您现在的位置是:NEWS > Bóng đá
Không tiền chữa bệnh, mẹ gạt nước mắt đưa con về chờ chết
NEWS2025-01-19 12:53:56【Bóng đá】6人已围观
简介Em Nguyễn Ngọc Linh (SN 2004,ôngtiềnchữabệnhmẹgạtnướcmắtđưaconvềchờchếquần vợt hôm nay trú tại thôn quần vợt hôm nayquần vợt hôm nay、、
Em Nguyễn Ngọc Linh (SN 2004,ôngtiềnchữabệnhmẹgạtnướcmắtđưaconvềchờchếquần vợt hôm nay trú tại thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) là con thứ 6 của gia đình nghèo khó ấy. Đầu tháng 1/2019, gia đình nhận được hung tin, Linh mắc phải căn bệnh ung thư quái ác.
Linh phải ngồi xe lăn khi mới phát hiện bệnh |
Th.s, bác sĩ Thân Văn Thịnh (Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội), người trực tiếp khám cho Linh kể lại: “Ngày 3/1/2019, bệnh nhân được gia đình đưa đến khám trong tình trạng đau đớn, có 1 hạch rất to ở bẹn bên trái. Chúng tôi cũng phát hiện có thêm 1 khối u ở gan bàn chân bên trái”.
Sau khi tiến hành thăm khám, làm xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh và làm tế bào học, Linh được các bác sĩ chẩn đoán bị ung thư phần mềm (Sarcoma cơ vân) di căn hạch bẹn, hạch ổ bụng.
Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu giải quyết kịp thời cho em, nhưng người nhà không cho Linh nhập viện vì lý do kinh tế quá khó khăn, không đủ tiền điều trị.
Bác sĩ Thân Văn Thịnh, người trực tiếp khám cho Linh |
Bác ruột của em, ông Nguyễn Văn Lượt cho hay: “Hoàn cảnh nhà cháu Linh khổ lắm. Bố cháu mất vì tai nạn giao thông đã hơn 4 năm, để lại 7 đứa con. Đứa lớn đã 30 tuổi đầu nhưng bị bệnh tâm thần nên mẹ cháu cứ phải trông chừng suốt. Cùng với Linh đang học lớp 9, còn một đứa học lớp 3, một đứa lớp 10. Bây giờ Linh ốm đau bệnh tật thế này, gia đình nó càng lâm vào cảnh bi đát”.
Công việc chính của mẹ Linh, cô Nguyễn Thị Sáu (sinh năm 1965) là phụ hồ, dọn vệ sinh. Thỉnh thoảng có ai thuê mướn việc gì ngắn hạn cô cũng nhận làm chẳng nề hà, miễn sao phù hợp thời gian để vẫn có thể trông chừng được cô con gái tâm thần.
Khi biết tin con gái mắc bệnh ung thư, cô Sáu chỉ biết khóc trong tuyệt vọng: “Muốn cứu con nhưng không biết phải làm thế nào. Nhà đông con, ăn còn thiếu thì lấy đâu ra tiền chữa bệnh nan y. Đưa con về nhà, chỉ biết khóc vì thương con, vì quá bất lực”.
Cô Sáu khóc trong tuyệt vọng vì thương con |
Ít ngày sau khi gia đình đưa cháu về nhà, ông Lượt đã tìm đến bệnh viện để xin rút hồ sơ bệnh án. Trong lúc trao đổi với bác sĩ Thịnh, ông chia sẻ hoàn cảnh khốn khó của gia đình Linh khiến bác sĩ vô cùng cảm động.
Trước đó, không ít lần bác sĩ Thịnh gọi điện về gia đình động viên đưa con quay lại bệnh viện để điều trị, vì nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Để giải quyết khó khăn trước mắt, bác sĩ đã hỏi bạn bè, một số nhà hảo tâm mà anh biết để giúp đỡ chút tiền ký quỹ viện phí, một chiếc xe lăn cho Linh tiện đi lại trong những ngày chân đau đớn.
Tuy nhiên, để điều trị lâu dài cho Linh, gia đình chưa biết trông cậy vào đâu cả. Kính mong tấm lòng nhân ái của các nhà hảo tâm giúp đỡ cho em và gia đình qua cơn hoạn nạn, để em Nguyễn Ngọc Linh có thể sớm hồi phục và đi học trở lại.
Diệu Thuần
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Cô Nguyễn Thị Sáu, thôn Thụy Hương, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. SĐT 0348.797.894 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.027 (em Nguyễn Ngọc Linh) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Mẹ mắc bệnh hiểm nghèo, con nguy cơ thất học
Làm được bao nhiêu, cô cũng để dành dụm, chắt bóp lo cho các con được ăn học đầy đủ. Vậy mà căn bệnh hiểm nghèo bất ngờ ập đến, hai đứa con gái học khá giỏi của cô có nguy cơ thất học.
很赞哦!(3)
相关文章
- Nhận định, soi kèo BG Pathum United vs Ratchaburi, 19h00 ngày 15/1: Đối thủ yêu thích
- Độc giả nữ khóc ngày Nguyễn Nhật Ánh ra mắt sách
- 17 bức ảnh ấn tượng về sức sống mãnh liệt của thiên nhiên
- Lý do bến Ninh Kiều ở Cần Thơ 'chìm' trong triều cường
- Siêu máy tính dự đoán Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/01
- 10 hành vi của bố mẹ có tác động xấu đến con
- Thời điểm nào đẹp để lên Hà Giang ngắm tam giác mạch?
- Miền Trung, Tây Nguyên: Nhận cùng lúc lương hưu tháng 8, 9
- Nhận định, soi kèo Club America vs Club Tijuana, 9h10 ngày 17/1: Phong độ lên cao
- Trả giá vì ngoại tình với thư ký, vợ đưa điều kiện 'tái hợp' khiến tôi sợ hãi
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Marseille vs Lille OSC, 03h10 ngày 15/1: Vé đi tiếp cho chủ nhà
- Cà Mau thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, cách TP Cần Thơ khoảng 180 km, cách TP HCM hơn 300 km. Đây là tỉnh duy nhất của cả nước có ba mặt giáp biển, với hệ sinh thái mặn - ngọt - lợ đa dạng. Cà Mau có lợi thế du lịch cộng đồng với "đặc sản" là những trải nghiệm gần gũi với thiên nhiên và cuộc sống của người địa phương.
Di chuyển
Du khách từ TP HCM có thể chọn đi xe khách từ Bến xe Miền Tây buổi tối, nghỉ đêm để tiết kiệm thời gian. Các tuyến xe về Cà Mau khởi hành liên tục. Du khách từ các tỉnh miền Bắc, Trung có thể bay đến Cần Thơ, sau đó di chuyển đến TP Cà Mau bằng hai cách là qua Quốc lộ 1 hoặc Quản lộ Phụng Hiệp.
Các tuyến xe khách TP Cần Thơ - Cà Mau có nhiều, khách có thể thoải mái lựa chọn nhà xe và giờ khởi hành. Nếu chọn tự lái xe từ TP Cần Thơ, khách mất thời gian di chuyển 3-5 tiếng.
Hành trình 48 giờ ở Cà Mau theo gợi ý của hướng dẫn viên địa phương và trải nghiệm của phóng viên VnExpress, xuất phát từ TP Cà Mau.
Ngày 1
Ăn sáng tại TP Cà Mau với món bánh tầm cay. Đây là đặc sản nổi tiếng ở Cà Mau có tại nhiều quán ngay trung tâm.
Thoạt nhìn, bánh tầm cay gần giống món bún cà ri. Tuy nhiên, nước dùng của món đặc sánh hơn và hương vị chủ yếu là cay nồng, được chế biến từ xíu mại hoặc thịt gà. Sợi bánh tầm nhỏ hơn sợi bún bò Huế, nhưng to hơn sợi bún thường, khi ăn có vị bùi bùi, dai dẻo.
Tham quan khu du lịch Mũi Cà Mau
Cách TP Cà Mau khoảng 120 km, khu du lịch Mũi Cà Mau nằm trên ấp Mũi và ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển; diện tích khoảng hơn 780 ha nằm trong phạm vi Vườn quốc gia Mũi Cà Mau. Du khách có thể đến bằng xe khách hoặc xe riêng.
- Một trong những lời khuyên tài chính phổ biến mà nhiều người đều thuộc lòng là đầu tư sớm và thường xuyên để nhận được lợi nhuận lớn. Nhưng theo Douglas Boneparth - Chủ tịch công ty tư vấn tài chính Bone Fide Wealth - nếu chăm chăm dồn tiền vào đầu tư sớm, bạn có thể dễ thất bại. "Điều quan trọng hơn cả là phải xây dựng được một nền tảng tài chính vững", ông nhấn mạnh.
Bằng cách xây dựng một nền tảng tài chính từ trước, bạn sẽ có nguồn vốn vững cho đầu tư và có đủ "hệ miễn dịch" để chống lại mọi biến động như mất thu nhập bất ngờ hay ốm đau bệnh tật. Dưới đây là hai hành động quan trọng cần thực hiện trước khi đầu tư bất cứ thứ gì.
Giải quyết nợ lãi suất cao
Chuyên gia Douglas Boneparth khuyên mỗi người nên tập trung vào việc trả hết nợ, trong đó quan trọng là nợ thẻ tín dụng lãi suất cao trước khi nghĩ đến việc đầu tư. Nếu khoản nợ của bạn có lãi suất từ 15% trở lên, hãy trả nó càng sớm càng tốt.
Thống kê của VnEpxresstrong nửa đầu năm nay, hầu hết các kênh đầu tư đều có lợi suất dưới hai con số, như gửi tiết kiệm đạt 2,5%, vàng miếng tăng trung bình hơn 4%, VN-Index tích lũy hơn 10,3%... Do đó, lợi nhuận từ các khoản đầu tư sẽ không đủ để bù đắp cho việc trả lãi cao.
"Giải quyết nợ lãi suất cao nên là đầu tiên và quan trọng nhất trong kế hoạch tài chính của bạn", Boneparth nói.
Ngoài trả nợ, bạn cũng nên kiểm tra thói quen chi tiêu của mình. "Nếu đang nợ thẻ tín dụng, đây là dấu hiệu cho thấy rằng có điều gì đó chưa đúng về hành vi chi tiêu của bạn và cần được khắc phục", chuyên gia nói thêm.
Xây dựng quỹ khẩn cấp
Theo khảo sát niềm tin tài chính của CNBC, hơn một nửa người Mỹ không có tiền tiết kiệm khẩn cấp. Tại Việt Nam, chưa có khảo sát quy mô lớn nào nhưng nhiều khả năng, "quỹ khẩn cấp" vẫn là khái niệm xa lạ với nhiều người.
Quỹ khẩn cấp là khoản tiền để dành, phòng trường hợp phát sinh các chi phí ngoài kế hoạch như tai nạn, đau ốm, sửa xe, sửa nhà... Quỹ khẩn cấp còn có thể giúp bạn vượt qua tình trạng mất thu nhập đột ngột vì những biến cố lớn.
Nhìn chung, dự trữ tiền mặt rất quan trọng đối với sự ổn định tài chính. "Cuộc sống luôn có những thăng trầm, vì vậy có một quỹ khẩn cấp bằng 3-6 tháng chi phí sinh hoạt của bạn là rất quan trọng", Boneparth nói.
Mặc dù đầu tư sớm giúp bạn có nhiều thời gian hơn để tích lũy lợi nhuận, sẽ không tốt nếu đến một ngày nào đó bạn phải đụng tới những khoản đầu tư đó để trả cho các chi phí không lường trước. Quỹ khẩn cấp nên được ưu tiên hàng đầu, dù có thể bỏ lỡ một hoặc hai năm sinh lợi từ đầu tư. "Nếu bạn hy sinh điều đó vì lợi ích cho sự ổn định tài chính, để bạn không cần phải chạm vào các khoản đầu tư sau này, nó sẽ rất đáng giá", chuyên gia phân tích.
Việc xây dựng một quỹ khẩn cấp có thể khó khăn, nhất là với những người chỉ có tiền lương đủ sống. Để bắt đầu, các chuyên gia khuyên bạn nên theo dõi chi tiêu của mình để cắt giảm các khoản không cần thiết. Nhằm nâng cao tính kỷ luật, chúng ta có thể đặt lệnh tự động gửi một phần tiền lương vào tài khoản tiết kiệm mỗi tháng.
Tiểu Gu(theo CNBC)
">Hai điều cần làm trước khi rót tiền đầu tư
- Người dân ở ấp Cái Cùng, xã Long Điền Đông phát hiện đàn cá heo mắc cạn liên tục vẫy vùng ở bờ cát, trưa 15/11. Sau đó, hàng chục ngư dân gần đó rủ nhau đến đẩy từng con cá heo, giúp chúng bơi ra vùng nước sâu.
Theo nguời dân địa phương, cá heo mắc cạn do đang vào mùa gió chướng, cá bơi lạc vào bờ đúng thời điểm nước đang rút.
Nhận định, soi kèo Al Hilal vs Al Fateh, 22h05 ngày 16/1: Khó cho cửa trên
- Linh và Tú yêu nhau thắm thiết, lựa chọn kỹ càng, lấy nhau tự nguyện. Sự tương đồng hoàn cảnh đôi bên gia đình và điều kiện thu nhập rất khá của cả hai đảm bảo cho cuộc sống tương lai thật sự dễ chịu. Bạn bè soi vào thấy vợ chồng Linh là một cặp đôi hoàn hảo, một gia đình lý tưởng, một sự cộng hưởng hạnh phúc mãn nguyện.
Mười một năm chung sống, vợ chồng Linh đã có một căn hộ tuyệt đẹp ở quận trung tâm thành phố, mỗi người một chiếc ô tô để đi làm, đưa đón con đi học… Quan trọng nhất là hai đứa con nếp - tẻ có cả, đứa lên năm đứa lên mười, thông minh, sáng sủa, khỏe mạnh.
Khi không còn phải lo gánh nặng gia đình nữa, ông xã của Linh lại có tư tưởng tìm thú vui bên ngoài, lén lút trăng hoa. Biết đích xác chồng có bồ, là một cô bồ trẻ trung, xinh đẹp, hai người luôn tìm cách ăn chơi, hưởng thụ cuộc tình ngoài luồng, Linh như bị sét đánh ngang tai, suy sụp. Thì ra, không thể tin nổi người nào, cho dù mới đó là một người chồng hoàn hảo.
Linh đau khổ nhưng cũng ngán ngẩm cảnh đi rình rập, đánh ghen. Dằn vặt mãi Linh cũng quyết định "chơi bài ngửa" với chồng, ờ thì "ông ăn chả, bà ăn nem" chẳng ai thua, chẳng ai thiệt. Thả thính ở trên mạng xã hội, ra nhập nhóm hội đồng niên không lâu, Linh đã có bồ. Đó là người đàn ông từng trải, đang cô đơn, rất ga lăng. Cả hai lao vào nhau phần vì muốn trải nghiệm lối sống lén lút đầy mê hoặc, phần vì Linh muốn trả thù người chồng phản bội kia.
Thế là từ một gia đình yên ấm, gia đình Linh vốn đẹp hoàn hảo nay trở nên tanh bành, xộc xệch. Các con chủ yếu được giao cho ông bà nội - ngoại toàn quyền chăm nom.
Do bảo ban các con học hành thất thường nên sức học của các con sa sút. Sức khỏe của hai đứa cũng không được như lúc bố mẹ êm ấm. Linh có bồ chỉ là cách phản ứng tự vệ của kẻ yếu thế trong nhà.
Bạn bè khuyên can, gia đình cấm cản thế nào Linh cũng bỏ mặc ngoài tai cho rằng đòn trừng phạt với chồng là đích đáng. Một hôm, ngày nghỉ đang đi chơi với bồ thì Linh nhận được cuộc gọi của ông bà nội, ngoại. Đứa con gái ốm nặng, sốt cao phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Linh đành rời vòng tay của bồ để trở về với con trong sự không vui của người đó.
Tới bệnh viện, nhìn con bé ngày nào hồng hào, có da có thịt giờ gầy tọp, xanh xao, sốt cao nằm mê sảng, đôi lúc còn co giật liên miệng gọi mẹ ơi, bố ơi, Linh không cầm được nước mắt.
Được tin, chồng của Linh cũng trở về thăm con, đứng lặng lẽ bên con gái. Nghe tiếng con gọi bố, mẹ, tiếng trách móc của con sao bố mẹ cứ đi mãi không về với con khiến Linh bật khóc và tự trách bản thân: Thì ra, hậu quả của đòn trừng phạt chồng có bồ lại thành ra như thế này sao? Linh đau như đứt ruột, bố nó cũng xót ứa nước mắt.
Không ai bảo ai, vợ chồng Linh lại cùng lao vào bù đắp cho con, chăm chút cho mỗi đứa từng li từng tí. Niềm vui từ hai đứa con thơ đã thức tỉnh cả hai người. Linh chia tay bồ và thẳng thắn nói là trở về với gia đình, vì các con. Chồng Linh cũng bị cô bồ trẻ "đá" vì không chiều chuộng, cung phụng như trước. Một phần, chồng Linh cũng muốn dứt tình để về với gia đình.
Dù rằng sự hối hận có muộn màng và vết thương lòng do cả hai tự gây ra cho nhau và cho con cái là không thể ngày một, ngày hai lành lặn, nhưng Linh và ông xã đã trả giá. Bây giờ cả hai lại phải tìm cách để yêu thương nhau, vận hành lại gia đình rạn nứt đang cần hàn gắn. Chính các con đã là cầu nối và dạy dỗ bố mẹ chúng một bài học về giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Hiện giờ, vợ chồng Linh chẳng khác nào rổ giá cạp lại, bài học này thật đắt giá, nhưng cũng may là đã sớm thức tỉnh và sửa sai. Đây cũng là bài học chung để các cặp vợ chồng đừng mắc phải.
Đêm tân hôn, mẹ chồng nói một câu khiến tôi nghẹn ngào vì hạnh phúc
1 đứa con không cha đã quá đủ rồi, tôi không muốn cả 2 đứa con tôi sinh ra đều không được thừa nhận. Tôi quyết định bỏ con cho ông bà ngoại, lên xe hoa.
">Chồng ngoại tình, vợ trả đũa bằng cách cặp bồ và cái kết đầy hối hận
- Có một thời gian dài tôi rơi vào tình trạng vô cùng chán nản vì ở tuổi đã gần 30 mà chưa một lần biết yêu đương là gì. Mỗi sáng thức giấc sau khi ngốn cả tấn phim ngôn tình từ đêm hôm trước, tôi đều tự hỏi bao giờ thì đến lượt mình được yêu đây, bao giờ người đàn ông của đời tôi mới xuất hiện?
Nếu anh ấy xuất hiện, chúng tôi sẽ cùng làm những điều này, điều này, lãng mạn y như trong phim tôi xem vậy.
Nhưng đó mãi chỉ là mơ ước viển vông. Thực tế là, tôi nặng nề lê mình khỏi giường, đánh răng rửa mặt, chải vội mái tóc, thay quần áo rồi lao ra khỏi nhà đến công sở, gắn mình hầu như cả ngày bên góc bàn làm việc - trừ đúng lúc nghỉ trưa ngồi ăn cùng đồng nghiệp trong phòng, đa phần là các chị đã có gia đình.
Thế là hết một ngày, tôi lại quay về nhà thu mình trong tổ kén. Các buổi tối, tôi không chat với mấy đứa bạn thân thì sẽ ngồi luyện phim ngôn tình, rồi sáng ra lại tự hỏi “bao giờ thì đến lượt mình được yêu đây?”.
Tôi cũng giống như nhiều bạn gái độc thân chuẩn bị bước vào tuổi “băm” khao khát tìm được người đàn ông vĩnh viễn là của mình, người sẽ giữ mình lại trong vòng bảo vệ rắn chắc của anh ấy khi mình quá chén giữa buổi tiệc vui, người sẽ thì thầm vào mình ấy rằng “em là người đẹp nhất” ngay cả khi tôi có áo quần đầu tóc xộc xệch bước ra từ phòng ngủ trông chẳng ra làm sao cả.
Ôi tình yêu đúng là điều kỳ diệu, nghĩ đến thôi cũng đủ khiến người ta hạnh phúc. Nhưng tại sao tình yêu mãi chưa tìm đến những cô gái như tôi?
Nếu tôi có thể hiểu sớm hơn những điều mà bây giờ tôi mới hiểu, thì ngày đó, tôi đã nói với cô gái độc thân trong mình rằng:
“Cậu quá lười biếng, không bao giờ chịu ra khỏi nhà”
Tình yêu từ trên trời rơi xuống chỉ có trong ngôn tình, còn thực tế, nếu muốn có người yêu, chúng ta nhất định phải nhấc mình ra khỏi ghế sofa, trang điểm, mặc đẹp và bước ra khỏi nhà.
Mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội của mình ra, tới ngay bữa tiệc đó nơi có toàn các cô gái và các chàng trai còn độc thân, hoặc một buổi gặp mặt thân mật nào đó do bạn bè tổ chức, bạn chắc chắn sẽ được giới thiệu thêm với những gương mặt mới.
Cần cởi mở hơn trong thế giới hẹn hò, đến phòng tập, thậm chí thử cả hò hẹn online. Khi bạn nỗ lực tìm kiếm, đối tác tiềm năng chắc chắn sẽ xuất hiện.
“Cậu gắn mình cả ngày với chiếc bàn làm việc, có đàn ông dán trên đó hay sao?”
Đó thực sự là sai lầm thâm căn cố đế của tôi. Nhỏ đi học thì gắn vào bàn học, lớn đi làm thì gắn vào bàn làm việc, tôi là một người nghiện việc. Ngoài giờ làm, tôi ngủ, tôi xem phim, tôi không dành thời gian cho các mối quan hệ khác nên gần như không có ai gọi điện rủ tôi ra ngoài cả.
Vẫn là bài học xương máu đó thôi: Muốn kiếm đàn ông thì phải nhấc gót ra đường. Đăng ký lớp học ngoại khoá, đến lớp tập thể dục, lượn lờ thả dáng ở bể bơi… Làm bất cứ điều gì để nhoài ra được thế giới bên ngoài, ở đó mới có tình yêu bạn đang tìm kiếm.
“Cậu quá cứng nhắc với những tiêu chí lựa chọn”
Hồi còn đi học, tôi mê một anh lớp trên đẹp trai, chơi bóng rổ giỏi. Hình mẫu của tôi khi đó nhất định là đàn ông phải cao 1.8m, biết chơi thể thao và nổi bật ở mọi nơi.
Lớn hơn một chút, đọc “Cuốn theo chiều gió” tôi lại thích đàn ông phải có chút đểu đểu, nhanh nhạy thức thời, bản chất “con buôn nghĩa khí”, tán gái siêu giỏi như anh chàng Rhett Butler.
Đã mê hình tượng nào thì những người đàn ông không đạt chuẩn hình tượng đó tôi không bao giờ để mắt tới. Trái lại, suốt ngày tôi vật vã khổ đau vì những anh chàng thuộc hình tượng yêu thích không để mắt tới mình. Rốt cuộc, thanh xuân trôi đi cùng bao chàng trai vuột khỏi tầm tay vì sự loay hoay lựa chọn của tôi.
Cho nên, muốn có người yêu, phải thử cả những người mình không nghĩ sẽ là đối tác tiềm năng, hạ thấp tiêu chuẩn xuống, vì chưa biết chừng, người bạn không đặt nhiều kỳ vọng lại là viên ngọc sáng giá nhất.
“Người đàn ông cậu thích không có cảm xúc với cậu”
Tình yêu cần xuất phát từ hai phía, chỉ có mình trái tim bạn thổn thức thì không đủ. Đừng vật vã đau khổ vì một người đàn ông không thích bạn trong khi bạn cứ đặt mình ở chế độ sẵn sàng chờ anh ta. Chuyển người khác ngay!
Còn một điều nữa, chẳng liên quan gì đến tôi, nhưng là vấn đề của nhiều cô gái khác mà tôi quan sát được: Lại hẹn hò với tình cũ.
Nếu cứ dùng dằng mãi trong mối quan hệ rõ ràng là có vấn đề mới phải chia tay, thì bao giờ bạn mới mở lòng đón nhận được tình yêu mới từ người đàn ông sinh ra là để dành cho bạn?
Vợ đẹp và giỏi giang, chồng vẫn nói lời yêu thương với nữ tạp vụ
Chồng tôi đã tự phá đi sự êm ấm của gia đình bằng việc ngoại tình với một người đàn bà không ai ngờ tới.
">Tâm sự của gái ế
Chị Ma Hyun-Joo và 2 con chuyển từ Hàn Quốc tới Montreal (Canada) cách đây 2 năm, trong khi chồng chị vẫn sống ở Hàn Quốc. Những gia đình này được gọi bằng khái niệm "gia đình ngỗng".
Chị Ma chia sẻ, bọn trẻ đã quen với cuộc sống ở Montreal nhưng chúng vẫn nhớ bố.
“Con trai tôi thích chơi đùa với bố. Con gái tôi thì nhớ những cái ôm của anh ấy. Khi còn ở Hàn Quốc, tôi hay cằn nhằn con bé và con bé lại đi tìm bố để được an ủi. Con bé nhớ điều ấy”.
Chị Ma cho rằng 2 đứa con của cô thật may mắn khi được bố sang thăm 2 lần/ năm. Gia đình họ cũng đang chờ ngày được đoàn tụ. Chị biết nhiều gia đình Hàn Quốc khác đã không được gặp nhau nhiều năm trời.
Sự sắp xếp này - khi các bà mẹ đưa con sang một quốc gia phương Tây, còn người bố vẫn ở quê nhà chu cấp tài chính - đang rất phổ biến ở Hàn Quốc. Những ông bố ở quê nhà được gọi bằng một “biệt danh” đặc biệt: bố ngỗng cô đơn.
Sở dĩ họ phải chọn cách sống như vậy là để con cái được đi học ở phương Tây - nơi mà việc học tập ít căng thẳng hơn ở Hàn Quốc. Và bọn trẻ được hấp thụ tiếng Anh một cách tự nhiên.
“Tôi đã suy nghĩ về việc học tập của con, nhưng tôi cũng muốn thử sống ở một quốc gia khác” - chị Ma nói.
Đó là một hành trình với bà mẹ 2 con. Chị phải học tiếng Pháp và kiếm việc làm trong khi vẫn một mình chăm sóc các con.
Những bữa cơm một mình
Ông Kim Jong-Min sống như một "bố ngỗng" trong khoảng 2 năm trước khi đoàn tụ với gia đình ở Canada. Tại Montreal, các gia đình “ngỗng” chiếm hơn ¼ số hộ gia đình người Canada gốc Hàn.
Ông Kim Jong-Min, tổng quản lý một tổ chức cộng đồng cho biết, ông đã quá quen với việc đó.
Trước kia, ông Kim cũng là một “bố ngỗng cô đơn” trong vòng 2 năm, khi vợ và 2 con trai chuyển tới Montreal.
Ban đầu, ông không cảm thấy tệ lắm. “Tôi cảm giác giống như tôi có thể làm bất cứ việc gì tôi muốn, giống như cảm giác tôi được tự do”.
Nhưng sau 6 tháng, nỗi cô đơn bắt đầu ập đến.
Những ngày cuối tuần, nỗi cô đơn được cảm nhận rõ rệt hơn. Bạn không có ai để nói chuyện và bạn phải ăn cơm một mình.
Khi còn trẻ, ông Kim muốn đi du học nhưng ước mơ không thành hiện thực. Ông thề với mình rằng nếu các con muốn trải nghiệm, ông sẽ tìm cách để đưa chúng đi.
Thời điểm con muốn đi du học, ông đang sở hữu một công ty tư vấn mà ông không thể từ bỏ. Ông không biết liệu mình có thể tìm được việc trong lĩnh vực của mình ở Canada không, hay bằng cấp của ông có được công nhận hay không.
Hơn nữa, Hàn Quốc cũng không phải là một nơi quá tệ để sống. Nó là một quốc gia phát triển, không có xung đột bạo lực, chất lượng cuộc sống tốt.
Nhưng sau 2 năm sống xa gia đình, ông Kim nhận ra rằng các con - một đứa 8 tuổi, một đứa 10 tuổi khi tới Montreal - đang trải qua những năm tháng quan trọng mà không có bố bên cạnh. Ông nhớ chúng vô cùng.
“Chúng muốn chơi bóng đá nhưng không có bố chơi cùng. Khi bước vào tuổi dậy thì, chúng muốn nói chuyện với bố về cách cơ thể mình thay đổi. Tôi cũng không thể ở bên con những lúc ấy”.
Ông nhận ra rằng các con cần có bố.
Việc lệch múi giờ 14 tiếng khiến gia đình ông khó tìm được thời điểm thích hợp để trò chuyện với nhau. Khi ông Kim rảnh thì các con lại đang ở trường.
Đã có những chuyến đi dài qua lại giữa Seoul và Montreal. Nhưng khi ở Montreal, ông không thể giám sát các nhân viên của mình.
Mọi việc trở nên khó khăn với ông. Cuối cùng, ông quyết định đóng cửa công ty và chuyển tới Montreal, đoàn tụ với gia đình.
“Bạn không nhận ra ai đó quý giá với bạn đến mức nào khi họ vẫn đang ở cạnh bạn. Khi sống xa gia đình, tôi mới nhận ra điều đó”.
Hy sinh đời bố
Park Seryung chia sẻ, cô cảm thấy áp lực khi biết sự hi sinh quá lớn của bố mẹ để cô được học ở nước ngoài. Park Seryung mơ về việc được sống ở nước ngoài từ khi cô vẫn còn là một đứa trẻ ở Hàn Quốc.
Năm 14 tuổi, giấc mơ của cô trở thành sự thật. Mẹ cô nghỉ công việc giảng viên đại học để đưa cô và em trai sang Canada. Park nói, thời điểm đó, cô chưa thực sự hiểu hết sự hi sinh ấy của bố mẹ.
Park kể, ban đầu bố cô phản đối nhưng ông miễn cưỡng để họ ra đi.
Park đạt được ước mơ nhưng nó khó khăn hơn cô nghĩ. Cuộc sống ở Canada không giống như cô kỳ vọng. Thời gian đầu, rào cản ngôn ngữ và khác biệt văn hóa là một thách thức với 3 mẹ con.
Không chỉ phải hi sinh về mặt tài chính, việc gia đình ly tán cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt cảm xúc với bố cô. “Ông ấy cảm thấy cô đơn vì cứ phải sống một mình, lặng lẽ. Khi cả nhà không được sống cùng nhau, mọi thứ đều không trọn vẹn”.
Năm 21 tuổi, Park đã hiểu hơn những hi sinh của bố mẹ. “Chúng tôi không giàu có nhưng bố mẹ vẫn cho tôi đi học ở Canada. Đó là một quyết định lớn và theo cách nhìn đó thì tôi cảm thấy mình có lỗi” - Park chia sẻ.
“Tôi không biết liệu sau này mình có thể trả ơn bố mẹ được không”.
Hiện cô là sinh viên năm nhất ngành Khoa học máy tính ở ĐH McGill. Những trải nghiệm ở Canada đã giúp cô có cái nhìn cởi mở hơn. Nó cũng thay đổi danh tính của cô. Cô không còn cảm thấy mình là người Hàn Quốc hoàn toàn, mà là người ở giữa văn hóa Hàn Quốc và Canada.
Park tự hỏi liệu cô có sẵn sàng làm cho con những việc như bố mẹ đã làm cho mình - hi sinh cuộc sống bình thường ở Hàn Quốc để hiện thực hóa ước mơ định cư ở nước ngoài.
“Tôi nghĩ bố mẹ chắc chắn phải yêu chúng tôi rất nhiều, đủ để họ ưu tiên việc giáo dục của chúng tôi lên trên cuộc sống riêng của mình”.
Người trẻ Hàn Quốc đang ngập đầu trong nợ nần
Nhiều gia đình Hàn Quốc đang ngập đầu trong nợ nần vì nhiều lý do khác nhau, từ bội chi thẻ tín dụng cho tới thất nghiệp, thua lỗ cờ bạc.
">Những ông bố vật lộn với cô đơn, nuôi vợ con ở trời Tây