Hướng nhà
Thời tiết của từng vùng miền là khác nhau. Vì vậy,ếtkếkhôngnênbỏquakhixâynhàhèmátđôngấgiải ả rập khi xây dựng, gia chủ cần quan tâm đến yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến ngôi nhà để đưa ra những giải pháp phù hợp, tránh trường hợp xây dựng xong lại phải thay đổi gây tốn thời gian và chi phí.
Theo đó, “làm nhà hướng Nam” là một trong những kinh nghiệm xây dựng trong dân gian, vì hướng Nam và cận nam như Đông Nam và Tây Nam là những hướng tốt đối với điều kiện khí hậu Việt Nam. Hướng nhà này đón được gió mát và nguồn ánh sáng ổn định vào mùa hè, cũng như không khí ấm áp, tránh được gió Bắc lạnh lẽo vào mùa đông.
Chọn được hướng nhà, bạn sẽ có những giải pháp xây dựng phù hợp với điều kiện thời tiết |
Trong khi đó, các hướng Tây, Tây Bắc thì gặp nắng gắt vào buổi chiều; hướng Đông lại chói vào buổi sáng và chịu thêm gió lạnh từ hướng Đông Bắc trong mùa đông. Hướng Bắc nằm giữa hai hướng Tây Bắc (nắng chiều) và Đông Bắc (gió lạnh) nên cũng không được coi là hướng tốt.
Tuy nhiên, trên thực tế điều kiện nhà ở, đất ở hiện nay, nhất là ở các đô thị đông đúc, phương vị hướng Nam không phải dễ tìm. Vì thế các chuyên gia khuyên rằng dùng hướng chính Nam làm nguyên tắc, có thể chọn phương vị hơi nghiêng về hướng Đông hoặc hướng Tây. Nếu không có cách nào xây dựng nhà theo hướng Nam, hay nghiêng Đông, chếch Tây, thì vẫn có thể giải quyết được bằng cách mở nhiều cửa sổ ở hướng Nam hoặc xây giếng trời, tăng thêm ánh sáng, hoặc trồng nhiều cây ở hướng Bắc để giúp ngôi nhà của bạn luôn mát mẻ vào mùa hè và ấm áp trong những ngày đông gió lạnh.
Mái và tường nhà
Mái nhà và tường nhà là những bề mặt có chức năng che chở cho ngôi nhà, thường xuyên phải tiếp xúc với nắng mưa quanh năm suốt tháng. Bởi vậy nếu 2 yếu tố này không được thiết kế và tính toán tốt, căn nhà sẽ có hiện tượng lạnh vào mùa đông, nóng bức vào mùa hè.
Khi thi công hãy chú ý đến mái và tường nhà |
Ngay từ khi lên phương án thiết kế và thi công bạn đã phải tính toán đến điều này, đặc biệt nếu ngôi nhà nằm ở hướng Tây. Mái nhà và tường nhà hướng Tây phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu xây tường quá mỏng và không có lớp cách nhiệt ngôi nhà sẽ hấp nhiệt, lúc nào cũng oi nóng. Chính vì thế, bạn nên sử dụng loại gạch block khi xây tường nhà bởi loại vật liệu này có hiệu quả cách nhiệt rất tốt. Tường xây bằng gạch block sẽ giúp căn nhà của bạn chắn được nắng nóng mùa hè và cái lạnh mùa đông. Nếu có điều kiện, bạn hãy xây 2 lớp gạch, khi hoàn thiện bề mặt tường thì có thể dùng sơn tường cách nhiệt để có hiệu quả tối ưu nhất.
Về mái nhà, hiện nay có khá nhiều vật liệu chống nóng mà bạn có thể áp dụng như: mái ngói, gạch, tấm lợp, bông thủy tinh, rockwool, XPS,… Các loại vật liệu này đều phát huy hiệu quả giúp giảm nhiệt và chống nóng cho trần nhà.
Công năng hợp lý
Với hướng nhà tiếp xúc nhiều nắng nóng và bức xạ từ mặt trời, bạn nên thiết kế những khoảng không gian phụ trợ như hành lang, cầu thang, nhà kho…. Vì những khoảng không gian này ít được sử dụng, bạn có thể tránh được ánh nắng và nhiệt lượng của mặt trời.
2 cửa sổ trong 1 phòng
Trước đây, mỗi phòng thường chỉ thiết kế 1 cửa sổ là đủ. Tuy nhiên ngày nay, các bản thiết kế nhà đã dần áp dụng việc lắp 2 cửa sổ trong cùng 1 phòng. Dù là nhà phố hay căn hộ thì căn phòng có hai cửa sổ sẽ thuận tiện cho luồng gió tự nhiên lưu thông, tận dụng được ánh sáng tự nhiên, giúp căn nhà thông thoáng, mát mẻ hơn vào mùa hè. Vào mùa đông lạnh buốt, bạn chỉ cần đóng kín cửa sổ, căn phòng sẽ trở nên ấm áp. Nếu đó là một ngày trời lạnh nhưng có nắng, bạn có thể tận dụng ánh nắng mặt trời chiếu vào cửa sổ để sưởi ấm căn phòng.
Phòng có 2 cửa sổ giúp không khí lưu thông tốt hơn |
Tùy các vị trí, chức năng, diện tích nhà mà thiết kế cửa sổ lớn hay nhỏ. Với những ngôi nhà có diện tích lớn, tốt nhất bạn nên làm hệ cửa sổ cao để tạo điều kiện tốt nhất đón gió vào nhà.
Đăng Duy (Tổng hợp)
Người đàn ông Hà Nội xây nhà Nhật Bản từ nhôm kính tặng 'bạn học' đặc biệt
Với chi phí 1,5 tỷ đồng, anh Cường (Hà Nội) đã tặng cho vợ căn nhà mang phong cách Nhật Bản bằng nhôm kính. Nếu nhìn bằng mắt, người ta dễ nhầm tưởng nhà làm từ chất liệu gỗ.