tự do theo làn qua trạm thu phí.
Giai đoạn 3: Tại trạm thu phí chỉ còn duy trì giá long môn với thiết bị thu phí gắn bên trên. Các phương tiện lưu thông tự do đa làn qua khu vực trạm thu phí.
Theo thông từ công ty Elcom, thiết kế của trạm BOT cao tốc Nha Trang - Cam Lâm đang tiệm cận tới giai đoạn 2, khi xóa bỏ barie ở lối vào nhưng vẫn duy trì nó ở lối ra cao tốc. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cấp phép cho 4 trạm thu phí trên cao tốc Nha Trang - Cam Lâm, bao gồm: Trạm thu phí nút giao Diên Khánh, Suối Dầu, Cam Lâm và Cam Ranh.

Quy mô các trạm gồm 4 làn thu phí (mỗi chiều có 2 làn), tại mỗi chiều có một làn thu phí tự động không dừng (ETC) đa làn tự do, một làn thu phí hỗn hợp (ETC+MTC). Làn trung tâm (một làn theo mỗi chiều) áp dụng hình thức thu phí ETC không có barie, tốc độ xe qua làn lên tới 120 km/giờ, còn các làn ngoài cùng là làn thu phí hỗn hợp (ETC+MTC) có barie với tốc độ xe qua làn tối đa là 40 km/giờ.
Trong khi đó, lối ra cao tốc gồm 2 làn ETC, vẫn duy trì barie tự động và một cabin thu phí. Tuy nhiên, công nghệ được nâng cấp để xe có thể đi qua với tốc độ 60km/h trong khi hệ thống vẫn kịp đọc thẻ, trừ tiền thay vì 40km/h như trước đây.
Đây là trạm thu phí BOT được thiết kế theo công nghệ thu phí tự động không dừng hoàn toàn tiên phong tại Việt Nam và chỉ mất 21 ngày để lắp đặt. Với thiết kế này, lối vào đường cao tốc gồm một làn ETC và một làn dừng khẩn cấp, không có thanh chắn barie và cabin thu phí. Khi tài xế di chuyển qua trạm, thiết bị gắn trên giá long môn sẽ tự động đọc thẻ ETC dán trên xe.
Việc giảm bớt vách ngăn, cabin thu phí và barie giúp tiết kiệm diện tích và nhân lực vận hành trạm thu phí. Kết cấu của trạm mới chủ yếu là giá long môn để gắn các camera, thiết bị nhận diện thẻ ETC. Việc tinh giản thiết kế trạm thu phí theo hướng chỉ còn giá long môn là xu thế tương lai đã được Bộ GTVT xác định.
Theo đại diện Elcom, hệ thống thu phí không dừng của Elcom ứng dụng công nghệ RFID hiện đại, tự động nhận diện thông tin phương tiện đi vào làn thu phí và tiến hành trừ tiền trong tài khoản giao thông. Ngoài ra, trên giá long môn còn lắp đặt hệ thống camera AI nhận diện phương tiện với độ chính xác lên tới trên 99% nhằm hỗ trợ quá trình định danh và ghi nhận hành vi vi phạm khác như sai làn, vượt quá tốc độ cho phép...
Thông tin được thu thập thông qua camera an ninh lắp đặt dọc tuyến sẽ được truyền trong thời gian thực về trung tâm điều hành thông minh, hỗ trợ quá trình giám sát, theo dõi, vận hành và ra quyết định khi có sự cố xảy ra.
Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm dài hơn 49km, được đầu tư theo phương thức BOT với tổng vốn hơn 7.600 tỷ đồng do Tập đoàn Sơn Hải làm nhà đầu tư và Elcom triển khai hệ thống giao thông thông minh. Đại diện Elcom cho biết, hai đơn vị đã và đang nỗ lực để đưa Nha Trang - Cam Lâm trở thành một trong những tuyến đường đẹp và “thông minh” nhất cả nước.
Thanh Hà
很赞哦!(625)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Samaxi FK vs Neftchi Baku, 18h30 ngày 7/4: Chiến thắng căng thẳng
- iPhone 14 nên học hỏi điều này từ Galaxy S22
- Ban hành quy định mới về mã định danh điện tử các cơ quan, tổ chức
- Các khu đô thị biển Vinhomes ‘khoác áo mới’ cho Hà Nội
- Nhận định, soi kèo Club Libertad vs Talleres Cordoba, 5h00 ngày 9/4: Bổn cũ soạn lại
- Bé trai ung thư mắt được ủng hộ hơn 18 triệu đồng
- CapitaLand Development bắt tay Toong phát triển không gian làm việc chung Hà Nội
- Gia chủ đập thông 2 căn hộ để cải tạo thành không gian sống Bắc Âu
- Nhận định, soi kèo Inter Lions FC vs Sutherland Sharks, 16h15 ngày 8/4: Tiếp tục gieo sầu
- CES 2022: Máy chiếu siêu di động biến mọi bề mặt thành SmartTV
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Inter Milan, 01h45 ngày 9/4: Niềm vui cho chủ nhà
Sâu ban miêu (Ảnh minh họa) Kíp trực Khoa Hồi sức cấp cứu đã khẩn trương, tiến hành sơ cứu cho 2 bệnh nhân. Nhận thấy đây là một loại sâu có độc tính cao, bệnh viện nhanh chóng làm thủ tục để chuyển 2 ca bệnh lên tuyến trên điều trị tiếp.
Bệnh nhân B.T.B đã tử vong, bệnh nhân T.M.H vẫn hôn mê và đang điều trị tích cực tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân không nên ăn các món được chế biến từ côn trùng, đặc biệt là các loại lạ.
Trong trường hợp sử dụng món ăn từ côn trùng, người dân chỉ nên chọn những loài quen thuộc như nhộng, châu chấu, cào cào và chế biến theo quy trình an toàn thực phẩm.
Hòa Bình
">Ăn sâu Ban Miêu khiến 2 người dân ở Nghệ An thương vong
Ảnh minh họa: Outsourcing-pharma Nhóm tác giả cho biết, đại dịch đã làm gián đoạn mô hình hoạt động theo mùa của RSV, thành viên chủ chốt của nhóm “virus mùa đông”. Năm 2020, dịch RSV mùa đông không xuất hiện do các biện pháp hạn chế đi lại và kiểm soát lây nhiễm Covid-19.
Tuy nhiên, RSV là một trong những mầm bệnh đường hô hấp đầu tiên tái phát sau Covid-19. Giới chuyên môn đã giải trình tự gen các đợt bùng phát RSV lớn xảy ra trái mùa trong mùa hè 2021 ở Australia.
Các đợt bùng phát cùng lúc với việc nới lỏng những biện pháp kiểm soát Covid-19. Ngoài ra, các chủng RSV trước đây đã biến mất, những chủng mới chiếm ưu thế ở Tây Australia, New South Wales…
“Các nghiên cứu di truyền của chúng tôi ghi nhận, hầu hết các chủng RSV trước đây đã tuyệt chủng. Chỉ có một dòng duy nhất sống sót sau các đợt giãn cách”, Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ John-Sebastian Eden, cung cấp thông tin.
“Nhóm các chủng cúm lưu hành trước và sau Covid-19 cũng thay đổi rất nhiều, dẫn đến những thách thức trong việc lựa chọn thành phần vắc xin và thời gian tiêm hằng năm. Ví dụ, mùa cúm ở Australia đã bắt đầu sớm hơn nhiều so với những năm trước”, Tiến sĩ Eden nói.
Hiện chưa có vắc xin RSV. Nhưng giới khoa học đang tập trung để phát triển vắc xin và điều trị.
Tiến sĩ Eden cảnh báo: “Chúng ta cần phải cảnh giác - một số loại virus đã biến mất nhưng có khả năng sẽ bùng phát trở lại trong tương lai gần, vào những thời điểm bất thường và với tác động mạnh hơn”.
“Chúng ta cần chuẩn bị cho những đợt bùng phát RSV lớn không theo mùa thông thường. Hệ thống y tế phải được chuẩn bị sẵn sàng”.
An Yên(Theo University of Sydney)
Khiến 6 trẻ tử vong tại Bệnh viện Nhi, virus Adeno gây ra biến chứng nguy hiểm nào?PGS.TS Hanh cho biết, với cơ địa khỏe mạnh, người mắc virus Adeno có thể tự khỏi nhưng với người có bệnh nền, sức đề kháng kém dễ suy hô hấp. Nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị sớm, người bệnh có thể tử vong.">
Giới khoa học cảnh báo các virus đột biến sau Covid
Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT nhận định, với vị trí xếp hạng hiện nay, để đạt mục tiêu “Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử - EGDI”, các bộ, ngành, địa phương chắc chắn phải nỗ lực vượt bậc trong thời gian tới. (Ảnh minh họa).
Báo cáo của Liên hợp quốc đã phân tích những đặc điểm phát triển hướng tới Chính phủ số như: Dữ liệu là trung tâm; Quyết định dựa trên dữ liệu; Mở dữ liệu; Dữ liệu là nguồn lực chủ chốt, tài sản chiến lược.
Đặc biệt, báo cáo cho thấy vai trò quan trọng của Chính phủ số khi đại dịch Covid-19 xảy ra, ngay trong những hoàn cảnh khó khăn vẫn cung cấp các dịch vụ trực tuyến, duy trì sự lãnh đạo của Chính phủ, tạo sự gắn kết xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế; vai trò Chính phủ số sẽ được tiếp tục sau dịch bệnh. Con đường phía trước là “trạng thái bình thường số mới” đáp ứng với các thách thức toàn cầu và theo đuổi sự phát triển bền vững.
Việt Nam liên tục tăng thứ hạng trong 4 kỳ báo cáo
Trong bảng xếp hạng chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2020, Việt Nam có vị trí thứ 86 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, tăng 2 bậc so với năm 2018. Việt Nam đã duy trì được việc tăng hạng liên tục trong giai đoạn 2014 - 2020 từ vị trí 99 lên vị trí 86.
Cụ thể, về giá trị, chỉ số EGDI của Việt Nam năm 2020 đạt 0,6667 điểm, được xếp vào nhóm các nước phát triển Chính phủ điện tử có EGDI ở mức cao và cao hơn so với Chỉ số EGDI trung bình của thế giới (0,5988), của khu vực Châu Á (0,6373) cũng như khu vực Đông Nam Á (0,6321).
Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam giữ nguyên vị trí như năm 2018, xếp thứ 6 trong 11 nước. Năm nước có vị trí cao hơn Việt Nam vẫn là Singapore, Malaysia, Thái Lan, Bruinei và Philippines. Việt Nam dù xếp hạng trên Indonesia nhưng khoảng cách đã bị thu hẹp đáng kể.
Đáng chú ý là sự tăng hạng mạnh của một số nước như: Campuchia tăng 21 bậc, từ vị trí 145 lên 124; Indonesia tăng 19 bậc, từ 107 lên 88; Thái Lan tăng 16 bậc, từ 73 lên 57; Myanmar tăng 11 bậc, từ 157 lên 146.
Tuy nhiên, trong số 5 quốc gia xếp vị trí cao hơn Việt Nam thì có 3 quốc gia bị giảm thứ hạng: Singapore giảm 4 bậc; Brunei giảm 1 bậc và Philippines giảm 2 bậc.
Thứ hạng của các nước khu vực Đông Nam Á trong báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc. Về các chỉ số thành phần, cũng như các năm trước, Chỉ số EGDI được tổng hợp từ 3 chỉ số thành phần: Chỉ số Hạ tầng viễn thông (TII); Chỉ số Nguồn nhân lực (HCI); Chỉ số Dịch vụ trực tuyến (OSI).
Theo báo cáo, vị trí xếp hạng về các chỉ số thành phần của Việt Nam năm 2020 có sự thay đổi tương đối lớn. Chỉ số Hạ tầng viễn thông tăng mạnh, xếp thứ 69, tăng 31 bậc so với năm 2018; Chỉ số Nguồn nhân lực xếp thứ 117, tăng 3 bậc so với năm 2018; Chỉ số Dịch vụ trực tuyến xếp thứ 81, bị giảm 22 bậc so với năm 2018, xếp thứ 59).
Mặc dù Chỉ số Dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam năm 2020 giảm mạnh, nhưng theo Báo cáo xếp hạng của Liên hợp quốc, việc khảo sát các dịch vụ trực tuyến để đánh giá Chỉ số thành phần này đã diễn ra khá lâu, từ tháng 6/2019 đến tháng 9/2019.
Trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc, nỗ lực của cơ quan nhà nước các cấp, theo thống kê của Bộ TT&TT, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức độ 3, 4) được các bộ, ngành, địa phương cung cấp tăng mạnh.
Cùng với đó, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, Bộ Y tế và Bộ TT&TT đã hoàn thành việc cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và nếu nhân rộng mô hình thành công này, thời gian tới sẽ có nhiều bộ, ngành, địa phương đạt được chỉ tiêu tương tự.
Bên cạnh chỉ số chính là EGDI, năm 2020, Liên hợp quốc còn đánh giá thêm một số chỉ số phụ liên quan đến sự phát triển Chính phủ điện tử như: Chỉ số Tham gia điện tử (EPI) - Đánh giá sự tương tác điện tử giữa chính phủ và người dân, với mục đích khuyến khích các chính phủ cung cấp cho người dân các công cụ trực tuyến để tham gia vào quá trình ra quyết định; Chỉ số Dịch vụ trực tuyến địa phương (LOSI) - Đánh giá sự phát triển dịch vụ trực tuyến của một số thành phố được chọn lựa trên thế giới; Chỉ số Dữ liệu chính phủ mở (OGDI).
Theo đánh giá của Liên hợp quốc, chỉ số EPI của Việt Nam năm 2020 có vị trí xếp hạng là 70/193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, tăng 2 bậc so với năm 2018.
Về chỉ số LOSI, năm 2020, có 100 thành phố được chọn lựa khảo sát, đánh giá (năm 2018 là 40 thành phố). Các thành phố khảo sát được lựa chọn dựa trên vị trí địa lý và phân bố dân cư, trong đó có 29 thành phố ở châu Á, 32 thành phố ở châu Phi, 21 thành phố ở châu Âu, 16 thành phố ở châu Mỹ và 2 thành phố ở châu Đại Dương. Tuy nhiên, 14 thành phố không có cổng thông tin điện tử riêng để đánh giá, nên năm 2020 chỉ đánh giá 86 thành phố. Việt Nam có TP.HCM được lựa chọn khảo sát, đánh giá, xếp hạng 42/86 thành phố được đánh giá và được xếp ở mức chỉ số LOSI trung bình.
Trong năm đầu tiên Liên hợp quốc đánh giá chỉ số OGDI, Việt Nam được xếp vào nhóm có chỉ số OGDI trung bình của thế giới, xếp hạng 97/193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc.
Đại diện Cục Tin học hóa nhận định, thông tin từ báo cáo EGDI của Liên hợp quốc rất hữu ích, giúp cho mỗi quốc gia biết vị trí của mình trong bức tranh Chính phủ điện tử thế giới, đồng thời nắm bắt kịp thời các xu thế để có chiến lược đúng đắn phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số trong tương lai.
“Với vị trí xếp hạng hiện nay, để đạt mục tiêu “Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử - EGDI” được nêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, các bộ, ngành, địa phương chắc chắn phải nỗ lực vượt bậc trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thuộc Chương trình nhằm phát triển đồng bộ Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số trong giai đoạn mới”, đại diện Cục Tin học hóa nhấn mạnh.
Vân Anh
Dữ liệu số sẽ là nền tảng để phát triển, hướng tới Chính phủ số
Theo Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), Nghị định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước đã nhấn mạnh vào “dữ liệu số”, thể hiện tinh thần dữ liệu số sẽ là nền tảng để phát triển hướng tới Chính phủ số.
">Việt Nam tăng tiếp 2 bậc về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử
Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs America, 10h10 ngày 9/4: Cruz Azul vào bán kết
Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử. Ảnh: Lê Mỹ Ngày hội Game Việt Nam – Vietnam GameVerse 2024 được tổ chức sáng ngày 11/5 tại TP.HCM, dưới sự chỉ đạo của Bộ TT&TT, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Báo Vnexpress phối hợp cùng Liên Minh Game Việt Nam và Công ty Cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT.
Vietnam GameVerse 2024 có sự tham gia của tập đoàn Meta. Ảnh: Lê Mỹ Theo ông Lê Quang Tự Do, Ngày hội Game Việt Nam năm 2024 có số lượng doanh nghiệp tham gia gấp 3 lần so với năm 2023. Đặc biệt, ông rất xúc động khi có sự xuất hiện của các doanh nghiệp nước ngoài lớn như Google và Meta. Nếu năm ngoái chỉ có 2 doanh nghiệp nước ngoài tham gia thì năm nay số lượng đã tăng lên gấp 5 lần với 10 doanh nghiệp, trong đó có các tập đoàn lớn trên thế giới.
GameVerse 2024 không chỉ có các doanh nghiệp lớn mà còn có sự xuất hiện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm nay, tại sự kiện cũng lần đầu tiên xuất hiện GameHub. Đây là chương trình giúp các đơn vị phát triển game có thể quảng bá và thu hút nhà đầu tư nhằm hỗ trợ những dự án game mới nâng cao chất lượng và sớm tiếp cận thị trường. GameHub năm nay không chỉ là sân chơi dành cho các studio sản xuất game chuyên nghiệp mà còn dành cho cả sinh viên đang trên ghế nhà trường.
Gian hàng VTC Game thu hút đông đảo người tham gia. Ảnh: Lê Mỹ Theo ông Lê Quang Tự Do, năm 2023, Bộ TT&TT đã thành công trong việc thuyết phục Chính phủ không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngành game và việc Chính phủ không đưa điều khoản này vào luật cho thấy đây là ngành rất tiềm năng và cần được hỗ trợ để đầu tư và phát triển. Vừa qua, Chính phủ giao Bộ TT&TT làm chiến lược phát triển ngành game Việt Nam để được các ưu đãi về thuế.
Năm 2024, Bộ TT&TT đã phối hợp Học viện Bưu chính viễn thông Việt Nam xây dựng chương trình đào tạo về game. Đây cũng là trường đại học duy nhất hiện tại đào tạo ngành game chính quy.
“Năm ngoái, lần đầu tiên GameVerse được tổ chức, chúng tôi ước mơ rằng nó sẽ lớn mạnh như ChinaJoy hay G-Star và với quy mô của sự kiện năm nay, tôi mong rằng điều này sẽ thành hiện thực trong tương lai sắp tới”, ông Lê Quang Tự Do chia sẻ.
Hội nghị và Triển lãm Giải trí Kỹ thuật số Trung Quốc (gọi tắt là ChinaJoy) là sự kiện có ảnh hưởng nhất trong ngành giải trí kỹ thuật số toàn cầu, đặc biệt là ngành game. Sự kiện này được tổ chức thường niên vào cuối tháng 7 tại Thượng Hải, Trung Quốc, một thành phố ven biển với nền kinh tế mở, tập trung nhiều công ty game quốc tế và chuyên sâu nhất trong nước. Tại đây, họ trưng bày các trò chơi trực tuyến, trò chơi console, trò chơi trên web, các sản phẩm phần cứng liên quan đến giải trí kỹ thuật số… dành cho cả du khách và các công ty công nghệ.
G-Starlà một trong những sự kiện quốc tế về game thường niên lớn nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là triển lãm thương mại thường niên dành cho ngành công nghiệp trò chơi điện tử do Hiệp hội Công nghiệp Trò chơi Hàn Quốc và Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp thông tin Busan tổ chức vào tháng 11 hàng năm.
">Mơ ước Vietnam GameVerse lớn mạnh như ChinaJoy và G
Mới đây, Arthur Tussik tiếp tục gây sốt với video quay lại chi tiết quá trình phục hồi một chiếc xe sang Lexus RX 450h bị hư hỏng nặng, nát đầu, nát đuôi sau tai nạn.
Xem video:
Qúa trình bắt đầu với việc tháo gỡ hoàn toàn chiếc SUV hạng sang. Lexus RX 450h cho biết với những chiếc xe mới thì công việc tháo gỡ các hạng mục phụ tùng xe rất khó nhằn, đặc biệt là hệ thống điện với tất cả các cảm biến và radar ở phía trước.
Tuy nhiên, Arthur là một người chuyên nghiệp, và ông ấy chỉ mất một chút thời gian để tháo dỡ phần trang trí bằng nhựa phủ trên nắp cốp xe. Sau khi tất cả các chi tiết trang trí được tháo ra, Arthur tiến hành can thiệp các tấm ốp ngoại thất bị biến dạng và cấu trúc phía sau chúng.
Một số bộ phận đều có thể được phục hồi như cũ bởi một số đã hỏng quá nặng. Arthur tiến hành cắt một số tấm ốp bị biến dạng nặng hơn và thay thế chúng bằng các bộ phận từ xe khác.
Sau khi tất cả các bộ phận đã vào đúng vị trí, ông ấy đo khe hở để đảm bảo mọi thứ đều vừa vặn. Nói một cách đơn giản, đây là công đoạn lắp ráp thử nghiệm trước khi thân vỏ được chuẩn bị cho quá trình phun sơn.
Mọi điểm hàn đều được xử lý cẩn thận bằng các hóa chất bảo quản, bao bọc và niêm phong cần thiết. Kết quả cuối cùng sau khi sơn và lắp ráp hoàn thiện, chiếc Lexus RX 450h trông lại mới cứng như không có bất kỳ va chạm, tai nạn nào xảy ra.
Hoàng Anh (theo Motor1)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Xe Liên Xô GAZ giá 20 triệu, dân chơi Đồng Nai hồi sinh đẹp long lanh
Chiếc ô tô huyền thoại một thời của Liên Xô cũ- GAZ-69 bị vứt xó gần 20 năm, hoen rỉ chỉ chờ bán sắt vụn bỗng may mắn được một người yêu xe ở Đồng Nai mua về phục chế, hồi sinh đẹp long lanh.
">Lexus RX 450h hỏng nặng do tai nạn, phục hồi như mới
IDG Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam vừa công bố chủ đề, chương trình hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020.
Ngày 23/7, tại Hà Nội, IDG Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam đã tổ chức công bố chương trình hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020.
Năm 2020 ghi dấu cột mốc tròn 15 năm sự kiện hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử được tổ chức. Đặc biệt, năm nay sự kiện được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số, với mong muốn là tạo ra sự đột phá nhằm hình thành một nền kinh tế số, xã hội số và xa hơn là quốc gia số toàn diện.
Là sự kiện được Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ và UBND TP.HCM bảo trợ, Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020 sẽ là nơi các lãnh đạo Chính phủ, bộ ngành, tỉnh thành cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng thảo luận, đề xuất mô hình, lộ trình và giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử và Cổng dịch vụ công quốc gia hướng tới hình thành Chính phủ số.
Theo ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch danh dự Hội Truyền thông số Việt Nam, thời gian qua, ứng dụng CNTT, việc xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam ở một số ngành, lĩnh vực đã có những chuyển động đáng mừng, trong đó tiêu biểu nhất là trong lĩnh vực Hải quan, Thuế và quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, dẫn ra những thành tựu của Israel trong ứng dụng CNTT, ông Hợp cho rằng, những gì chúng ta mong muốn vẫn còn rất xa và so với thế giới, Việt Nam thời gian tới vẫn cần có những nỗ lực không nhỏ.
Nhấn mạnh cuộc cách mạng về Chính phủ điện tử trước hết là cách mạng về nhận thức, vị Chủ tịch danh dự Hội Truyền thông số Việt Nam nhận định, việc tiếp tục tổ chức hội thảo quốc gia Chính phủ điện tử là để làm sao tạo ra chuyển biến trong trong nhận thức, nhất là nhận thức của những người đứng đầu về ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử.
Thực tế, công cuộc xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Theo đánh giá của Liên hợp quốc về phát triển Chính phủ điện tử, liên tiếp trong 4 kỳ đánh giá từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đều tăng hạng. Hiện Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia trên thế giới và đứng thứ 6 tại khu vực Đông Nam Á.
Tổng thể các giải pháp đang được triển khai đều nhắm đến mục tiêu là đến năm 2025 Việt Nam có tên trong Top 4 quốc gia hàng đầu về Chính phủ điện tử tại Đông Nam Á và thuộc nhóm 70 quốc gia dẫn đầu thế giới về Chính phủ điện tử...
Để đạt được mục tiêu nêu trên, theo các chuyên gia, rõ ràng chúng ta còn có rất nhiều việc cần thực hiện, cần lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các tổ chức trong nước và quốc tế để hoàn thiện lộ trình, lựa chọn giải pháp thích hợp với Việt Nam.
Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh, việc chọn chủ đề về Chính phủ số cho hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm nay rất phù hợp, bám sát xu hướng phát triển của thế giới. Nói về chủ đề “Phát triển Chính phủ điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến hướng đến Chính phủ số - Mô hình và giải pháp công nghệ”, ông Nguyễn Minh Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho rằng, việc chọn chủ đề về Chính phủ số của hội thảo năm nay rất phù hợp, bám sát theo xu hướng phát triển của thế giới và thực tiễn, yêu cầu của Việt Nam.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định Chính phủ số là 1 trong 3 trụ cột lớn, cùng với kinh tế số và xã hội số. Bộ TT&TT cũng đã xác định năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia, coi chuyển đổi số là cơ hội để Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã giao Bộ TT&TT chủ trì xây dựng Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án xây dựng Chính phủ điện tử giai đoạn 2021 - 2025. Hiện Bộ TT&TT đang xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về xây dựng, phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Một mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia là đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc (Ảnh: Chinhphu.vn) Thông tin về chương trình hội thảo, đại diện Ban tổ chức cho biết, phiên báo cáo chính sẽ tập trung giới thiệu mô hình, lộ trình và giải pháp công nghệ nhằm phát triển Cổng dịch vụ công trực tuyến và Chính phủ số, với các tham luận của đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ, UBND TP.HCM…
Trong khuôn khổ hội thảo, còn diễn ra 3 phiên chuyên đề: “Sáng tạo, năng động trong hoạt động quản lý vận chuyển, giao nhận và kho bãi”; “Chuyển đổi số ngành Giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục 4.0, giáo dục thông minh”; “Chuyển đổi số hoạt động trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe”.
Được tổ chức theo hình thức tập trung, bán trực tuyến, hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020 sẽ có khoảng 400 đại biểu dự trực tiếp; song song với đó, toàn bộ chương trình sẽ được truyền hình trực tuyến trên nền tảng công nghệ đến Văn phòng UBND tỉnh, thành; Sở TT&TT, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải cùng các bệnh viện, trường học tiêu biểu. Ngoài ra, sự kiện còn được livestream trên fanpage của IDG Việt Nam.
Diễn ra song song với hội thảo là triển lãm CNTT phục vụ công tác xây dựng hạ tầng và chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, có quy mô khoảng 30 gian triển lãm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tiêu biểu.
Vân Anh
Việt Nam tăng tiếp 2 bậc về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử
Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2020 mới được Liên hợp quốc công bố, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 86/193 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm 2018. Việt Nam đã duy trì tăng hạng liên tục từ năm 2014 đến nay.
">Hội thảo quốc gia Chính phủ điện tử 2020 sẽ diễn ra ngày 17/9