您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Lê Phương
NEWS2025-04-11 04:15:48【Thế giới】1人已围观
简介 "Bến sông tình yêu” khắc họa cuộc sống của những người mưu sinh dựa vào sông nước Nam BộLấy ý tưởng cup c1 châu âucup c1 châu âu、、
![]() |
"Bến sông tình yêu” khắc họa cuộc sống của những người mưu sinh dựa vào sông nước Nam Bộ |
Lấy ý tưởng từ miền quê sông nước,êPhươcup c1 châu âu “Bến sông tình yêu” thành công trong việc khắc họa chân thực cuộc sống của những người “lấy ghe làm nhà, lấy sông làm phố”. Không chỉ mang đến những cảm xúc lãng mạn, hài hước nhẹ nhàng, bộ phim còn khơi gợi tình yêu quê hương từ chính những câu chuyện rất đỗi đời thường của các thành viên trong gia đình Hai Huỳnh, Tư Giàu, Ba Le, bà Chín, Út Trinh….
Những người “sống nhờ sông, chết nương vào nước” này vốn đã có duyên nợ với nhau từ hơn 20 năm trước khi cùng sinh sống trong một xóm nhỏ, gọi là “xóm nhà ghe”. Sau nhiều biến cố, họ cũng nhận ra tình cảm của nhau, xóa bỏ mọi lỗi lầm và yêu mến nhau hơn. Tình xóm giềng trên sông nước mặn và chân thật, trong veo như dòng sông chở nặng phù sa.
![]() |
Hai Tấn (Quý Bình) và Út Trinh (Lê Phương) vốn là đôi bạn cùng lớn lên nơi vùng sông nước |
Ông Hai Huỳnh có 3 người con. Hai Tấn, con trai đầu, có mối tình đẹp với cô Út Trinh nhưng vì quá nghèo mà đành đứng một bên nhìn cô Út đi lấy chồng giàu để có tiền lo cho mẹ già bệnh nặng… Thất bại trong tình cảm, anh trở nên khép kín, lao đầu vào công việc làm ăn với mong ước kiếm được thật nhiều tiền, để cái nghèo không thể trở thành nguyên nhân phá nát hạnh phúc của mình.
![]() |
Vì hoàn cảnh khốn khó, Út Trinh không được lựa chọn hạnh phúc cho riêng mình |
Thương Hai Tấn từ thuở nhỏ, sau khi Út Trinh đi lấy chồng, cô Hai Đợi ngày ngày qua lại với anh và tình cảm dành cho anh càng lúc càng lớn. Nó trở thành một tình yêu đơn phương đau đớn bởi Hai Tấn không yêu cô, chỉ xem cô như em gái...
Con thứ hai của ông Hai Huỳnh là Ba Phát và vợ là Tư Oanh làm nghề buôn bán trái cây trên chợ nổi. Ba Phát ham nhậu nhẹt, tính tình xốc nổi như con nít nên nhiều lần gây chuyện. Tư Oanh lại là người phụ nữ sắc sảo, giỏi buôn bán, biết nhìn xa trông rộng. Chính vì vậy, Tư Oanh tìm mọi cách để cho thằng Châu, con trai của hai người được học trường tốt để tương lai sau này của nó tốt đẹp hơn.
![]() |
Những người trẻ như Hai Tấn, Xuân, Hai Đợi lập nghiệp trên quê hương của mình dù có bao nhiêu khó nhọc chờ đón |
Út Lài là cô con gái út nhà ông Hai Huỳnh. Trong một mùa nước nổi, hai vợ chồng ông Hai Huỳnh vớt được bé gái chưa tròn một tuổi nằm trong cái nôi thả trôi theo dòng nên đặt tên con là Út Lài… Út Lài chịu thương chịu khó, đôi lúc hơi đỏng đảnh, đôi lúc rất “bà chằn”, nhưng cũng có những phút dịu dàng như mật ngọt, duyên dáng và sâu sắc. Cô đem lòng yêu Út Tòng, con trai út nhà ông Tư Giàu, ghe bạn kế bên trong xóm nhà ghe. Út Tòng và cô Út Lài chuẩn bị làm đám cưới.
Thế nhưng chỉ vì ham cái lợi trước mắt mà Út Tòng vô tình trở thành kẻ lừa đảo, để rồi ông Tư Giàu phải đem thân già gánh nợ cho con. Đến nước này Út Tòng mới hối cải, quay đầu là bờ, lo làm ăn chân chính trở lại. Được giúp đỡ cho đi học bổ túc, Út Tòng hẹn một ngày thành danh sẽ làm đám cưới hoành tráng với cô Út Lài.
Nhà Tư Giàu, ngoài Hai Đợi và Út Tòng còn có Ba Tài. Anh chàng này tính tình vui vẻ, xởi lởi, đang làm công trong trạm xăng. Hàng ngày, nhiều chủ thuyền ghe đi ngang đều tấp lại đổ xăng ở trạm của Ba Tài chỉ vì mến tính tình của anh chàng. Trong số những người thường ghé lại có cô Giang Xuân - con gái duy nhất của ông Ba Le - đang làm hướng dẫn viên du lịch. Ba Tài và Giang Xuân dần dần thân thiết với nhau. Tuy nhiên cái miệng có duyên của anh chàng cũng gây ra lắm chuyện rắc rối, đẩy anh chàng vào tình thế nguy hiểm…
Đón xem “Bến sông tình yêu” đang được phát sóng độc quyền trên kênh Youtube Hplus Films - một trong những kênh YouTube lớn tại Việt Nam về mảng phim truyện truyền hình.
![]() |
Bên cạnh việc khai thác những nội dung tự sản xuất, kênh Youtube Hplus còn chào đón mọi hợp tác về phim truyện |
Để xem những bộ phim Việt hay nhất, bạn đọc truy cập tại kênh Youtube Hplus Films https://www.youtube.com/c/HplusVn Liên hệ hợp tác về nội dung: anhtuan@tms.com.vn ; thuyldp@tms.com.vn |
Doãn Phong
很赞哦!(91)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Rochedale Rovers vs Pine Hills, 16h15 ngày 8/4: Viết lại lịch sử
- Thoát 'ma trận' lừa đảo trên mạng ở phút 89
- Tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ ở vùng núi, khó khăn cao gấp đôi đồng bằng, thành thị
- Bố trí giáo viên riêng chăm sóc bé mầm non bị buộc vào cửa sổ
- Kèo vàng bóng đá Sporting Lisbon vs Braga, 02h45 ngày 8/4: Trở lại đỉnh bảng
- Lý do con trâu xếp thứ hai trong cung hoàng đạo 12 con giáp
- Vợ mượn máy tính của chồng làm việc, bất ngờ phát hiện bí mật động trời
- UAV dùng mạng nơ
- Nhận định, soi kèo Sri Pahang vs Kedah, 20h00 ngày 8/4: Không còn tham vọng
- Chồng cũ đưa tiền trợ cấp cho các con với điều kiện khiến tôi khinh bỉ, ghê sợ
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Esenler Erokspor vs Fatih Karagumruk, 21h00 ngày 9/4: Đứt mạch bất bại
Mặc dù không có giấy phép xây dựng, diện tích không đủ điều kiện xây nhà nhưng UBND phường Yên Phụ lại “làm ngơ” cho người dân không những xây nhà mà còn ngang nhiên lấn chiếm khoảng không gian chung.
Ngang nhiên xây nhà không phép
Thời gian qua, báo VietNamNet có nhận được đơn thư phản ánh của một số hộ dân đang sinh sống tại ngõ 64 phố Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.
Theo đơn thư phản ánh, hàng xóm của các hộ dân là chủ sở hữu của nhà số 22 ngõ 64 phố Yên Phụ, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ, Hà Nội đã phá dỡ ngôi nhà 3 tầng cũ và đang tiến hành xây dựng trên diện tích đã phá dỡ. Việc xây dựng công trình đã vi phạm nghiêm trọng không gian chung vốn có của các hộ dân sinh sống trong ngõ 64 cũng như xâm phạm tới các công trình công cộng.
Khu vực ngõ 64 phố Yên Phụ, phường Yên Phụ
Nêu lên bức xúc về việc xây dựng này, anh Quang, người dân sống trong ngõ cho biết, khi xây dựng chủ nhà số 22 đã cho đổ ban công xây tường ra khoảng không sinh hoạt của ngõ 64 nơi gia đình nhà số 2 và số 3 đang sinh sống một mặt khoảng 0,8m một mặt khoảng hơn 1m (xây tường cả hai bên).
Mặc dù lối đi lại chung của ngõ 64 phố Yên Phụ chỉ rộng khoảng 1,4m nhưng chủ nhà đã cho xây lấn ra 0,8m (cả ở tầng 2, 3 và 4) tại khoảng không chung này, làm ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt chung của cả hai nhà số 2, số 3 ngõ 64, phố Yên Phụ bên cạnh đó.
Ngôi nhà số 22 được xây dựng khang trang
“Ở các tầng trên công trình xây lấn ra đến mức gia đình tôi không còn không gian. Chỉ mở cửa sổ ra là bị kích vào tường. Việc xây lấn này gia đình cũng đã có ý kiến bằng việc thay tường bao bằng ban công. Tuy nhiên gia đình chị Oanh vẫn kiên quyết xây tường bao kiên cố” – anh Quang cho hay.
Cửa sổ nhà hàng xóm bị kẹt cứng, chỉ mở cửa sổ ra là bị kích vào tường
Cũng theo phản ánh của anh Quang, “Gia đình chúng tôi đã làm đơn ra phường kiến nghị về việc này. Chính quyền phường đã nhiều lần họp với các hộ dân, lần nào cũng kết luận là nhà chị Oanh phải thực hiện đúng cam kết là phải dỡ bỏ phần xây tường lấn chiếm không gian chung của ngõ đi lại. UBND phường Yên Phụ thậm chí đã có lần xuống phá dỡ một chút phần lần chiếm. Nhưng sau đó, nhà chị Oanh lại xây lại. Chúng tôi cũng báo lại phường nhưng không có kết quả. Nhiều tháng trôi qua, ngôi nhà của chị Oanh đã hoàn thiện nhưng vẫn giữ nguyên diện tích lấn chiếm như vậy”.
Chính quyền làm ngơ?
Liên quan đến công trình này, Chủ tịch UBND phường Yên Phụ Hoàng Xuân Sáng thừa nhận, nhà chị Oanh có chưa đầy 14m2 nên không thể có giấy phép. “Thực chất ở đây không phải là xây. Hiện trạng nhà cũ là có 3 tầng, chị sửa lại nhưng nhà nát quá không sửa nổi. Nhà vẫn để nguyên trạng 3 tầng. Diện tích quá hẹp nên không làm cấp phép. Nhà có 14m2 nên không thể xin phép được. Tình hình như vậy nên phường buộc phải ủng hộ cho người ta sửa chữa trên tinh thần đó thôi” – ông Sáng nói.
Công trình tại số 22 phố Yên Phụ lấn chiếm ảnh hưởng tới đường dây điện của cả khu
Mặc dù nói là sửa lại, vẫn để nguyên trạng 3 tầng, tuy nhiên theo quan sát của PV VietNamNetcông trình này được xây mới. Hai hộ dân đứng đơn kiện cũng cho biết, nhà cũ đã bị phá đi hoàn toàn để xây mới.
Hành vi xây dựng không phép cũng được chính vị chủ tịch UBND phường thừa nhận. Trong quá trình gia đình chị Oanh xây dựng, một số hộ gia đình tại ngõ 64 Yên Phụ đã nhiều lần gửi đơn phản ánh lên chính quyền phường Yên Phụ. Sau nhiều cuộc họp, kiểm tra trong đó có cả sự chủ trì của Chủ tịch UBND phường Yên Phụ, chính quyền phường và các hộ ký cam kết sẽ giải quyết việc này trước ngày 30/10/2015. Tuy nhiên, tất cả chỉ nằm trên giấy, công trình hiện đã hoàn thiện khang trang.
Trong khi lãnh đạo thành phố Hà Nội đã nhiều lần thể hiện quyết tâm loại bỏ nhà siêu mỏng, siêu méo, trả lại cảnh quan cho thủ đô thì UBND phường Yên Phụ lại “làm ngơ” “bật đèn xanh” cho người dân xây nhà với diện tích không đủ điều kiện xây nhà, không có giấy phép xây dựng?
“Ngay ở giữa thủ đô, không hiểu có khuất tất gì không mà một việc làm sai pháp luật nghiêm trọng như vậy đã bị ‘bỏ qua’ bất chấp có đơn kiến nghị của người dân”, anh Quang bức xúc.
Hồng Khanh
Chuyện lạ ở Hà Nội: Dự án không phép càng xây càng cao">Nhà xây không phép ngang nhiên lấn chiếm ở phường Yên Phụ
Điều lạ trong thảm kịch máy bay Indonesia
Nạn nhân đầu tiên đã xác định được danh tính nhờ đối chiếu vân tay.
">Tai nạn khủng khiếp khi 2 máy bay đâm nhau giữa trời
- Cách giảm cân được nhiều người lựa chọn vì cho rằng không tốn sức tập luyện, kiêng khem mà vẫn có được vóc dáng cân đối, đó là dùng thuốc uống giảm cân.Giảm cân với những món ăn tuyệt vời từ ức gà">
Món hời không nhỏ từ thuốc giảm cân nhanh
Nhận định, soi kèo Rigas Futbola Skola vs Tukums, 23h00 ngày 9/4: Quá chênh lệch
Khi hết thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, tình hình dịch bệnh phức tạp, các tỉnh lần lượt cho thầy và trò nghỉ thêm 1 tuần, rồi 1 tuần nữa, rồi 2 tuần nữa... Khi ấy, ngoại trừ trường phổ thông, hầu hết các cơ quan Nhà nước, các công ty tư nhân, các cơ sở sản xuất lớn, vừa, nhỏ... vẫn làm việc. Và nhiều bậc phụ huynh bày tỏ thái độ bất bình cho công bằng xã hội khi họ vừa đi làm, vừa lo trông con cho "bọn giáo viên" ngồi mát ăn bát vàng!
Trên trang cá nhân của nhiều người làm “nghề nguy hiểm” xuất hiện những clip, ảnh..., khổ sở chứng minh mình không ngồi mát, tuy học trò nghỉ mà thầy cô vẫn họp/ học chuyên môn, lau dọn cửa sổ, cửa chính, bàn ghế, quét tước từ lớp tới hành lang, tới sân trường...
Rồi số người nhiễm Covid-19 vượt qua ngưỡng 16, lên dần con số 17, 100, 200... trong sự phập phồng lo lắng hàng ngày. Cả nước căng thẳng và nuối tiếc công sức ghìm giữ trước đó. Nhiều trường, nhiều nước trên thế giới, hoặc cho nghỉ hết năm học, hoặc cho đóng cửa trường vô thời hạn..., các trường của hầu hết tỉnh, thành phố Việt Nam cũng kéo dài kì nghỉ Tết tới vô cùng. Khi đó, lòng nhớ nghề, nhớ trẻ, nhớ trường lại khiến các thầy cô giáo từ mới ra trường tới sắp lĩnh lương của bảo hiểm xã hội mê mải tìm phần mềm dạy trực tuyến...
Bộ GD-ĐT phải di chuyển dần thời điểm kì thi THPT quốc gia sang tháng 7, rồi tháng 8..., chấp nhận kết quả dạy và học trực tuyến. Một làn sóng bất bình thứ hai xuất hiện - họ bất bình về việc nộp học phí hay không bởi việc dạy và học đã chuyển từ bảng đen (xanh) phấn trắng sang màn hình CP/ Ipad/ Iphone...
Từ cảm nhận của một giáo viên quá tuổi dù là cầm phấn hay bấm chuột, tôi thấy cần phải nói một lời công bằng cho những người làm “nghề nguy hiểm” khi bất kì lúc nào cũng có thể trở thành đối tượng cho ngàn họ quan sát và phán xét.
Trước hết là tâm thế. Khi thực hiện cách ly xã hội, ông bà, cha mẹ, anh chị... cùng ở nhà, vừa quan tâm, vừa hiếu kì. Tất cả bỗng trở thành khán giả của các lớp học Microsoft Teams, Google Classroom, Zoom Meeting... Mỗi giờ dạy online không còn là thế giới riêng của một thầy và vài chục trò mà là không gian mở với tất cả những “thanh tra” nghiêm khắc từ chuyên môn tới thời trang, thẩm mĩ... Những tình huống dở khóc dở cười cũng xuất hiện và được nhiều đồng nghiệp chia sẻ, khi phụ huynh mặc trang phục ở nhà đi qua lại màn hình, quát mắng con hoặc ngó màn hình cảm thán” Sao cô giáo con già và xấu thế?”.
Cảnh một học sinh học trực tuyến, cả nhà ngồi xem Thứ hai, để có một giờ dạy trực tuyến, giáo viên phải có những thay đổi cho phù hợp từ giáo án tới phương pháp, chỉ có đầu tư nhiều hơn về thời gian, tâm sức chứ không hề nhàn hơn như cảm nhận của nhiều “thanh tra”, coi giờ dạy online của giáo viên nhẹ nhàng tựa lướt face, chơi game, nghe nhạc...
Thêm nữa là những việc thuộc về “hành chính sự vụ” online, như cập nhật đầy đủ sổ điểm điện tử, sổ đầu bài điện tử, sổ báo giảng điện tử với những phần mềm thất thường hôm nay cập nhật, ngày mai mất tích.
Thứ ba, nếu trong lớp học truyền thống, không gian rộng, thoáng cho thị lực và tương tác trực tiếp, sự thay đổi động thái trong quá trình dạy và học giữa thầy và trò sẽ tạo không khí gần gũi mà vẫn nghiêm túc, tạo sự thoải mái cho các giác quan nghe/ nhìn... kết hợp với sự di chuyển trạng thái của giáo viên, lớp học sinh động, tinh thần và thể trạng giáo viên hưng phấn..., thì trong lớp học trực tuyến, những trục trặc về đường truyền, những bất tiện của hình ảnh, âm thanh hiện lên trong background từ cửa sổ mỗi trò, cả thầy và trò tập trung thị lực, thính lực vào màn hình hẹp, hậu quả tất yếu sẽ là đau đầu, mờ mắt, và mỏi mệt... khiến không thể không phân tâm. Một tiết dạy online nghiêm túc sẽ mất sức lực gấp 2,3 lần một tiết dạy offline.
Thứ tư, dạy và học không thể tách rời hoạt động kiểm tra đánh giá - thay vì các bài kiểm tra viết tay trên giấy, thầy cô nhận bài của học sinh trên hộp thư, mail, zalo.... Cơ chế tự trôi khiến việc chấm bài phải thực hiện ngay lập tức sau khi nhận nếu không muốn lội ngược dòng tìm chữ. Và nếu không dặn dò, quy định, học sinh sẽ gửi bản chụp mờ ảo như “khách đường xa khách đường xa...”, nguy cơ khi dịch Covid-19 ra đi, thầy cô sẽ phải tăng số kính.
Thứ năm, không phải nhà thầy cô nào cũng có “thánh đường” riêng cho dạy học, mỗi buổi dạy, từ 1 tới 5 tiết của nhiều thầy cô sẽ đồng nghĩa với việc đi nhẹ nói khẽ của cả gia đình, khẽ khàng từ chân tay tới bát đĩa, chưa kể nhiều khi, các thành viên trong gia đình phải bò toài dưới đất đặng khỏi dính vào background của lớp học dã chiến...
Nhìn trên mạng xã hội, các thầy cô phấn chấn đăng ảnh màn hình dạy trực tuyến. Đó là niềm vui nghề khi thấy công việc không bị gián đoạn, tuyệt đối không thể coi là thú vui nhàn nhã.
Họ đang cố gắng khắc phục hoàn cảnh để làm nghề, không phải chơi game; họ không than khổ để xin cứu trợ, họ lao động và cần được tôn trọng.
Hãy công bằng với những người thầy - những người lao động có tình yêu nghề và lòng tự trọng.Nhà giáo Trịnh Thu Tuyết
Hài hước cảnh con học trực tuyến, cả nhà ngồi xem
- Hình ảnh một cậu bé học trực tuyến nhưng xung quanh là sự theo dõi của cả nhà khiến nhiều người phì cười vì sự thú vị.
">Dạy online không phải là 'thú vui nhàn nhã'
Hãng tin RT cho biết, chiếc máy bay trên thuộc dòng Boeing 747-400 đang trong hành trình từ sân bay Maastricht-Aachen, Hà Lan tới thành phố New York, Mỹ thì bất ngờ một động cơ bốc cháy. Vụ hỏa hoạn khiến một số bộ phận máy bay rơi xuống khu dân cư nằm gần sân bay Maastricht-Aachen, làm ít nhất hai người bị thương, gây ra hư hại cho nhà cửa và phương tiện.
Mảnh vỡ động cơ máy bay đâm thủng xe hơi ở vùng Maastricht, Hà Lan. Ảnh: Twitter May thay, máy bay trên sau đó đã hạ cánh an toàn ở thành phố Liege thuộc Bỉ. Hiện giới chức Hà Lan đang tiến hành điều tra nguyên nhân gây ra vụ cháy động cơ.
Theo RT, vụ việc trên xảy ra chỉ vài tiếng sau sự cố máy bay Boeing 777 thuộc hãng hàng không United Airlines của Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp do động cơ cánh phải bất ngờ bốc cháy.
Tuấn Trần
Video máy bay chở hàng trăm người cháy động cơ ngùn ngụt trên không
Một máy bay Boeing 777 thuộc hãng hàng không United Airlines của Mỹ hôm 20/2 đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp, do động cơ cánh phải bất ngờ bốc cháy.
">Máy bay Boeing cháy động cơ trên không, mảnh vỡ rơi thủng xe hơi
GS. Teck-Seng Low là người đóng vai trò quyết định trong việc vạch ra lộ trình nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Singapore. Ông đánh giá ra sao về ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam?
GS. Teck-Seng Low: Thông qua báo chí và chia sẻ của các chuyên gia khác, tôi biết rằng Việt Nam đang tiến rất nhanh trong tiến trình công nghiệp hóa nói chung cũng như thu hút các nhà sản xuất bán dẫn nói riêng.
Do những vấn đề về địa chính trị, một số công ty có chiến lược chuyển cơ sở sản xuất từ một nước khác sang Việt Nam. Nếu Việt Nam nắm bắt được cơ hội này thì sẽ rất là tuyệt vời.
Việt Nam là đất nước đứng thứ 2 thế giới về trữ lượng đất hiếm. Việt Nam liệu có thể tận dụng điều này để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn không?
GS. Teck-Seng Low: Ngành bán dẫn xuất phát từ những vật liệu rất cơ bản. Ví dụ, với bán dẫn thông thường, nguyên liệu đầu vào của nó là silica, hay chính là cát, rất nhiều và dễ kiếm. Sau đó, bắt đầu có những loại vật liệu mới như silic, carbide, gali, tức là kết hợp khoảng 5-6 nguyên tố để tạo thành bán dẫn. Với bán dẫn truyền thống, các nguyên liệu đầu vào của nó không hề đắt.
Người ta nghiên cứu vật liệu mới và cũng phát minh ra rất nhiều vật liệu mới cho sản xuất bán dẫn. Nhưng không nhất thiết lúc nào ngành bán dẫn cũng đòi hỏi những nguyên vật liệu đắt, khó kiếm như là đất hiếm. Với đất hiếm, tiềm năng của loại tài nguyên này chỉ nổi bật trong việc phát triển các vật liệu từ tính như sản xuất pin xe điện.
Nhiều chuyên gia khuyên Việt Nam chỉ nên đầu tư thiết kế chip, bởi nguồn lực cần để xây dựng chuỗi cung ứng bán dẫn hoàn chỉnh là rất lớn. Ông nghĩ gì về ý kiến này?
GS. Teck-Seng Low: Ngành bán dẫn là một hệ sinh thái gồm rất nhiều mảng. Trong đó, có những mảng đòi hỏi đầu tư rất lớn như FAB (nhà máy sản xuất chip), thường yêu cầu đầu tư từ 4-5 tỷ USD. Có thể Việt Nam cũng không sẵn sàng đầu tư vào mảng FAB, phần này nên để những ông lớn làm.
Với Singapore, công ty nước ngoài chính là những đơn vị xây nên các nhà máy sản xuất chip đầu tiên. Sau đó, chúng tôi tham gia vào từng phần trong chuỗi đó, nâng cao năng lực dần dần rồi phát triển và tham gia sâu hơn.
Trong bán dẫn có nhiều mảng như thiết kế, lắp ráp, đo kiểm,... Singapore không đầu tư vào FAB và nhà máy sản xuất chip, chúng tôi đầu tư vào lắp ráp, đo kiểm và dần dần mới chuyển sang phần thiết kế.
GS Teck-Seng Low trong chuyến công tác tới Việt Nam dự Tuần lễ khoa học VinFuture. Vậy Singapore đã phát triển ngành bán dẫn như thế nào?
GS. Teck-Seng Low: Về tổng quát, có thể nói ngành bán dẫn bắt đầu từ ngành điện tử. Ngành điện tử lại bắt đầu từ các thiết bị, như TV, radio,... Từ đó, ta sẽ đi xuống một cấp độ nhỏ hơn, đấy là cấp độ chip. Và dưới cấp độ chip thì mới đến cấp độ bán dẫn.
Với Singapore, khi không có gì trong tay, chúng tôi thu hút các công ty nước ngoài vào đất nước mình để bắt đầu xây dựng ngành công nghiệp điện tử. Từ đó, chúng tôi dần dần phát triển năng lực sản xuất để tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng.
Bây giờ, chúng tôi có tất cả mọi thành phần trong chuỗi giá trị ngành điện tử bán dẫn, từ những công ty về lắp ráp cho tới thiết kế, đo lường, kiểm thử.
Ông có thể đưa ra một vài lời khuyên được không? Việt Nam cần làm gì để phát triển ngành bán dẫn, thu hút các công ty chip nước ngoài đến Việt Nam?
GS. Teck-Seng Low: Tôi xin không nhận xét về Việt Nam. Nhưng tôi có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm của Singapore mà Việt Nam có thể áp dụng.
Singapore có nhiều chính sách để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, chúng tôi có luật pháp rất rõ ràng, chính trị ổn định, chính phủ kiến tạo,... Hơn nữa, chúng tôi có chính sách nhập cư, khuyến khích những lao động có kỹ năng, tài năng nhập cư vào Singapore để làm việc.
Con người bao giờ cũng rất quan trọng. Đào tạo con người do đó là một trong những vấn đề quan trọng nhất.
Để chuẩn bị nhân lực cho ngành bán dẫn, cần thu hút sự tham gia của các viện nghiên cứu, các trường đại học. Sinh viên ra trường có thể làm việc trong các công ty bán dẫn. Đấy cũng là cách để chuẩn bị nhân lực và thu hút đầu tư.
Đầu tư vào nghiên cứu khoa học rất đắt đỏ. Đầu tư vào giáo dục cũng không hề rẻ. Thế nhưng đầu tư vào giáo dục là đầu tư tốt nhất vì nó mang lại hiệu quả, lợi ích lâu dài.
Cảm ơn ông!
Từ năm 2010 đến 2012, GS Teck-Seng Low là giám đốc điều hành của Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (A*STAR), một cơ quan chính phủ với hơn 5.000 nhân viên.
Từ năm 2012 đến năm 2022, ông giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Quỹ Nghiên cứu Quốc gia (NRF), một cơ quan thuộc Văn phòng Thủ tướng Singapore. Tại vị trí này, ông đặt ra định hướng cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển trên khắp Singapore, với Kế hoạch 5 năm mới nhất về Nghiên cứu, Đổi mới và Doanh nghiệp (RIE) với ngân sách 25 tỷ Dollar Singapore (2020).
Năm 2004, GS. Low được trao Huân chương Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Đây là huân chương danh giá nhất dành cho những người có đóng góp nổi bật, bền vững và đóng vai trò chiến lược trong sự phát triển của Singapore thông qua việc thúc đẩy và quản lý nghiên cứu và phát triển.
Năm 2007, ông được Tổng thống Singapore trao tặng Huân chương Vàng về Hành chính công vì những đóng góp xuất sắc của ông cho sự phát triển của giáo dục kỹ thuật và quản lý khoa học và công nghệ cho quốc gia. Năm 2016, ông được Chính phủ Pháp phong tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh với cấp bậc Hiệp sĩ (Chevalier)
Thế giới chờ đợi Việt Nam tham gia cuộc chơi bán dẫnĐây là nhận định của GS Albert Pisano - Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture trước sự chủ động nhập cuộc của Việt Nam đối với ngành công nghiệp bán dẫn.">Lời khuyên cho Việt Nam của vị kiến trúc sư ngành công nghiệp bán dẫn Singapore