简介Số đầu tiên của chuỗi talkshow trực tuyến “Chìa khóa Du học - Dấu ấn đàn chim Việt” được dẫn dắt bởixem ket qua bong daxem ket qua bong da、、
Số đầu tiên của chuỗi talkshow trực tuyến “Chìa khóa Du học - Dấu ấn đàn chim Việt” được dẫn dắt bởi TS. Lý Quí Trung - đồng sáng lập Phở 24 và có sự tham gia của ông Dimitry Trần - du học sinh lập nghiệp thành công trên đất Úc với startup về trí tuệ nhân tạo Harrison.AI.
Với niềm đam mê công nghệ và kiến thức tích lũy từ quá trình du học Úc,ọcsinhÚxem ket qua bong da Dimitry Trần cùng em trai là Aengus Trần đã thành lập Harrison.AI là start-up trí tuệ nhân tạo (AI) về y tế, kêu gọi thành công 20 triệu USD vốn đầu tư từ chuỗi bệnh viện Ramsay Health Care và nhiều quỹ mạo hiểm của thế giới. Trước đó, Dimitry Trần giữ vai trò tư vấn chiến lược và là giám đốc sáng tạo tại Tập đoàn Y Tế Ramsay Healthcare, với hơn 200 bệnh viện tại Úc, Anh, Pháp, Malaysia và Indonesia.
Được “truyền lửa” từ sự tử tế
Dimitry Trần cho biết, ông xuất phát từ lĩnh vực tài chính - kế toán và sau đó đi làm quản trị kinh doanh. Khi đi làm, ông gặp được người thầy Paul Ramsey - cũng là người sáng lập ra chuỗi bệnh viện Ramsay Healthcare.
Dimitry Trần cho biết: “Mình thấy được một tầm vóc đạo đức rất lớn từ ông ấy. Một người hết lòng với người bệnh và cũng đối xử vô cùng chân thành với mọi người. Mặc dù mình chỉ là một du học sinh Việt Nam bình thường nhưng mình cảm nhận được sự tôn trọng ông ấy dành cho mình”. Sự nể phục đó đã tạo cảm hứng cho Dimitry Trần “đào sâu” hơn vào lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe.
Ông Dimitry Trần đã được truyền cảm hứng để ứng dụng AI vào lĩnh vực y tế
Từ người thầy Paul Ramsey, Dimitry Trần ý thức y tế là một ngành nhân văn. Ông chia sẻ: “Nếu người kinh doanh y tế chăm sóc tốt cho những bác sĩ và điều dưỡng, thì họ sẽ chăm sóc tốt cho người bệnh, và từ đó lợi nhuận sẽ tự nhiên mà tới”. Trải qua nhiều vị trí làm việc tại chuỗi bệnh viện Ramsay Healthcare, nắm giữ vai trò tư vấn chiến lược và là giám đốc sáng tạo của tập đoàn, Dimitry Trần hiểu sâu sắc điều này.
Làm việc tại Ramsay Healthcare được một thời gian, Dimitry Trần gặp được người thầy thứ hai là ông Kerry Goulston - giáo sư Y khoa tại University of Sydney, là người lập ra tổ chức từ thiện “Học Mãi” tại Việt Nam (chương trình nhằm mang các giáo sư của Úc sang Việt Nam, đồng thời giúp các bác sĩ trẻ ở Việt Nam sang Úc để thực hành).
Dimitry Trần chia sẻ: “Mình bị ảnh hưởng bởi một người Úc mà lại có tâm với người Việt như vậy. Hai người thầy đó đã cho tôi động lực là muốn làm một cái gì đó giúp đỡ cho người Việt Nam mình thay chì chỉ nghĩ cho bản thân”.
Thành công là được hỗ trợ mọi người
Ông Dimitry Trần nhấn mạnh: “Công việc của bác sĩ quá áp lực, quá căng thẳng, quá khó. Nếu công nghệ có thể giúp họ phần nhỏ nào đó, chắc chắn sẽ làm cho chất lượng nền y tế tốt hơn.
Tôi may mắn đồng hành những buổi đầu với nhóm bác sĩ Việt Nam của tổ chức phi lợi nhuận giúp các bệnh viện, trạm, trung tâm y tế vùng sâu vùng xa nâng cao chất lượng khám và điều trị - Trung tâm Nghiên cứu Cải thiện Chất lượng y tế CHIR (Centre for Healthcare Improvement Research). CHIR giờ đã lớn mạnh hơn rất nhiều với mấy chục nghìn thành viên ở khắp cả nước. Quá trình đồng hành này giúp tôi hiểu thêm về nghề y, thấy được những thách thức từ thực tế của nền y tế Việt Nam”.
Hai anh em Dimitry Trần và Aengus Trần - đồng sáng lập công ty Harrison.AI
Năm 2019, Dimitry Trần mở rộng chi nhánh Harrison.AI đến Việt Nam nhằm chia sẻ nhiều hơn cho cộng đồng, góp phần giảm áp lực công việc lên các y, bác sĩ.
Dimitry Trần cho rằng: “Chỉ số đo lường thành công của mỗi người chính là số lượng người mà mình đã giúp đỡ hoặc có ảnh hưởng đến. Với tôi, chỉ số đó chính là số lượng bệnh nhân, bác sĩ, y tá, nhân viên… tiếp cận, hiểu những giá trị từ các sản phẩm của tôi.
Tôi không đặt nặng vấn đề kiếm được bao nhiêu tiền, mà số tiền đó mình có tái đầu tư được, xây dựng được một tổ chức bền vững vượt xa được ước mơ của mình hay không thôi”.
Số thứ hai của chuỗi talkshow “Chìa khóa du học - Dấu ấn Đàn chim Việt” sẽ được tổ chức từ 11h30 ngày 11/04/2021. TS. Lý Quí Trung sẽ trò chuyện cùng ông Nguyễn Hải Đăng - luật sư tư vấn và trạng sư được Tối cao pháp viện Australia và Toà thượng thẩm tiểu bang New South Wales, Australia công nhận; với hơn 20 năm hành nghề tại Sydney (Úc).
Buổi trò chuyện với chủ đề “Câu chuyện thành công của luật sư Việt trên đất Úc” sẽ xoay quanh chặng đường thành công của ông Nguyễn Hải Đăng trong lĩnh vực pháp lý; tìm kiếm những bài học thực tế, những khó khăn và thách thức của du học.
Bạn trẻ cũng có thể tham gia thảo luận, hỏi đáp trực tiếp với TS. Lý Quí Trung và ông Nguyễn Hải Đăng.
Đào tạo và cấp chứng chỉ chính là giải pháp mà các tổ chức đang tìm cách nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt kỹ năng an ninh mạng. (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu của Fortinet cũng chỉ ra rằng, thách thức lớn với các tổ chức là tìm kiếm và giữ chân những người phù hợp để đảm nhiệm các vai trò quan trọng về an ninh mạng, từ các chuyên gia về bảo mật đám mây đến chuyên gia phân tích SOC. Báo cáo cho thấy 60% các nhà lãnh đạo ở châu Á thừa nhận tổ chức của họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng và 57% rất vất vả để giữ chân nhân tài.
Một trong những thách thức là việc tuyển các nhân sự nữ, sinh viên mới tốt nghiệp đại học và người dân tộc thiểu số. Trong khu vực, 76% các tổ chức đánh giá việc tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp là trở ngại hàng đầu trong tuyển dụng, 75% các nhà lãnh đạo cho rằng vấn đề sau đó là việc tuyển dụng lao động nữ. Còn lại 62% nhận định rằng tuyển dụng người dân tộc thiểu số cũng rất khó khăn.
Nói về tình hình tại Việt Nam, ông Nguyễn Gia Đức, Giám đốc quốc gia Fortinet Việt Nam cho biết: Trong bối cảnh những cuộc tấn công mạng đang biến đổi nhanh chóng, các kỹ năng cần phải thay đổi để thích ứng. Đầu năm nay, Fortinet đã ký biên bản ghi nhớ với Đại học Công nghệ TP.HCM để hợp tác cung cấp cho sinh viên ngành công nghệ của trường các khóa đào tạo về an ninh mạng.
“Việc thành lập cơ sở đào tạo đầu tiên tại Việt Nam thể hiện nỗ lực của Fortinet trong việc giải quyết khoảng cách về kỹ năng mạng thông qua đào tạo và giáo dục. Chúng tôi đang hướng tới mục tiêu tham gia xây dựng một lực lượng chuyên gia an ninh mạng có kiến thức và kỹ năng toàn diện cho Việt Nam”, ông Nguyễn Gia Đức chia sẻ.
Vân Anh
Đại học Công nghệ TP.HCM hợp tác cùng Fortinet đào tạo chuyên gia an ninh mạng
Hợp tác mới ký kết giữa Đại học Công nghệ TP.HCM và Fortinet nhằm cung cấp cho sinh viên ngành công nghệ của trường các khóa đào tạo đầu ngành về an ninh mạng, đồng thời cấp chứng chỉ đào tạo sau khi sinh viên tốt nghiệp khóa học.
">
Thiếu hụt kỹ năng an ninh mạng tác động lớn đến các doanh nghiệp
Hình ảnh về cuộn ghi các công thức hóa học “khổng lồ” đầy thú vị này được một thành viên của lớp 10C7 Trường THPT Ngô Quyền đăng tải lên mạng xã hội.
Được biết, cuộn công thức hoá học này mới được thực hiện trong vòng 1 tuần bởi tập thể lớp 10C7. Cách hỗ trợ ghi nhớ đầy sáng tạo này được chính giáo viên dạy môn Hoá học của lớp đưa ra ý tưởng và hỗ trợ vật liệu để các học sinh thực hiện.
Những hình ảnh chỉ sau vài giờ đăng tải đã nhận được hàng nghìn lượt thích và chia sẻ nhanh chóng trên mạng.
Qua tìm hiểu của VietNamNet, người lên ý tưởng này là cô giáo Khiếu Thị Hương Chi, giáo viên chủ nhiệm và cũng là giáo viên dạy môn Hóa học của lớp 10C7.
Chia sẻ với VietNamNet, cô Khiếu Thị Hương Chi cho hay, cuộn giấy đó do cô lên ý tưởng gắn trên lớp với mong muốn các em học sinh nhớ kiến thức theo một cách thoải mái và bớt áp lực.
“Đó có thể được coi là bài tập từng chương, mỗi chương sẽ có một thay đổi chút cho bài tập tổng hợp. Các em đã vẽ bảng tuần hoàn nguyên tố hoá học khi học chương 1,2 và sang chương 3 các em mỗi người viết 2 công thức lên đó, vừa là để ghi nhớ vừa là để lưu lại làm kỷ niệm. Tôi cũng nói với các em sau này khi ra trường muốn giữ lại làm kỷ niệm của hơn 1000 ngày cô trò đồng hành. Tuần vừa rồi hoàn thành chương 3 thì trên đó mình thấy đã thêm tầm 100 công thức hoá học trên đó”.
Tuy nhiên, theo cô Chi, cuộn giấy rất lớn và đủ để “cả năm mới hết”.
“Ban đầu có thể sẽ thấy vấn đề trừu tượng, nhưng khi mỗi bạn viết khoảng vài công thức hóa học thôi thì sẽ thấy dần nhẹ nhàng. Qua đó, các em sẽ tự kiểm tra chéo lẫn nhau. Cơ bản tất cả đều được "bày" kiến thức mình tiếp thu được lên đó nên tạo ra một không khí sôi động khi mọi người đều tham gia bình luận sai/đúng. Hơn cả là các em ấy sẽ tìm được quy luật chung vì các công thức đều có những mối liên quan. Tính trực quan mình nghĩ là rất cần thiết”.
Theo cô Chi, các học sinh vui vẻ và hào hứng đón nhận với cách học sáng tạo này và hoàn thành, xây dựng nội dung trên đó một cách tích cực. “Các em ấy viết đủ các màu sắc, không dừng lại ở việc viết đúng mà còn thi nhau trình bày sao cho đẹp”, cô Chi nói.
Thanh Hùng
Cô giáo mầm non tương lai "lấy chồng thay trẻ" để tập giảng cực đáng yêu
Trong đoạn clip, cô giáo mầm non tương lai đã tập giảng y như đang trên lớp thật với học trò được thay tạm bằng chính người chồng của mình.
">
Cô giáo gắn cuộn công thức “khổng lồ” trong lớp để học sinh khỏi quên bài