'Lời nói của gia sư khiến giáo viên THPT chúng tôi chạnh lòng'
Từng đọc bài viết "Thu tiền đầu năm học,ờinóicủagiasưkhiếngiáoviênTHPTchúngtôichạnhlòlịch thi đấu bóng đá laliga giáo viên chủ nhiệm chúng tôi cũng khổ lắm" đăng tải trên báo VietNamNet, tôi liên tưởng đến công việc giáo viên của bản thân và một người bạn.
Chuyện của một người bạn
Khi tốt nghiệp Khoa Toán ở một trường đại học ở Hà Nội, anh bạn tôi may mắn có được một nền tảng khá vững về Toán: Toán phổ thông và Toán cao cấp.
Thời sinh viên, bạn tôi thường xuyên đi làm gia sư Toán ở Hà Nội vì vậy khi xin vào biên chế của ngành giáo dục khó khăn, anh vẫn tiếp tục công việc gia sư. Cứ tưởng đây là công việc tạm thời nhưng không ngờ đây lại là nghề chính của anh.
Làm gia sư là phải đến nhà học sinh, đôi khi học sinh đến nhà mình để dạy cho các em. Nếu ở trường, các em học sinh sẽ đi học do nhà trường tổ chức lớp, giáo viên chỉ việc đến dạy, nhưng đối với các gia sư chuyện khó khăn hơn nhiều.
Cụ thể, gia sư phải tự tổ chức lớp học, chọn kiến thức phù hợp để truyền đạt cho các em. Mở lớp ra, họ phải duy trì lớp học và rồi để sống được bằng nghề, gia sư phải cố gắng nhiều bởi đi học thêm hiển nhiên không có sự bắt buộc. Phải dạy thu hút lắm, các em mới đi học gia sư.
Ngoài ra, gia sư còn bị ảnh hưởng bởi việc tẩy chay học thêm, dạy thêm. Rất may, việc học gia sư là nhu cầu của rất nhiều học sinh, phụ huynh, bởi vậy gia sư vẫn có rất nhiều đất diễn.
Để là một gia sư có sức hút, trước hết, gia sư phải có chuyên môn thật tốt. Để có chuyên môn tốt, anh bạn tôi đã phải đọc rất nhiều. Đọc sách chuyên môn là điều hiển nhiên, ngoài ra, anh còn phải đọc rất nhiều loại sách khác để nâng cao hiểu biết, thấu hiểu học sinh…
Gia sư nếu không có chuyên môn tốt sẽ không thuyết phục được học sinh, phụ huynh. Bất chợt các em hỏi bài, chẳng hạn như vừa thi xong môn Toán tốt nghiệp THPT, các em hỏi câu khó nhất, nếu mình không giải được ngay, sự thán phục của học sinh dành cho gia sư sẽ không còn, gây ảnh hưởng đến sức hút của lớp học.
Ngoài ra, anh bạn tôi có thể đọc nhiều sách là bởi anh may mắn có nhiều thời gian hơn những người bạn làm trong các cơ quan, đơn vị giáo dục khi anh không phải họp hành, không phải mất thời gian để thi đua… chỉ tập trung vào chuyên môn.
Anh bảo vì đặc thù công việc nên không chỉ dạy Toán riêng THCS hay THPT, anh dạy luôn từ lớp 6 đến lớp 12. Sự liên tục kiến thức này giúp anh hệ thống và nắm vững kiến thức Toán phổ thông.
"Đặc biệt, tôi được tự chủ trong vấn đề dạy gì, dạy như thế nào theo từng đối tượng học sinh cụ thể để các em có thể lĩnh hội kiến thức một các tốt nhất nên hiệu quả của công việc giảng dạy của tôi khá cao", anh nói thêm. Điều này thể hiện qua việc có rất nhiều học sinh của anh đỗ lớp chuyên, lớp chọn, đỗ đại học với điểm môn Toán cao; cụ thể hơn là anh luôn có đông học sinh theo học.
Qua đây, mới thấy nền giáo dục hàng đầu thế giới với thương hiệu mang tên Phần Lan thật đúng đắn khi tuyển giáo viên rất gắt gao nhưng sau đó giao quyền tự chủ cho họ.
Anh tâm sự thêm: "Tôi nghĩ nếu mình bị chi phối bởi những đầu việc như các giáo viên trong nhiều trường phổ thông hiện nay, sẽ rất khó để phát triển chuyên môn".
Anh lấy dẫn chứng với việc vài người bạn cùng khóa của anh có người giờ làm quản lý, có người làm chuyên môn (giáo viên Toán tại các trường).
"Người làm quản lý, tôi không nói nhưng những người bạn làm chuyên môn, tôi có đôi điều để nói về họ. Thời học ở trên đại học, tôi có phần thua các bạn ấy về lực học. Tuy nhiên, đến giờ này, mức thu nhập và năng lực chuyên môn của tôi lại vượt xa các bạn ấy nhiều. Không ít bài Toán họ phải hỏi tôi. Sở dĩ vậy vì họ bị chi phối bởi rất nhiều đầu việc không phục vụ chuyên môn như tôi nói ở trên", anh bạn tôi chia sẻ.
Câu nói của anh khiến tôi suy nghĩ rất nhiều.
Chuyện của tôi
Khác với anh bạn này, sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã chọn thi tuyển và đỗ vào công chức ngành giáo dục ở một tỉnh giáp Hà Nội, sau đó được phân công dạy Toán ở một trường THPT.
Tôi nhớ năm được phân công làm chủ nhiệm, dịp đầu năm, tôi phải thu tiền mua tăm của học sinh cho Hội chữ thập đỏ. Thu tiền mua tăm rất lắt nhắt, mãi chưa thấy đủ trong khi hạn nộp cho kế toán đã đến rồi. Giải pháp của tôi lúc này là… không thu nữa mà bỏ tiền túi ra để nộp cho kế toán. Một vài khoản thu khác tôi cũng phải áp dụng "hạ sách" này.
Sở dĩ tôi phải làm như vậy bởi dù là dân tự nhiên nhưng tôi lại rất thích Văn học, nghệ thuật; đặc biệt là Văn học phương Tây. Tôi thuộc nằm lòng nhiều đoạn trong những tiểu thuyết kinh điển như: Bố Già, Suối Nguồn, Bà Bôravy... thích sự trượng nghĩa, tráng ca của Bố già Vito Corleone, chàng kiến trúc sư Howard Roard, chủ nghĩa lãng mạn Gustave Flaubert… Thế mà bây giờ lại đòi tiền học sinh vài nghìn nghe nó... kỳ kỳ.
Mà người giáo viên phải thu những khoản như vậy rất mất thời gian, ngược lại nếu không thu đủ lại bị trừ điểm thi đua. Trong khi đó học sinh cứ nhìn thấy giáo viên chủ nhiệm là thấy... tiền.
Không ít em nghĩ thầy cô thu tiền cho chính mình, học sinh từ đó nhìn giáo viên với con mắt ít trân trọng hơn. Chúng tôi còn lại phải lo bao nhiêu sổ sách liên quan đến công việc chủ nhiệm. Bởi vậy, phải thừa nhận bây giờ mức thu nhập và năng lực chuyên môn của tôi lại kém anh bạn tôi.
Có dịp được nghe Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói sẽ kiên quyết cắt giảm những việc không cần thiết để giáo viên có thể dành nhiều thời gian cho công việc chuyên môn tôi thấy mừng quá.
Tiếc rằng dù điều này Bộ trưởng đã nói từ mấy năm trước nhưng hiện trạng vẫn chưa có nhiều thay đổi, giáo viên chúng tôi vẫn phải ôm đồm rất nhiều việc. Hậu quả của việc này, nhiều người đã nói và mọi người đã thấy.
Hiện nay, đã có những trường tư thục không còn hiện tượng này, giáo viên được tập trung làm công việc chuyên môn. Nhiệm vụ thu các khoản tiền là công việc của phòng kế toán. Mô hình này cũng được thấy ở các bệnh viện tư khi các nhân viên y tế làm đúng công việc của mình, những công việc liên quan đến tài chính sẽ có nhân viên chuyên trách. Thực tế đã cho thấy mô hình này rất hiệu quả.
Từ câu chuyện của người bạn tôi, của chính tôi và từ thực tế, ý tưởng trên cần phải được triển khai một cách quyết liệt hơn. Điều này sẽ giúp người giáo viên được thực sự tập trung vào chuyên môn, góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng nền giáo dục nước nhà.
Phạm Xuân Anh(Giáo viên, Bắc Ninh)
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Độc giả có ý kiến về vấn đề này có thể gửi vào phần phản hồi của bài viết hoặc về email: [email protected]. Xin cảm ơn.