Nữ bệnh nhân đang cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp. 

Khi vào viện bệnh nhân trong tình trạng sốc nặng, biểu hiện vật vã kích thích, da niêm mạc vàng, xuất huyết dưới da dạng mảng và nốt vùng ngọn chi, ngón cái bàn tay phải có vết thương 1cm đã liền mép nhưng còn sưng màu xanh tím.

Theo bác sĩ Dũng, bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa cấp tính, suy chức năng đa tạng. Các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân có thể là nhiễm khuẩn vì người bệnh làm nghề giết mổ, bán thịt lợn hoặc ngộ độc thuốc do người bệnh có dùng thuốc nam trước đó. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời. 

Ngay lập tức người bệnh được hồi sức hô hấp, tuần hoàn, lọc máu liên tục. Trong quá trình cấp cứu điều trị và tầm soát căn nguyên, các bác sĩ nhận thấy người bệnh có biểu hiện viêm do nhiễm khuẩn kèm theo có ban xuất huyết dưới da tay chân, vàng da, tan máu. Kết quả xét nghiệm cũng chứng tỏ chị bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Bệnh nhân được điều trị 7 lần lọc máu liên tục, cùng với phác đồ kháng sinh mạnh và nhiều phương pháp khác. Sau 28 ngày điều trị, người phụ nữ này tiến triển tốt và đã xuất viện.

Bác sĩ Dũng cho biết bệnh liên cầu lợn được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là những vùng có chăn nuôi lợn. Thế giới đã ghi nhận hàng trăm ca nhiễm với tỷ lệ tử vong cao 17,5%. Ở Việt Nam, ca nhiễm đầu tiên vào năm 2003, sau đó được phát hiện ở nhiều nơi và ở tất cả các vùng miền trên toàn quốc. 

Bệnh có thể lây truyền qua người tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương, trầy xước trên da đồng thời qua người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn chưa được nấu chín thịt luộc tái, lòng lợn và nội tạng trần, tiết canh, nem chạo, nem chua…

Vì vậy, thói quen ăn tiết canh và những món ăn tái sống chưa được chế biến chín tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nhiễm liên cầu lợn. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao.

Đi viện khẩn cấp sau khi ăn lòng lợn với gia đình

Đi viện khẩn cấp sau khi ăn lòng lợn với gia đình

Sau khi ăn lòng lợn cùng gia đình, nữ bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, xuất hiện các mảng tím đen trên da." />

Người phụ nữ nguy kịch nghi nhiễm bệnh từ nghề giết mổ lợn

Theườiphụnữnguykịchnghinhiễmbệnhtừnghềgiếtmổlợgia vango Thạc sĩ, bác sĩ Lê Tiến Dũng - Khoa Hồi sức Nội, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội), ngày 7/4, cơ sở này đã tiếp nhận người bệnh nữ tên Đ.T.P.N. 40 tuổi, trong tình trạng lâm sàng nguy kịch. Tiền sử người bệnh đau khớp tay, chân và đau lưng nhiều.

Hai ngày trước vào viện xuất hiện, chị mệt mỏi nhiều, ăn uống kém, đau mạn sườn phải âm ỉ liên tục, có lúc đau quặn thành cơn. Sáng 7/4, người bệnh diễn biến nặng, tự điều trị tại nhà nhưng đến chiều không đỡ. Khoảng 21h cùng ngày, chị vào bệnh viện huyện cấp cứu, phát hiện suy chức năng gan, thận, tụt huyết áp nên được chuyển khoa Hồi sức Nội, Bệnh viện Quân y 103.

Nữ bệnh nhân đang cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện cung cấp. 

Khi vào viện bệnh nhân trong tình trạng sốc nặng, biểu hiện vật vã kích thích, da niêm mạc vàng, xuất huyết dưới da dạng mảng và nốt vùng ngọn chi, ngón cái bàn tay phải có vết thương 1cm đã liền mép nhưng còn sưng màu xanh tím.

Theo bác sĩ Dũng, bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa cấp tính, suy chức năng đa tạng. Các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân có thể là nhiễm khuẩn vì người bệnh làm nghề giết mổ, bán thịt lợn hoặc ngộ độc thuốc do người bệnh có dùng thuốc nam trước đó. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời. 

Ngay lập tức người bệnh được hồi sức hô hấp, tuần hoàn, lọc máu liên tục. Trong quá trình cấp cứu điều trị và tầm soát căn nguyên, các bác sĩ nhận thấy người bệnh có biểu hiện viêm do nhiễm khuẩn kèm theo có ban xuất huyết dưới da tay chân, vàng da, tan máu. Kết quả xét nghiệm cũng chứng tỏ chị bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn.

Bệnh nhân được điều trị 7 lần lọc máu liên tục, cùng với phác đồ kháng sinh mạnh và nhiều phương pháp khác. Sau 28 ngày điều trị, người phụ nữ này tiến triển tốt và đã xuất viện.

Bác sĩ Dũng cho biết bệnh liên cầu lợn được phát hiện ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là những vùng có chăn nuôi lợn. Thế giới đã ghi nhận hàng trăm ca nhiễm với tỷ lệ tử vong cao 17,5%. Ở Việt Nam, ca nhiễm đầu tiên vào năm 2003, sau đó được phát hiện ở nhiều nơi và ở tất cả các vùng miền trên toàn quốc. 

Bệnh có thể lây truyền qua người tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương, trầy xước trên da đồng thời qua người giết mổ, chế biến và ăn thịt lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn chưa được nấu chín thịt luộc tái, lòng lợn và nội tạng trần, tiết canh, nem chạo, nem chua…

Vì vậy, thói quen ăn tiết canh và những món ăn tái sống chưa được chế biến chín tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nhiễm liên cầu lợn. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong rất cao.

Đi viện khẩn cấp sau khi ăn lòng lợn với gia đình

Đi viện khẩn cấp sau khi ăn lòng lợn với gia đình

Sau khi ăn lòng lợn cùng gia đình, nữ bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, xuất hiện các mảng tím đen trên da.