您现在的位置是:NEWS > Thời sự

Những nàng Tiểu Long Nữ đáng nhớ và tệ hại nhất trên màn ảnh

NEWS2025-01-19 09:58:13【Thời sự】5人已围观

简介Tổng hợp Tiểu Long Nữ các phiên bảnDưới ngòi bút miêu tả của Kim Dung,ữngnàngTiểuLongNữđángnhớvàtệhạlịch thi đấu vô địch quốc gialịch thi đấu vô địch quốc gia、、

Tổng hợp Tiểu Long Nữ các phiên bản

Dưới ngòi bút miêu tả của Kim Dung,ữngnàngTiểuLongNữđángnhớvàtệhạinhấttrênmànảlịch thi đấu vô địch quốc gia những người yêu thích tiểu thuyết của nhà văn này đều đồng tình rằng, Tiểu Long Nữ là nhân vật đẹp nhất trong các mỹ nhân kiếm hiệp mà ông viết lên. Sức hút của bộ truyện này lớn tới mức, nó đã trở thành một truyện được cải biên nhiều nhất trên màn ảnh qua các thập kỉ. Kể từ năm 1960 tới nay, có tổng cộng 4 bản điện ảnh và 8 bản truyền hình được dựng lại.

“Nàng trạc 17, 18 tuổi. Trừ mái tóc đen, toàn thân nàng trắng như tuyết, khuôn mặt tú mỹ tuyệt vời” – đó là những gì Kim Dung miêu tả về Tiểu Long Nữ. Dù không quá nhiều câu chữ nhưng đủ để hiện ra trước mắt người đọc một nhan sắc “trong sáng như gương, dịu dàng như ngọc” của cô gái này.

Bởi vậy, mỗi một phiên bản phim được thông cáo với truyền thông, điều khán giả quan tâm nhất là nữ diễn viên đảm nhận nhân vật có đủ thần thái, năng lực diễn xuất để lột tả một cách chính xác nhất tạo hình cũng như khí chất nhân vật Tiểu Long Nữ hay không.

{ keywords}
Tạo hình Cô Cô và Dương Quá phiên bản 2006.

Năm 1976, lần đầu tiên bộ tiểu thuyết được đài truyền hình Giai Nghệ - Hong Kong chuyển thể thành phim. Nữ diễn viên được chọn vào vai Tiểu Long Nữ là Lý Minh Thông – một nữ diễn viên nổi tiếng thời bấy giờ. Nhan sắc của cô không phải theo kiểu dịu dàng thoát tục, mà khá hồn nhiên với đôi mắt to và gương mặt bầu bĩnh. Cô được nhận xét phù hợp với nhân vật Quách Phù hơn.

Tuy nhiên diễn xuất của Lý Minh Thông khi đó khá được lòng người xem. Bởi trong thời điểm đó, tạo hình nhân vật cũng như bối cảnh của phim chưa đủ điểu kiện để làm đúng hoàn toàn với nguyên tác truyện nên khán giả không đòi hỏi quá cao. Đồng thời, là phiên bản đầu tiên nên cũng chưa có các phiên bản khác để mang ra so sánh đánh giá.

{ keywords}
Tạo hình nhân vật Tiểu Long Nữ của Lý Minh Thông.

Năm 1983, đài TVB của Hồng Kong chọn “ngọc nữ” Trần Ngọc Liên vào vai Tiểu Long Nữ và là một trong số ít những Tiểu Long Nữ được khán giả ủng hộ đông đảo ngay từ khi công bố. Nhan sắc dịu dàng kiêu sa và có chút ngây thơ của cô được nhận xét là phù hợp với nhân vật, tuy nhiên diễn xuất chưa đủ mạnh mẽ như trong nguyên bản.

Sau đó năm 1984, Đài Loan cũng làm một bản Thần điêu đại hiệp và chọn Phan Nghinh Tử vào vai. Tuy nhiên bộ phim có phần mờ nhạt và không để lại ấn tượng sâu sắc với công chúng. Phan Nghinh Tử cũng là một trong những nữ diễn viên có nhan sắc nổi bật được công nhận lúc đó, nhưng nét đẹp ngây thơ có phần đài các, cộng thêm tạo hình trang phục rườm rà của cô khiến cho người xem có cảm giác giống một nàng công chúa hơn. Tuy nhiên, đây cũng là đặc điểm thường thấy ở các bộ phim cổ trang Đài Loan.

{ keywords}
Hai nàng Tiểu Long Nữ phiên bản 1983 và 1984.

Vẫn là đài TVB của Hong Kong, năm 1995 nhà đài quyết định làm lại bộ phim này và một lần nữa truyền thông tốn không ít giấy mực từ khâu chọn diễn viên. Được biết, Lý Nhược Đồng lúc đó chỉ là một người mẫu không tên tuổi, nhưng sau khi thay phục trang thử vai, cô đã thuyết phục được giám chế Lý Chiêm Thắng bởi vẻ đẹp và thần thái của mình.

Lý Nhược Đồng kết hợp cùng Cổ Thiên Lạc lúc đó đã mang lại thành công vang dội của bộ phim. Khán giả bị hớp hồn bởi một nàng Tiểu Long Nữ đẹp dịu dàng đằm thắm, nhưng vẫn đủ mạnh mẽ cương nghị, và diễn xuất đầy tự nhiên của Lý Nhược Đồng cũng toát lên được nét ngây thơ trong sáng của nhân vật lúc đôi mươi.

Khi đó, nữ diễn viên kinh nghiệm diễn xuất gần như là con số 0 nhưng nó lại trở thành ưu điểm của cô khi lột tả được nét mộc mạc không hoa mỹ cầu kỳ của một cô gái chỉ sống trong Cổ mộ từ nhỏ.

{ keywords}
Tạo hình chinh phục cả những khán giả khó tính của Lý Nhược Đồng.

Tạo hình của nhân vật trong phiên bản 1995 này cũng được đánh giá là hoàn hảo và giống với những gì Kim Dung đã miêu tả. Tiểu Long Nữ mặc bộ đồ khá đơn giản, chỉ với một màu trắng tinh khiết đúng như câu văn "Thiếu nữ ấy mặc bộ đồ lụa màu trắng, tưởng như thân hình ấy đang trong một lớp sương mù” trong tiểu thuyết.

Vai diễn đã giúp cho Lý Nhược Đồng trở thành Tiểu Long Nữ ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng khán giả ở thời điểm đó. Sau này, cô cũng trở thành một tượng đài cho các phiên bản khác.

Nhắc đến Lý Nhược Đồng, người ta liền nghĩ ngay đến một Tiểu Long Nữ với nụ cười nhẹ nhàng thanh tú nhưng cũng đủ chín chắn cương nghị khi dạy dỗ Dương Quá, xứng đáng với cái tên thân thương mà khán giả gọi cô: “Tiểu Long Nữ ngoài đời thực”.

{ keywords}
Nàng Tiểu Long Nữ bước ra từ tiểu thuyết.

Một nàng Tiểu Long Nữ khác cũng được nhớ đến nhưng không phải bởi nhan sắc hay diễn xuất, mà bởi tạo hình nhân vật gây bức xúc cho người hâm mộ tiểu thuyết này. Năm 1998, màn ảnh Đài Loan công chiểu phiên bản Thần điểu đại hiệp và Ngô Thanh Liên đóng vai nữ chính.

Tạo hình của nhân vật khác hoàn toàn với nguyên tác, mặc toàn đồ đen và kiểu tóc cá tính không hợp với nét thoát tục của Tiểu Long Nữ. Dù đã cố gắng về diễn xuất, nhưng vì tạo hình nhân vật quá tệ nên bộ phim thất bại thảm hại.

{ keywords}
Ngô Thanh Liên nhận được nhiều lời chê bai vì trang phục.

Phiên bản năm 2006 với sự hợp tác của Lưu Diệc Phi và Huỳnh Hiểu Minh được đánh giá là khá thành công. Lưu Diệc Phi vô cùng xinh đẹp tựa như thần tiên khi hóa thân vào nhân vật Tiểu Long Nữ, từ đó đến giờ nữ diễn viên vẫn được khán giá gọi bằng cái tên yêu mến “thần tiên tỷ tỷ”. Mọi cử chỉ hành động của cô đều toát ra nét thanh thuần “thoát tục” cùng ánh mắt ngây thơ.

{ keywords}
Lưu Diệc Phi được đánh giá cao về ngoại hình.

Tuy nhiên, diễn xuất của người đẹp lại chưa được đánh giá cao. Một số cảnh võ thuật khán giá nhận xét rằng nó chưa đủ mạnh mẽ, giống như một diễn viên múa với trang phục rườm rà, biểu cảm có phần hơi “đơ” chưa lột tả được sự mạnh mẽ của những pha võ thuật.

Nhan sắc của Lưu Diệc Phi thì không có gì để bàn cãi nhưng lại thiếu một chút hồn của nhân vật. Nữ diễn viên giống như đang “diễn” hơn là nhập tâm vào vai. Tuy nhiên, khó có thể phủ nhận đây là vai diễn để đời của Lưu Diệc Phi bởi từ sau phim này, sự nghiệp của cô phát triển mạnh mẽ.

Cũng có những người so sánh Lưu Diệc Phi với Lý Nhược Đồng, vì nét thanh nhã của nhân vật đã rất lâu rồi chưa có ai tái hiện lại được trên màn ảnh. Sự thành công của hai phiên bản có sự tham gia của hai người đẹp này có thể tính là tương đương nhau. Tuy mỗi thời mỗi khác nhưng nhắc đến Cô Cô, người ra sẽ nghĩ ngay tới hai cái tên này.

Năm 2006, “Thần điêu đại hiệp” vượt qua phim “Thất kiếm”, trở thành phim truyền hình có tỷ suất người xem cao nhất châu Á lúc đó. Nhưng diễn đàn tranh cãi và so sánh liên tục nổ ra trên các trang mạng Trung Quốc về hai phiên bản 1995 và 2006, góp phần đẩy tên tuổi của Lưu Diệc Phi – một cô gái 18 tuổi mới tốt nghiệp Học viện điện ảnh Bắc Kinh lên một tầm cao mới.

{ keywords}
Hai nữ diễn viên được mang ra so sánh rất nhiều.

Tân thần điêu đại hiệp 2014 của Đài Loan do Trần Nghiên Hy và Trần Hiểu hợp tác, phiên bản này đã nhận vô số lời chỉ trích từ khán giả. Khuôn mặt đầy đặn với cặp má bánh bao của Trần Nghiên Hy bị đánh giá là không lột tả được thần thái của nhân vật. Không phủ nhận nữ diễn viên có ngoại hình dễ mến nhưng không thực sự phù hợp với phim cổ trang, khán giả phần lớn cho rằng cô chưa đủ đẹp để vào vai một mỹ nhân “băng thanh ngọc khiết” như Tiểu Long Nữ.

Bên cạnh đó, kiểu tóc “đùi gà” của Trần Nghiên Hy cũng khiến nữ diễn viên nhận khá nhiều lời chế giễu trên mạng xã hội. Ngôi sao "Cô gái năm ấy chúng ta từng theo đuổi" thậm chí bị stress nặng nề và phải xa rời màn ảnh một thời gian để giải tỏa áp lực tâm lý.

{ keywords}
Tạo hình của Trần Nghiên Hy khiến cho nhân vật nhận về nhiều lời chê bai.

Có thể nói, Tiểu Long Nữ là một vai diễn biểu tượng cho phim cổ trang kiếm hiệp màn ảnh Hoa ngữ. Như một quy luật bất thành văn trong giới điện ảnh, chỉ cần đóng phim chuyển thể của Kim Dung sẽ đạt được danh tiếng lớn, có cơ hội trở thành sao hạng A. Giống như Tiểu Long Nữ đã trở thành vai diễn để đời trong sự nghiệp của Lý Nhược Đồng, Lưu Diệc Phi.

Bởi sự yêu mến của khán giả với ngòi bút Kim Dung cùng hình ảnh đẹp của Tiểu Long Nữ mà ông thêu dệt, nên tiêu chuẩn của khán giả cho nhân vật khi đưa lên màn ảnh cũng khắt khe và cầu kì, tạo thành áp lực lớn cho diễn viên khi hóa thân thành nhân vật. Mỗi diễn viên được chọn vào vai Tiểu Long Nữ đều hy vọng mình được khán giả nhớ đến vì sự xuất sắc, chứ không phải là vì tạo hình hay diễn xuất tệ hại.

Tiểu Ngọc

Những 'cậu ấm, cô chiêu' nổi tiếng từ nhỏ của dàn sao Hoa ngữ

Những 'cậu ấm, cô chiêu' nổi tiếng từ nhỏ của dàn sao Hoa ngữ

 - Trong số những sao Hoa ngữ đã lập gia đình và sinh con, có những người hay chia sẻ hình ảnh con của mình lên mạng xã hội, có những người hoàn toàn bảo mật hình ảnh cho con từ nhỏ.

很赞哦!(456)