Ưng Sĩ Sơn đã chế thành công mô hình thu nhỏ của chiếc máy bay Su-37 bằng cách mày mò, lắp ráp từ những linh kiện điện tử mua sẵn, tự tạo vỏ và điều khiển.

Mới đây, fanpage hơn 8 triệu thành viên đăng tải clip quay cảnh học sinh lớp 11 tại Bắc Giang tự chế mô hình máy bay điều khiển từ xa và cho chạy thử với tốc độ đáng kinh ngạc.

Chỉ trong vài phút, chiếc máy bay mô hình này lao vút lên bầu trời, biểu diễn xoay lộn nhiều vòng đẹp mắt rồi hạ cánh một cách an toàn.

Màn trình diễn mô hình máy bay thu nhỏ Su - 37 của nam sinh lớp 11: Chiếc máy bay điều khiến từ xa của Sơn - cậu học trò lớp 11 tại Bắc Giang có thể bay với tốc độ từ 70 - 80 km / h.

Sau khi chia sẻ, đoạn video nhanh chóng thu hút hơn hai triệu lượt xem, cùng hàng chục nghìn bình luận. Theo dân mạng đánh giá, đây là mô hình điều khiển từ xa, thu nhỏ của máy bay Su-37. Loại mô hình này có bán sẵn, người dùng chỉ việc mua về lắp ghép lại và sử dụng.

Chủ nhân chiếc máy bay gây chú ý trên mạng là Ưng Sĩ Sơn, học sinh lớp 11A13, trường THPT Lục Ngạn Số 1, Bắc Giang.

Để giải đáp thắc mắc của mọi người, Sơn cho hay chiếc máy bay của cậu có thể gọi tên là Su-37. Sản phẩm này được chế theo hình dáng của bản thật, tốc độ bay khoảng 70-80 km/h.

{keywords}

Sơn cùng những mô hình máy bay của mình. Ảnh: NVCC.

Đây là sản phẩm được những người chuyên chơi máy bay gọi là máy bay mô hình RC (điều khiển từ xa). Sơn cho biết ngoài thị trường có bán loại này. Tuy nhiên, để bay được như trong clip của cậu thì không phải chuyện đơn giản.

"Nhiều người nói mình mua về rồi tháo ra, lắp ghép lại là không đúng. Những chiếc mua sẵn chỉ bay được thời gian ngắn và phạm vi kém khó đạt được tốc độ giống của mình", Sơn nói với Zing.vn.

Nam sinh lớp 11 chia sẻ thêm cậu mất khoảng 3 triệu đồng để mua linh kiện điện tử từ Hà Nội. Loại linh kiện này có thể mua cả bộ hoặc rời. Sau đó, Sơn tự lắp ghép đồ điện, chế vỏ bằng xốp và cài đặt để cho máy bay có thể lượn trên bầu trời giống như trong đoạn video.

Động cơ của máy bay mô hình là mô tơ điện chạy bằng pin. Cơ cấu hoạt động cũng gần như máy bay thật.

"Mình có nhiều người bạn cùng câu lạc bộ đam mê máy bay mô hình. Họ làm hỏng cả chục chiếc mà vẫn không bay được. Vấn đề điều khiển sao cho máy bay đi được với tốc độ như trên không hề dễ", nam sinh cho hay.

Có niềm đam mê chơi và chế máy bay từ khi còn rất nhỏ, Sĩ Sơn đến nay đã tạo ra mô hình RC thu nhỏ của nhiều loại máy bay thật như Su-27, Su-30, Su-37, Su-47…

Sáng tạo của nam sinh này hiện nhận được nhiều lời khen ngợi từ phía dân mạng.

Thành viên Lê Lâm bình luận: “Em học sinh này giỏi quá! Bản thân tôi luôn đánh giá cao những bạn có kiến thức và thích tìm hiểu thực tế hơn là lý thuyết. Tôi nghĩ bạn này có thể xử lý mọi vấn đề về điện trong nhà. Một sản phẩm rất đáng khen”.

“Nhiều người nói mua sẵn về rồi dùng, các bạn thử mua về xem có dùng được như thế kia không? Thời buổi này, nhiều người chỉ giỏi ngồi phán trên mạng xã hội. Tôi thấy em học sinh kia rất có tài và nên được tạo điều kiện nuôi dưỡng, trau dồi”, nickname Phương Phương bày tỏ.

Theo Zing" />

Học sinh lớp 11 chế mô hình thu nhỏ máy bay Su

Ưng Sĩ Sơn đã chế thành công mô hình thu nhỏ của chiếc máy bay Su-37 bằng cách mày mò,ọcsinhlớpchếmôhìnhthunhỏmágiai duc lắp ráp từ những linh kiện điện tử mua sẵn, tự tạo vỏ và điều khiển.

Mới đây, fanpage hơn 8 triệu thành viên đăng tải clip quay cảnh học sinh lớp 11 tại Bắc Giang tự chế mô hình máy bay điều khiển từ xa và cho chạy thử với tốc độ đáng kinh ngạc.

Chỉ trong vài phút, chiếc máy bay mô hình này lao vút lên bầu trời, biểu diễn xoay lộn nhiều vòng đẹp mắt rồi hạ cánh một cách an toàn.

Màn trình diễn mô hình máy bay thu nhỏ Su - 37 của nam sinh lớp 11: Chiếc máy bay điều khiến từ xa của Sơn - cậu học trò lớp 11 tại Bắc Giang có thể bay với tốc độ từ 70 - 80 km / h.

Sau khi chia sẻ, đoạn video nhanh chóng thu hút hơn hai triệu lượt xem, cùng hàng chục nghìn bình luận. Theo dân mạng đánh giá, đây là mô hình điều khiển từ xa, thu nhỏ của máy bay Su-37. Loại mô hình này có bán sẵn, người dùng chỉ việc mua về lắp ghép lại và sử dụng.

Chủ nhân chiếc máy bay gây chú ý trên mạng là Ưng Sĩ Sơn, học sinh lớp 11A13, trường THPT Lục Ngạn Số 1, Bắc Giang.

Để giải đáp thắc mắc của mọi người, Sơn cho hay chiếc máy bay của cậu có thể gọi tên là Su-37. Sản phẩm này được chế theo hình dáng của bản thật, tốc độ bay khoảng 70-80 km/h.

{ keywords}

Sơn cùng những mô hình máy bay của mình. Ảnh: NVCC.

Đây là sản phẩm được những người chuyên chơi máy bay gọi là máy bay mô hình RC (điều khiển từ xa). Sơn cho biết ngoài thị trường có bán loại này. Tuy nhiên, để bay được như trong clip của cậu thì không phải chuyện đơn giản.

"Nhiều người nói mình mua về rồi tháo ra, lắp ghép lại là không đúng. Những chiếc mua sẵn chỉ bay được thời gian ngắn và phạm vi kém khó đạt được tốc độ giống của mình", Sơn nói với Zing.vn.

Nam sinh lớp 11 chia sẻ thêm cậu mất khoảng 3 triệu đồng để mua linh kiện điện tử từ Hà Nội. Loại linh kiện này có thể mua cả bộ hoặc rời. Sau đó, Sơn tự lắp ghép đồ điện, chế vỏ bằng xốp và cài đặt để cho máy bay có thể lượn trên bầu trời giống như trong đoạn video.

Động cơ của máy bay mô hình là mô tơ điện chạy bằng pin. Cơ cấu hoạt động cũng gần như máy bay thật.

"Mình có nhiều người bạn cùng câu lạc bộ đam mê máy bay mô hình. Họ làm hỏng cả chục chiếc mà vẫn không bay được. Vấn đề điều khiển sao cho máy bay đi được với tốc độ như trên không hề dễ", nam sinh cho hay.

Có niềm đam mê chơi và chế máy bay từ khi còn rất nhỏ, Sĩ Sơn đến nay đã tạo ra mô hình RC thu nhỏ của nhiều loại máy bay thật như Su-27, Su-30, Su-37, Su-47…

Sáng tạo của nam sinh này hiện nhận được nhiều lời khen ngợi từ phía dân mạng.

Thành viên Lê Lâm bình luận: “Em học sinh này giỏi quá! Bản thân tôi luôn đánh giá cao những bạn có kiến thức và thích tìm hiểu thực tế hơn là lý thuyết. Tôi nghĩ bạn này có thể xử lý mọi vấn đề về điện trong nhà. Một sản phẩm rất đáng khen”.

“Nhiều người nói mua sẵn về rồi dùng, các bạn thử mua về xem có dùng được như thế kia không? Thời buổi này, nhiều người chỉ giỏi ngồi phán trên mạng xã hội. Tôi thấy em học sinh kia rất có tài và nên được tạo điều kiện nuôi dưỡng, trau dồi”, nickname Phương Phương bày tỏ.

Theo Zing