NEWS

1. Hãng Mercedes- Benz: Karl Friedrich Benz (Giáp Thìn - 1844)Karl Friedrich Benz Benz là một nhà thgiải bóng đá vô địch quốc gia ýgiải bóng đá vô địch quốc gia ý、、

Những nhà lãnh đạo tuổi Thìn nổi tiếng trong lịch sử ô tô toàn cầu

1. Hãng Mercedes- Benz: Karl Friedrich Benz (Giáp Thìn - 1844)

Karl Friedrich Benz Benz là một nhà thiết kế động cơ và kỹ sư người Đức. Ông được nhiều người coi là "cha đẻ của ô tô",ữngnhàlãnhđạotuổiThìnnổitiếngtronglịchsửôtôtoàncầgiải bóng đá vô địch quốc gia ý đồng thời cũng là "cha đẻ của ngành công nghiệp ô tô" khi phát minh ra chiếc ôtô chạy bằng động cơ đốt trong đầu tiên trên thế giới.

karl friedrich benz 1.jpg
Karl Friedrich Benz - cha đẻ của ngành công nghiệp ô tô thế giới

Chiếc xe 3 bánh chạy bằng động cơ 4 thì của Karl Benz hoàn tất vào năm 1885 và được đặt tên là Benz Patent Motorwagen. Nhưng phải đến năm 1886, phát minh này của ông mới được cấp bằng sáng chế. Karl Benz quyết định bán chiếc Motorwagen ra thị trường vào cuối mùa hè năm 1888, chính thức trở thành mẫu ôtô thương mại đầu tiên trong lịch sử. 

Sự sáp nhập giữa công ty của Karl Benz và Gottlieb Daimler thành công ty Daimler-Benz vào ngày 28/6/1926 đã đánh dấu cho sự ra đời những chiếc xe mang thương hiệu Mercedes-Benz mà chúng ta được biết cho tới ngày nay.

2. Hãng Lotus Cars: Anthony Colin Bruce Chapman (Mậu Thìn - 1928)

Anthony Colin Bruce Chapman là một kỹ sư thiết kế, nhà phát minh và chủ thầu xây dựng người Anh. Năm 1952, ông thành lập công ty chế tạo xe thể thao Lotus Cars. Ban đầu, Chapman chỉ điều hành Lotus trong thời gian rảnh rỗi cùng với sự hỗ trợ của một nhóm những người đam mê. 

anthony colin bruce chapman.jpg
Anthony Colin Bruce Chapman và đội đua F1 Lotus.

Chapman nổi tiếng với câu nói: “Tăng công suất sẽ làm xe nhanh hơn trên đường thẳng, song giảm trọng lượng giúp xe đi nhanh hơn ở mọi nơi”, triết lý này đã giúp định hình nên những chiếc xe trọng lượng nhẹ, cảm giác lái thú vị của Lotus.

Dưới sự điều hành của Chapman, đội đua F1 Lotus đã giành 7 chức vô địch đồng đội, 6 cho tay đua, cùng các danh hiệu vô địch Indianapolis 500 tại Mỹ trong giai đoạn 1962-1978.

Ngày nay, nhiều ý tưởng của Chapman vẫn được sử dụng trong các giải đua xe hàng đầu. Ông là người đi tiên phong sử dụng thanh giằng cho hệ thống treo sau. Phát minh lớn tiếp theo của ông là sử dụng kết cấu khung gầm liền khối (monocoque). Chapman mất năm 1982 ở tuổi 54 sau một cơn đau tim.

3. Hãng Fiat và Chrysler: Sergio Marchionne (Nhâm Thìn - 1952)

Sergio Marchionne là một doanh nhân người Canada gốc Ý. Ông được biết đến rộng rãi khi có công vực dậy hãng xe Fiat đang làm ăn thua lỗ sinh lời trở lại trong chưa đầy 2 năm, kể từ khi nắm quyền điều hành năm 2004.

sergio marchionne.jpg
Sergio Marchionne - người đưa Fiat và Chrysler từ bờ vực phá sản trở thành công ty kinh doanh có lãi.

Năm 2009, ông thúc đẩy việc hình thành liên minh với Chrysler và hiện nay Fiat đã nắm cổ phần đa số ở hãng xe Mỹ. Nhờ Fiat, chưa đến 2 năm sau khi nộp đơn phá sản, Chrysler đã thông báo có lãi vào đầu năm 2011.

Nhờ những đóng góp to lớn đó, Sergio Marchionne đã được tạp chí Motor Trend bầu chọn là người có quyền lực nhất ngành ôtô toàn cầu vào năm 2012. Ông qua đời vào năm 2018 ở tuổi 66 sau những biến chứng do phẫu thuật. Nhiều người đã ví Sergio Marchionne như là một "huyền thoại" của ngành công nghiệp ô tô và là một trong những nhà lãnh đạo kinh doanh táo bạo nhất".

4. Hãng BMW: Adrian van Hooydonk (Giáp Thìn - 1964)

Tốt nghiệp Đại học Công nghệ Delft (Hà Lan) năm 1988, Adrian van Hooydonk bắt đầu sự nghiệp trên cương vị một nhà thiết kế tự do. Năm 1992, van Hooydonk bắt đầu gia nhập hãng xe BMW. Trong giai đoạn 2001-2004, ông đã lãnh đạo nhóm tạo ra những mẫu xe tuyệt đẹp như nguyên mẫu Z9 GT Gullwing, BMW 6-Series E63/E64 và 7-Series E65.

adrian van hooydonk.jpg
Adrian van Hooydonk đang giúp BMW tạo ra những khác biệt nổi bật so với Mercedes và Audi.

Với mẫu Z9 GT concept, ý tưởng thiết kế điêu khắc của van Hooydonk đã có sức ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách thiết kế của BMW trong suốt hơn một thập kỷ. Vào năm 2009, ông mới trở thành Giám đốc Thiết kế của Tập đoàn BMW, kế nhiệm Chris Bangle.

Trên cương vị mới, Adrian van Hooydonk chính là người trực tiếp đứng sau những dòng xe của hãng xe BMW như 5-Series, 6-Series, 7-Series, X3 và X5. Nhưng đáng chú ý nhất về vị lãnh đạo "tuổi Thìn" này vẫn là triết lý thiết kế mới gây ra nhiều tranh cãi song lại tạo ra sự khác biệt nổi bật so với các đối thủ đồng hương như Mercedes-Benz hay Audi.

5. Từ Mercedes- Benz đến Lamrboghini và Bugatti: Stephan Winkelmann (Giáp Thìn - 1964)

Stephan Winkelmann sinh tại Berlin, Đức song lại lớn lên ở Rome, Ý. Khởi nghiệp vào năm 1993, Winkelmann bước vào ngành công nghiệp ô tô trong vị trí đại diện bán hàng của Mercedes-Benz, sau đó lần lượt chuyển sang Alfa Romeo, Lancia và Fiat.

Năm 1996, ông trở thành giám đốc tiếp thị và bán hàng của Alfa Romeo Đức rồi đến Fiat. Nhưng thành công lớn nhất của Stephan Winkelmann gắn liền với Volkswagen khi gia nhập tập đoàn này vào tháng 1/2005 và đảm nhận chức Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của thương  hiệu Lamborghini.

stephan winkelmann.jpg
Stephan Winkelmann giúp hãng xe thể thao nước Ý tăng trưởng chóng mặt khi ông nắm quyền.

Từ năm 2005 đến năm 2016, dưới sự điều hành của Winkelmann, hãng xe thể thao nước Ý đã ra mắt các mẫu Gallardo, Murciélago, Aventador và Huracan, cùng với một số lượng lớn các mẫu xe độc ​​đáo và sản phẩm độc nhất vô nhị. Nhờ đó, doanh số bán xe của Lamborghini đã tăng trưởng lên tới 300%. Ông cũng là người thúc đẩy thương hiệu này cho ra đời mẫu SUV Urus vào năm 2018.

Cùng năm đó, Stephan Winkelmann được kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch Bugatti Automobiles cho tới nay. Kể từ khi ông nhậm chức, mới, các mẫu xe như Bugatti Divo, Centodieci, La Voiture Noire và các biến thể độc bản khác dựa trên Chiron đã được tạo ra đều nhận được những lời khen ngợi từ giới điệu mộ.

6. Hãng Rimac: Mate Rimac (Mậu Thìn - 1988)

Mate Rimac là một doanh nhân đến từ Croatia và là người sáng lập ra thương hiệu xe điện thể thao Rimac. Năm 19 tuổi, Rimac bắt đầu biến chiếc BMW 3 Series đời 1984 cũ thành ô tô điện và sau đó đã phá vỡ nhiều kỷ lục thế giới về xe điện. Sau đó, anh tiếp tục tạo ra chiếc siêu xe chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên của mình với tên gọi Rimac Concept One vào năm 2011 ở tuổi 23.

mate rimac.jpg
Mate Rimac được Forbes vinh danh là 1 trong 30 gương mặt xuất sắc thế giới dưới 30 tuổi.

Chỉ từ vài nhân viên vào năm 2011, hãng xe điện thể thao Rimac của anh đã có hơn 1.000 nhân viên vào năm 2020, thu hút được sự đầu tư lớn từ các thương hiệu nổi tiếng như Porsche, Hyundai-KIA và Camel Group, một trong những nhà sản xuất pin lớn nhất châu Á.

Ngoài việc phát triển và sản xuất xe điện thể thao của riêng mình, Rimac còn cung cấp hệ thống và công nghệ xe điện cho nhiều tên tuổi lớn trong ngành ô tô như Porsche, Hyundai, KIA, Renault, Jaguar, Aston Martin, SEAT, Koenigsegg và Automobilei Pininfarina.

Vị CEO của Rimac đã từ chối lời đề nghị chuyển hoạt động kinh doanh của mình ra khỏi đất nước bởi mục tiêu của anh là đưa các nhà sản xuất ô tô danh tiếng đến Croatia.

Forbes đã vinh danh Rimac là một trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi (Top 30 Under 30) xuất sắc nhất của thế giới vào năm 2017. Trong khi Motor Trend của Mỹ đã xếp Rimac ở vị trí thứ 9 trong danh sách những ông lớn nhất ngành ô tô toàn cầu.

Tổng hợp

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Cận cảnh siêu xe Ferrari 296 GTS của đại gia Sài Gòn có bộ mâm trị giá hơn 1 tỷChiếc siêu xe Ferrari 296 GTS thứ hai về Việt Nam có giá lăn bánh lên tới hơn 31 tỷ đồng, cao hơn khoảng 8 tỷ so với giá khởi điểm do trang bị nhiều tùy chọn đắt tiền.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap