Đoàn múa khiếm thính Việt biểu diễn ở Đức
- "Chúng tôi rất ngỡ ngàng khi một tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ khiếm thính Việt Nam được nhà hát Châu Âu hỏi mua. Đây là niềm tự hào."
TIN BÀI KHÁC
Phê bình dịch thuật và song đề tù nhân
Đừng tưởng truyện tranh cho người lớn không ăn khách
Phiên bản gây kinh ngạc của Gulliver du ký
Không nằm trong một fesival hay kì biểu diễn,ĐoànmúakhiếmthínhViệtbiểudiễnởĐứbang xep hang ngoai hang a nhà hát Pfalzbau (nước Đức) ngỏ ý mua "Ký ức thở dài" để trình diễn vào ngày 17/5 tới tại thành phố Ludwigshafen, với số lượng chỗ ngồi lên tới 1400 người. Tác phẩm thuộc đoàn múa khiếm thính "Nơi đến" do nghệ sĩ Lê Vũ Long phụ trách.
Tác phẩm "Ký ức thở dài" có độ dài 1 tiếng, ra đời năm 2009 với sự tham gia biểu diễn của 10 diễn viên và 1 nghệ sĩ piano (Trí Minh). |
Âm nhạc đặc biệt cho người khiếm thính
Những nghệ sĩ múa khiếm thính sẽ nghe thế nào? Đó là câu hỏi mà phần lớn người xem đều thắc mắc. Trong tác phẩm này, 10 nghệ sĩ sẽ múa tương tác với phần ngẫu hứng piano của Trí Minh.
"Thật cảm động khi nhìn các nghệ sĩ biểu diễn rất ăn ý với phần piano của tôi. Họ "nghe" tốt hơn tôi tưởng rất nhiều, bằng cách lắng nghe cơ thể và quan sát lẫn nhau".
Vở múa "Ký ức thở dài" |
Tuy nhiên, phần biểu diễn âm nhạc này rất đặc biệt. Không dựa trên một tổng phổ có sẵn, nghệ sĩ Trí Minh và đạo diễn Lê Vũ Long đã làm việc hơn 6 tháng trời để tìm ra một "nhịp nhạc". Không phải nhịp 3/4 hay 4/4, mà là nhịp thở và nhịp sinh học của cơ thể, là cách nói chuyện bằng ngôn ngữ cơ thể trong không gian.
"Toàn bộ tác phẩm là ngẫu hứng. Tôi phác thảo một sơ đồ âm nhạc với những đoạn móc câu về âm sắc. Có những đoạn ngẫu hứng 100% là phần tương tác đàn piano với các trường đoạn múa đơn.
Các nghệ sĩ múa "nghe" các chấn rung về âm thanh, chuyển động, và rồi tôi lại tiếp tục tương tác dựa trên các chuyển động đó. Với tôi, đó là một trải nghiệm rất đặc biệt. Tôi khẳng định những động tác múa của họ trong cả quá trình làm việc rất chuyên nghiệp. Phản ứng âm thanh, phỏng đoán âm thanh rất chính xác so với những gì mình nghĩ".
Một nghệ sĩ khiếm thính trong tác phẩm "Ký ức thở dài" chia sẻ: "Ở trong sàn tập, với điều kiện ánh sáng đầy đủ, khi múa, chúng tôi tập trung vào cảm giác của con tim và điệu múa. Nhưng khi có thời cơ thuận lợi, chúng tôi nhìn anh Trí Minh và cách ngón tay của anh ấy di chuyển theo những nốt đàn".
Bố cục sân khấu của "Ký ức thở dài" |
Thành công đáng nể cho múa đương đại Việt
Đây không phải là lần đầu tiên tác phẩm của đoàn múa "Nơi đến" được nước ngoài mua. Năm 2007 họ đã biểu diễn tại Mỹ 12 buổi trên 4 bang, với sự chung tay của 4 nhà hát Mỹ. Tác phẩm khi đó là "Chuyện của chúng mình" - dựa trên kịch bản đoạt giải thưởng tại Mỹ của biên đạo Lê Vũ Long.
Thừa nhận Việt Nam là "góc khuất" trên thế giới về nghệ thuật, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp cận và quảng bá các tác phẩm múa của đoàn. Tuy nhiên, đạo diễn kiêm giám đốc Lê Vũ Long cho biết: "Rất ít các đoàn múa trong khu vực Châu Á có được thành tựu tương tự.
Ngoài ra khi chúng tôi đi biểu diễn tại nước ngoài, các chuyên gia và giáo sư thường xuyên hỏi làm thế nào mà các nghệ sĩ khiếm thính, bắt đầu múa khi đã lớn tuổi lại thực hiện được những động tác kỹ thuật khó như vậy trong khoảng thời gian ngắn?
Đây là phương pháp đào tạo riêng mà tôi cho rằng khá chuyên biệt. Nó cũng đòi hỏi một quá trình tập luyện căng thẳng và cách chúng tôi - những người giảng dạy - phải tự nghiên cứu chứ không có một kinh nghiệm nào trước đó".
Đạo diễn Lê Vũ Long với đoàn múa khiếm thính "Nơi đến" |
Gian nan vô kể, người Việt thờ ơ
Đã hơn 10 năm kể từ khi "Nơi đến" được thành lập nhưng đoàn múa vẫn không có chỗ tập cố định. Họ di chuyển từ một nhà kho khu bãi sông Hồng đến việc thuê phòng theo dự án tại trường Cao đẳng múa ở Mai Dịch.
Có lớp học sinh mới và cả những người đã bỏ cuộc vì không chịu nổi; nhưng sự tận tâm và hào hứng của người dẫn dắt và các cựu thành viên dường như không thay đổi. Họ có tham vọng tìm tòi và khám phá thêm các hình thức múa dân gian, múa cổ truyền để kì vọng tạo nên một lớp trầm tích, lắng đọng cho múa theo thời gian.
Sự ủng hộ của người Việt dành cho đoàn là rất hiếm hoi. "Từ ngày đầu hoạt động, tôi luôn đánh động sự quan tâm của khán giả và những người bảo hộ, cấp phép hoạt động biểu diễn tại Việt Nam. Với hy vọng khi dấn thân vào loại hình nghệ thuật mới, những người quản lý có thể nhìn vào đó để có một hành lang pháp lý bảo vệ những người hoạt động.
Qua một thời gian rất dài, riêng trường hợp của chúng tôi là một đoàn nghệ thuật có dính líu đến người khuyết tật, nên rất khó. Chúng tôi chẳng có sự ủng hộ nào từ phía các cơ quan chức năng. Những nhà tài trợ Việt thì nghi ngại chúng tôi vừa làm nghệ thuật lại có cả người khuyết tật, không hiểu có phải là mượn danh không?
Chúng tôi không thể trả lương hàng tháng cho các diễn viên mà trả theo dự án - chủ yếu do các tổ chức, quỹ nước ngoài tàitrợ" – đạo diễn Lê Vũ Long nói.
Hồ Hương Giang