Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ: 'Tăng thuế thời điểm này là gay go'
Văn hóa rất cần chính sách thuế linh hoạt
TheámđốcNhàhátTuổitrẻTăngthuếthờiđiểmnàylàbảng xếp hạng ngoại hạnh anho quy định hiện hành, các hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang được hưởng suất thuế giá trị gia tăng (VAT) 5%.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận và xem xét thông qua dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Trong dự thảo Luật, các hàng hóa, dịch vụ này bị đưa ra khỏi danh mục được hưởng thuế suất 5%, tức là sẽ phải chịu mức thuế 10% (Khoản 3, Điều 9, dự thảo Luật).
Vấn đề này được dư luận chú ý. Các đại biểu Quốc hội, chuyên gia văn hóa cũng quan tâm. Nhiều ý kiến cho rằng tăng thuế VAT đối với nhóm lĩnh vực văn hóa là không phù hợp với xu thế chung.
Chính sách thuế hợp lý giúp giảm giá thành các sản phẩm văn hóa. |
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội nhận định thuế nói chung, thuế giá trị gia tăng nói riêng có ý nghĩa lớn đối với phát triển văn hóa.
Từ nguồn thu ngân sách, Nhà nước có thể đầu tư bảo tồn di sản, xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa và tổ chức sự kiện nghệ thuật. Không chỉ là công cụ kinh tế, thuế còn là chìa khóa mở ra cánh cửa đến với nghệ thuật và văn hóa cho mọi tầng lớp xã hội.
"Chính sách thuế hợp lý giúp giảm giá thành các sản phẩm văn hóa, từ đó đưa văn hóa, nghệ thuật đến gần hơn với mọi người dân. Khi văn hóa dễ tiếp cận, nó sẽ lan tỏa, thấm nhuần vào cuộc sống, tạo nên xã hội giàu bản sắc và sáng tạo. Thuế cũng là động lực thúc đẩy sự sáng tạo và bảo tồn. Vì vậy ở một số quốc gia trên thế giới, dù không có Bộ chủ quản về văn hóa nhưng nhờ chính sách động viên, khuyến khích thuế linh hoạt mà lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật rất phát triển", PGS.TS Bùi Hoài Sơn nói.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. |
Ông cho rằng không nên tăng mức thuế đối với các hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim lên 10% mà chỉ nên giữ ở mức như Luật hiện hành. Đó cũng là giải pháp góp phần phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần nhân dân.
Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, miễn, giảm thuế giá trị gia tăng cho các sản phẩm và dịch vụ văn hóa cũng là việc nên làm để người dân tiếp cận sản phẩm văn hóa dễ dàng hơn, khuyến khích sáng tạo nghệ thuật và bảo tồn các giá trị truyền thống. Đồng thời, việc này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hóa phát triển, gia tăng giá trị kinh tế của ngành công nghiệp văn hóa - sáng tạo.
"Bằng cách hỗ trợ văn hóa qua các chính sách thuế hợp lý, chúng ta đang đầu tư vào nền tảng tinh thần của xã hội, xây dựng một cộng đồng văn hóa mạnh mẽ, đa dạng và phát triển bền vững", chuyên gia nói.
Nếu tăng thuế, người làm nghệ thuật cũng áp lực
Trao đổi với Tiền Phongquanh vấn đề này, NSƯT Nguyễn Sĩ Tiến - Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ khẳng định "tăng thuế ở thời điểm này là gay go".
Thời gian qua, chúng ta nói nhiều đến mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa. Đây là lĩnh vực mang nội hàm lớn, hướng tới nhiệm vụ làm sao để văn hóa Việt Nam có bộ nhận diện tốt, sức lan tỏa mạnh.
Tuy nhiên hiện tại, hoạt động nghệ thuật biểu diễn chưa thực sự đi vào ổn định, nguồn khán giả hạn chế, nhất là với nghệ thuật truyền thống. Lãnh đạo Nhà hát Tuổi trẻ khẳng định nguồn thu của nhà hát không cao, đời sống của nhiều nghệ sĩ còn gặp khó. Việc tăng thuế lên 10% gây áp lực rất lớn lên đơn vị nghệ thuật.
Nguồn thu của nhà hát không cao, khán giả cũng chưa hình thành thói quen ra rạp xem biễu diễn hàng tuần. |
"Mỗi năm, Nhà hát Tuổi trẻ sáng đèn khoảng 40 tuần với lịch diễn khá đều. Đây cũng là điểm đến cuối tuần được nhiều khán giả lựa chọn. Giá vé dao động khoảng 200.000-250.000 đồng/vé. Mỗi đêm diễn thu về khoảng vài chục triệu đồng, nhưng số tiền này chỉ đủ để duy trì hoạt động, chi trả điện nước, tiền luyện tập, bồi dưỡng. Rất khó để tăng giá vé cao hơn nữa", NSƯT Nguyễn Sĩ Tiến nói.
Chưa kể rạp hát đầu tư cho một vở diễn khá tốn kém, nhất là những chương trình phải mua kịch bản nước ngoài. Trong khi đó, khán giả chưa hình thành thói quen thưởng thức nghệ thuật thường xuyên. NSƯT Nguyễn Sĩ Tiến nói anh từng trò chuyện với một số khán giả và nhận được câu trả lời: "Lâu lắm rồi chưa bỏ tiền ra mua một tấm vé vào rạp".
Các nhà hát luôn phải đổi mới, tìm sản phẩm phục vụ nhiều đối tượng khán giả. |
Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ cho rằng vấn đề tăng thuế giá trị gia tăng với lĩnh vực văn hóa có thể được xem xét, nhưng không phải ở thời điểm hiện tại.
"Chúng ta có thể nghĩ đến điều đó ở tương lai, khi hoạt động biểu diễn có quy mô đồng đều, công nghiệp văn hóa phát triển. Đó cũng là lúc mà đời sống nhân dân tăng lên, khán giả có thói quen đi xem biểu diễn", NSƯT Nguyễn Sĩ Tiến nói.
Đầu tư cho văn hóa phải tính toán đường dài
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước có nhiều quan điểm, chủ trương, chính sách thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với lĩnh vực văn hóa. PGS.TS Bùi Hoài Sơn nêu quan điểm phải nhìn nhận việc đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho phát triển thay vì nghĩ rằng phải thu lợi trực tiếp từ văn hóa.
Ông mong muốn các điều kiện liên quan đến phát triển văn hóa, trong đó có thuế giá trị gia tăng, phải được tạo điều kiện linh hoạt hơn.
Đầu tư cho văn hóa cần cái nhìn bao quát, không thể vội vàng. |
Tại một hội thảo về huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho văn hóa tổ chức hồi tháng 8, TS Nguyễn Thị Hậu - nguyên Phó Viện trưởng tại Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM nhấn mạnh đầu tư cho văn hóa nghệ thuật không thể thấy "tiền tươi thóc thật" ngay tức thì, mà phải từ từ.
Nhiều chuyên gia cũng khẳng định cần thêm chính sách động viên, khuyến khích doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào văn hóa nghệ thuật bằng nhiều hình thức. Ưu đãi thuế, giảm thuế cho doanh nghiệp là một trong những giải pháp thường xuyên được đề cập.
Theo Tiền Phong