Lý giải nguyên nhân điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, DGW cho biết do một số nguyên nhân tạm thời từ thị trường và nội bộ công ty. Cụ thể, thị trường IT giảm mạnh so với dự kiến, giảm 17% sản lượng, theo GfK; ngược lại nhóm điện thoại tăng trưởng 14% lại nằm ở phân khúc giá rẻ. Về nguyên nhân chủ quan, DGW cho biết thời gian sản phẩm (mà công ty này phân phối) về không đúng kế hoạch ban đầu; cộng với chi phí marketing, nhân sự, cơ sở hạ tầng ứng trước chưa thu hồi; trong khi đó năm 2015 công ty chỉ có 3 nhà kho, 5 trung tâm hậu mãi, năm nay thêm 13 kho luân chuyển và 13 điểm tiếp nhận hậu mãi. 
Đặc biệt, các thương hiệu điện thoại mà công ty nhận phân phối lại khá mới ở Việt Nam nên doanh số chưa như kỳ vọng.

2016 là năm khó của Digiworld nhưng sự vụ đã được dự báo từ đầu năm nay, tại buổi họp đại hội cổ đông công bố kế hoạch kinh doanh của công ty. Theo đó, thành lập kể từ năm 1997, năm ngoái là lần đầu tiên DGW ghi nhận doanh thu không như kế hoạch, giảm 14% so với năm 2014. Nguyên nhân chính của việc này là do Microsoft - đối tác lớn của DGW - thay đổi chính sách kinh doanh, không còn nắm giữ thị phần lớn như trước. Chỉ riêng quý 1/2015, Nokia/Microsoft đóng góp doanh thu tới 350 tỷ đồng cho DGW, cho thấy khi Nokia/Microsoft “chết” thì DGW cũng gặp khó.

Trên thực tế, thị trường công nghệ, đặc biệt là điện thoại di động, vẫn đang ghi nhận tăng trưởng tại Việt Nam. Các hệ thống bán lẻ như Thế Giới Di Động, Viễn Thông A, FPT Shop liên tục mở rộng chuỗi, các cửa hàng trực tuyến như Lazada cũng ghi nhận tăng trưởng doanh thu. Tuy vậy, vai trò của các nhà phân phối như Digiworld, FPT Trading, Petrosetco đang dần mờ nhạt trong cuộc chơi lớn.

Nếu Digiworld gặp khó về doanh thu do Microsoft/Nokia ngã ngựa thì câu chuyện của FPT Trading cũng tương tự. Báo cáo tài chính quý I/2016 của tập đoàn FPT cho thấy mảng phân phối, bán lẻ đạt 5,2 nghìn tỉ đồng, kém hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng ở mảng bán lẻ, FPT Retail công bố đạt 2,4 ngàn tỉ đồng trong cùng quý, tăng 35%, cho thấy mảng phân phối của FPT Trading giảm doanh thu 40% so với quý đầu năm ngoái.

Một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giảm doanh thu của FPT Trading là chính sách phân phối iPhone của Apple tại Việt Nam thay đổi. Từ tháng 9 năm ngoái, Thế Giới Di Động và FPT Shop được chỉ định nhập khẩu trực tiếp sản phẩm từ Apple, mà không qua các nhà phân phối như FPT Trading. Các nguồn tin cho biết FPT Shop có doanh thu bán iPhone lớn nhất so với các nhà bán lẻ khác, do đó một khi hệ thống này, cộng với các chuỗi khác không nhập hàng từ FPT Trading thì chắc chắn một nguồn doanh thu khổng lồ, có thể chiếm tới 70%, đã rời khỏi túi của công ty phân phối của FPT.

" />

Tương lai bất định của các nhà phân phối sản phẩm công nghệ tại Việt Nam

Công ty cổ phần Thế Giới Số (Digiworld - DGW) vừa gửi đi thông cáo điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2016. TheươnglaibấtđịnhcủacácnhàphânphốisảnphẩmcôngnghệtạiViệthe thaoo đó, giảm xuống 53,5% lợi nhuận sau thuế so với kế hoạch đầu năm, từ 139,84 tỷ xuống còn 65 tỷ đồng. Doanh thu theo kế hoạch đầu năm là 5.430 tỷ đồng, giảm xuống còn 3.951 tỷ. Trả lời ICTnews, công ty này không giấu ý định nhìn ra ngoài lĩnh vực CNTT trong dài hạn.

Digiworld, cùng với FPT Trading và Petrosetco (có các công ty con như PSD, PHTD, Smartcom) đang là 3 nhà phân phối hàng công nghệ lớn nhất Việt Nam. Digiworld phân phối hầu hết các thương hiệu máy tính hiện nay tại Việt Nam và phân phối các nhãn hàng điện thoại như Intex, Obi, Wiko…

Lý giải nguyên nhân điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, DGW cho biết do một số nguyên nhân tạm thời từ thị trường và nội bộ công ty. Cụ thể, thị trường IT giảm mạnh so với dự kiến, giảm 17% sản lượng, theo GfK; ngược lại nhóm điện thoại tăng trưởng 14% lại nằm ở phân khúc giá rẻ. Về nguyên nhân chủ quan, DGW cho biết thời gian sản phẩm (mà công ty này phân phối) về không đúng kế hoạch ban đầu; cộng với chi phí marketing, nhân sự, cơ sở hạ tầng ứng trước chưa thu hồi; trong khi đó năm 2015 công ty chỉ có 3 nhà kho, 5 trung tâm hậu mãi, năm nay thêm 13 kho luân chuyển và 13 điểm tiếp nhận hậu mãi. 
Đặc biệt, các thương hiệu điện thoại mà công ty nhận phân phối lại khá mới ở Việt Nam nên doanh số chưa như kỳ vọng.

2016 là năm khó của Digiworld nhưng sự vụ đã được dự báo từ đầu năm nay, tại buổi họp đại hội cổ đông công bố kế hoạch kinh doanh của công ty. Theo đó, thành lập kể từ năm 1997, năm ngoái là lần đầu tiên DGW ghi nhận doanh thu không như kế hoạch, giảm 14% so với năm 2014. Nguyên nhân chính của việc này là do Microsoft - đối tác lớn của DGW - thay đổi chính sách kinh doanh, không còn nắm giữ thị phần lớn như trước. Chỉ riêng quý 1/2015, Nokia/Microsoft đóng góp doanh thu tới 350 tỷ đồng cho DGW, cho thấy khi Nokia/Microsoft “chết” thì DGW cũng gặp khó.

Trên thực tế, thị trường công nghệ, đặc biệt là điện thoại di động, vẫn đang ghi nhận tăng trưởng tại Việt Nam. Các hệ thống bán lẻ như Thế Giới Di Động, Viễn Thông A, FPT Shop liên tục mở rộng chuỗi, các cửa hàng trực tuyến như Lazada cũng ghi nhận tăng trưởng doanh thu. Tuy vậy, vai trò của các nhà phân phối như Digiworld, FPT Trading, Petrosetco đang dần mờ nhạt trong cuộc chơi lớn.

Nếu Digiworld gặp khó về doanh thu do Microsoft/Nokia ngã ngựa thì câu chuyện của FPT Trading cũng tương tự. Báo cáo tài chính quý I/2016 của tập đoàn FPT cho thấy mảng phân phối, bán lẻ đạt 5,2 nghìn tỉ đồng, kém hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng ở mảng bán lẻ, FPT Retail công bố đạt 2,4 ngàn tỉ đồng trong cùng quý, tăng 35%, cho thấy mảng phân phối của FPT Trading giảm doanh thu 40% so với quý đầu năm ngoái.

Một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giảm doanh thu của FPT Trading là chính sách phân phối iPhone của Apple tại Việt Nam thay đổi. Từ tháng 9 năm ngoái, Thế Giới Di Động và FPT Shop được chỉ định nhập khẩu trực tiếp sản phẩm từ Apple, mà không qua các nhà phân phối như FPT Trading. Các nguồn tin cho biết FPT Shop có doanh thu bán iPhone lớn nhất so với các nhà bán lẻ khác, do đó một khi hệ thống này, cộng với các chuỗi khác không nhập hàng từ FPT Trading thì chắc chắn một nguồn doanh thu khổng lồ, có thể chiếm tới 70%, đã rời khỏi túi của công ty phân phối của FPT.