NEWS

Đại biểu HĐND huyện Võ Nhai quét mã QR nhận tài liệu trước khi và23 âm là bao nhiêu dương23 âm là bao nhiêu dương、、

Thái Nguyên hướng tới nền hành chính không giấy tờ

 

Đại biểu HĐND huyện Võ Nhai quét mã QR nhận tài liệu trước khi vào họp.

Hơn 1 năm trở lại đây,áiNguyênhướngtớinềnhànhchínhkhônggiấytờ23 âm là bao nhiêu dương HĐND huyện Võ Nhai đã hoàn toàn áp dụng kỳ họp không giấy tờ. Tất cả tài liệu thông thường có thể lên tới 1kg giấy in mỗi đại biểu được thay thế bằng tài liệu trực tuyến.

Không chỉ đơn thuần không giấy, mỗi tài liệu được cung cấp trực tuyến cho đại biểu đều đi kèm với khả năng tương tác cho người dùng.

Đại biểu HĐND huyện hoàn toàn có thể ghi chú, đánh dấu văn bản cần lưu ý và đặc biệt có thể chọn cách góp ý với từng văn bản, tài liệu thông qua thiết bị thông minh thay vì phát biểu góp ý theo cách thông thường tại hội trường.

Bên cạnh đó, các đại biểu còn có thể chia tổ thảo luận trực tuyến ngay trên ứng dụng thay vì phải tổ chức một phòng họp như trước kia.

Ông Lê Định Tấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện Võ Nhai, cho biết: Triển khai phòng họp không giấy từ cuối tháng 3-2022, đến nay, huyện Võ Nhai đã tổ chức hàng trăm cuộc họp theo hình thức này.

Các đại biểu có thể nhanh chóng truy cập tài liệu chính, tài liệu tham khảo, tài liệu liên kết bên ngoài, kết hợp với các công cụ tiện lợi như ghi chú, đánh dấu, góp ý…

Cùng với Võ Nhai, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều đã có những thay đổi rõ rệt khi nền hành chính được hiện đại hóa. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối 4 cấp hành chính tiếp tục được phát triển, kết nối thông suốt đến 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên toàn tỉnh. Từ đó phục vụ an toàn, kịp thời tất cả các phiên họp trực tuyến.

UBND các cấp trên địa bàn tỉnh đã trang bị đầy đủ máy tính, máy in, kết nối mạng Internet. 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thành thạo máy tính trong công việc.

Một số địa phương đã đầu tư các trang thiết bị công nghệ thông tin như máy chiếu, máy quét phục vụ cho việc số hóa tài liệu, văn bản. Qua đó giúp cán bộ, công chức thay đổi phương thức lưu trữ, quản lý và khai thác thông tin điện tử thay thế phương thức làm việc truyền thống.

Cùng với việc đầu tư hạ tầng, trang thiết bị, để hiện đại hóa nền hành chính, tỉnh đã triển khai hệ thống thông tin dùng chung. Trong đó có các hệ thống quan trọng, như: Quản lý văn bản hỗ trợ điều hành; thư điện tử công vụ; thông tin giải quyết thủ tục hành chính và hệ thống các trang thông tin điện tử của tỉnh.

Tỉnh đã xây dựng Trung tâm Dữ liệu và Trung tâm Giám sát an toàn thông tin tập trung để quản trị, vận hành các hệ thống thông tin dùng chung.

Với việc đưa vào hoạt động các hệ thống kể trên, hiện tại, Thái Nguyên đã hoàn thành tích hợp chức năng số hóa hồ sơ thủ tục hành chính trên hệ thống ở cả 3 cấp, theo quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng chính thức tại tất cả các bộ phận tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên toàn tỉnh.

Hệ thống đã được kết nối, chia sẻ dữ liệu hệ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo hiển thị đủ 20 trường thông tin phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng chữ ký số được sử dụng tại 100% cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp của tỉnh. Với trên 8 nghìn chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cấp cho công chức, viên chức, các địa phương đã bảo đảm trang bị 100% chữ ký số cho cán bộ một cửa và cán bộ tham gia giải quyết thủ tục hành chính…

Với chữ ký số, lãnh đạo các huyện, thành phố, đơn vị chỉ cần đăng nhập vào phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc, thực hiện ký số văn bản điện tử. Trừ những văn bản mật, toàn bộ văn bản đi, văn bản đến của các huyện, thành phố đều giải quyết trên môi trường mạng.

Qua đó, 9/9 huyện, thành phố và 177/177 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã thực hiện trao đổi, tạo lập, xử lý, ký số văn bản, hồ sơ công việc trên môi trường điện tử.

Ông Đào Ngọc Tuất, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết: Trước kia, trong nền hành chính giấy tờ, mọi công việc liên quan đến cơ quan, doanh nghiệp hay người dân đều được giải quyết bằng văn bản giấy.

Văn bản giấy tạo ra các quy trình thủ công, từ trình ký đến chuyển văn bản, mất nhiều thời gian và khó khăn cho việc lưu trữ, tra cứu.

Hiện tại, ở Thái Nguyên, văn bản giấy đang dần bị thay thế, toàn tỉnh đã đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử.

Số lượng văn bản được tạo lập, trao đổi và xử lý trên hệ thống phần mềm đã giảm công sức lao động, tiết kiệm nhiều tỷ đồng chi phí hành chính của các cơ quan mỗi năm; đồng thời góp phần nâng cao mức độ an toàn và tính bảo mật, thay đổi tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức.

 Theo Thu Hà(Báo Thái Nguyên)

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap