NEWS

Như ICTnews đã đưa tin,ĐườngđếnngôiVôđịchCuộcđuasốlịch thi đấu ý tối qua, 17/5/2018, tại nhà thi đấulịch thi đấu ýlịch thi đấu ý、、

Đường đến ngôi Vô địch Cuộc đua số 2017

Xem lại trận chung kết Cuộc đua số năm 2017-2018 giữa UET Fastest và Winwin Spiral

Như ICTnews đã đưa tin,ĐườngđếnngôiVôđịchCuộcđuasốlịch thi đấu ý tối qua, 17/5/2018, tại nhà thi đấu quận Tây Hồ, Hà Nội, 8 đội thi đến từ 6 trường đại học của cả 3 miền Bắc - Trung - Nam đã bước vào thi đấu trận chung kết cuộc thi Cuộc đua số 2017 - 2018 với chủ đề lập trình xe tự hành.

Cuộc đua số là cuộc thi công nghệ được FPT tổ chức thường niên bắt đầu từ năm 2016 – 2017 với mong muốn các bạn trẻ Việt Nam xây dựng một nền tảng vững chắc để đón nhận cơ hội và thành công trong cuộc cách mạng số đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. FPT cũng kỳ vọng cuộc thi sẽ giúp phát hiện những sinh viên tiềm năng cùng FPT tiên phong trong cuộc cách mạng số.

Trong mùa thứ hai cuộc thi được tổ chức, Cuộc đua số 2017 - 2018 có 260 đội với tổng số gần 800 sinh viên đến từ 32 trường đại học, Học viện trên cả nước đăng ký tham gia cuộc thi. Theo thống kê của Ban tổ chức, TP.HCM là khu vực có đông thí sinh đăng ký dự thi nhất (117 đội), tiếp theo là Hà Nội (102 đội) và Đà Nẵng mặc dù là năm đầu tiên tham gia nhưng cũng có lượt thí sinh đăng ký đông đảo (41 đội)…

Sau khi tiến hành sơ loại, Ban tổ chức đã chọn ra 205 đội thi đến từ 32 trường đại học, Học viện trên cả nước lọt vào vòng thi trường. Ở vòng thi trường, Ban tổ chức đã tổ chức các trận thi đấu để tìm ra 18 đội tranh tài tại vòng bán kết. 8 đội xuất sắc nhất lọt vào chung kết của Cuộc đua số năm 2017 - 2018 gồm có: Winwin Spiral và Prototype của Đại học FPT; UET Fastest của Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, MTA_Race4Fun của Học viện Kỹ thuật Quân sự; DUT Stark và NII của Đại học Bách Khoa Đà Nẵng; BK PIF của Đại học Bách khoa TP.HCM; và Sophia đến từ Đại học CNTT - Đại học Quốc gia TP.HCM.

Cả 4 thành viên của UET Fastest, đội vừa giành ngôi Vô địch Cuộc đua số 2017 – 2018 gồm Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Văn Tùng, Trần Anh Dũng và Nguyễn Minh Tuấn đều là các sinh viên tài năng xuất sắc của Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó có 2 thành viên đang là thành viên của Trung tâm phát triển tài năng trẻ FPT. Tham gia Cuộc đua số năm nay, do không có thời gian luyện tập nên các thành viên thường xuyên phải tranh thủ luyện tập vào ngày nghỉ hoặc buổi tối. Khuôn viên của trường chật nên không thể dựng sân tập, cả đội đành phải tạo sân ảo trên máy tính. Các thành viên đã sử dụng kiến thức trong lĩnh vực lập trình, xử lý ảnh, trí tuệ nhân tạo - AI để tạo ra xe tự hành với tốc độ cao nhất, xác định và tránh được vật cản trên đường, nhận dạng và đi đúng theo chỉ dẫn của biển báo rẽ trái, rẽ phải.

Xem lại trận chung kết Cuộc đua số năm 2017-2018 giữa UET Fastest và Winwin Spiral

Trước vòng thi đấu chung kết Cuộc đua số năm nay, MTA_Race4Fun của Học viện Kỹ thuật Quân sự với độ chính xác cao và Prototype của Đại học FPT với tốc độ ấn tượng là 2 đội thi được nhiều người dự đoán là những ứng cử viên sáng giá cho ngôi Vô địch. Dù không được vượt trội về tốc độ, tuy nhiên trải qua các vòng thi từ cấp trường đến bán kết, đội UET Fastest của Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội được nhận định là có chiến thuật chắc chắn, ổn định. Chia sẻ về chiến thuật trong vòng bán kết, UET Fastest cho hay: “Đầu tiên phải chậm chắc để hoàn thành trọn vẹn 1 vòng sa hình, sau đó tăng tốc để rút ngắn thời gian xe chạy, nhanh chóng về đích và giành chiến thắng”. Chiến thuật này đã giúp UET Fastest trở thành một trong 4 đội thi của khu vực miền Bắc giành vé lọt vào tranh tài trong vòng chung kết Cuộc đua số mùa thứ hai.

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap