Ngày 16/5,ẻdữliệulànútthắtđểtriểnkhaiChínhphủđiệntửtạiViệthe thao 24g tại Thái Bình đã diễn ra hội thảo “Chính phủ số - Giải pháp nền tảng kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin". Chương trình được bảo trợ bởi Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) và UBND tỉnh Thái Bình.
Chính phủ số là nền tảng xã hội số, kinh tế số, doanh nghiệp và công dân số. Đây cũng là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực dịch vụ công. Do vậy, trong những năm gần đây, việc xây dựng Chính phủ số đang được triển khai rất mạnh mẽ tại Việt Nam.
Chính phủ số là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực dịch vụ công. Cũng vì thế mà Chính phủ số đang được triển khai rất mạnh mẽ tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng nền tảng để phát triển Chính phủ số trong các cơ quan nhà nước hiện đang tồn tại nhiều bất cập. Việc chia sẻ, kết nối, liên thông dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức ở Việt Nam còn hạn chế và thiếu đồng bộ. Mỗi cơ quan có một hệ thống thông tin khác nhau, không liên thông với nhau mà chỉ chia sẻ một số trường thông tin liên quan.
Thêm vào đó, hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia chưa hoàn thiện. Đặc biệt, một số hệ thống dữ liệu quốc gia quan trọng, cốt lõi của Chính phủ số như Cơ sở dữ liệu dân cư, Hệ thống mã số định danh cá nhân, Hệ thống xác thực định danh quốc gia vẫn chưa được triển khai thực hiện đầy đủ.
Ông Hoàng Nguyên Vân - một trong những diễn giả tại hội thảo chia sẻ về thực trạng triển khai chính quyền điện tử. Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ quan điểm của mình, ông Hoàng Nguyên Vân - TGĐ Công ty Cổ phần Công nghệ Savis chỉ ra thực trạng về các “đám mây cát cứ dữ liệu” đang hình thành ngày một nhiều hơn ở Việt Nam.
Nguyên nhân là bởi sự đa dạng về kiến trúc và dữ liệu của các hệ thống thông tin. Việc liên thông, chia sẻ dữ liệu một cách rời rạc đã biến các hệ thống thông tin của mỗi tỉnh, thành phố thành những ốc đảo, ông Vân nói. Đây là một thực tế cần khắc phục để tiến tới chuyển đổi số trong hệ thống chính quyền điện tử từ Trung ương đến địa phương.
Theo ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ TT&TT, một trong những nút thắt lớn cần được tháo gỡ để thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số là vấn đề chia sẻ dữ liệu.
Dữ liệu cần phải được chia sẻ, hệ thống thông tin cần phải được kết nối, liên thông để từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dân, doanh nghiệp và hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành trong nội bộ của Chính phủ.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng. Ảnh: Trọng Đạt |
Đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề này, tại Nghị quyết số 17 của Chính phủ năm 2019, Bộ TT&TT đã được giao nhiệm vụ xây dựng Nghị định về quản lý, kết nối & chia sẻ dữ liệu và Nghị định về định danh & xác thực điện tử.
“Khi nói về kết nối và chia sẻ dữ liệu, chúng ta hay đặt câu hỏi như: “Ai là chủ dữ liệu này? Ai được quyền cập nhật? Ai được quyền khai thác và được khai thác dữ liệu gì? Trong mọi câu hỏi đều có 1 từ “ai". Điều đó giải thích tầm quan trọng và sự liên quan mật thiết giữa 2 nghị định về chia sẻ dữ liệu và định danh, xác thực điện tử”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nói.
Do vậy, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đánh giá cao việc tổ chức hội thảo nhằm tìm ra giải pháp kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu từ Trung ương đến địa phương.
Thông qua hội nghị này, Bộ TT&TT sẽ thu nhận các phản hồi từ thực tế để hoàn thiện dự thảo Nghị định về quản lý, kết nối & chia sẻ dữ liệu số và Nghị định về định danh & xác thực điện tử. Bộ TT&TT dự kiến trình Chính phủ xem xét và ban hành 2 Nghị định này trong năm 2019.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, Bộ TT&TT luôn sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ và đồng hành cùng các Bộ, ngành, địa phương trong triển khai kết nối, cũng như đảm bảo an toàn thông tin trong việc kết nối các hệ thống thông tin nhằm đảm bảo việc tuân thủ đúng Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.
Trọng Đạt