Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn chủ trì hội nghị. (Ảnh: Thảo Anh)

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết: “Nền tảng Địa chỉ số gắn với bản đồ số là 1 trong 34 nền tảng quốc gia. Đặc thù của nền tảng này là xã hội hóa, doanh nghiệp bỏ tiền ra làm. Một số ứng dụng chính sẽ miễn phí sử dụng cho chính quyền, người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Một số dịch vụ gia tăng thì doanh nghiệp đầu tư sẽ được khai thác”.

Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng Nền tảng Địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số. Đến nay, đã có khoảng 24 triệu địa chỉ được Bưu điện thu thập đưa vào cơ sở dữ liệu. 

Bước tiếp theo là các địa phương cần phối hợp với Bưu điện để rà soát, hoàn thiện, làm sạch số liệu, đưa lên hệ thống địa chỉ của tỉnh/thành phố; và thông báo, gán biển địa chỉ số.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến, kết nối tới các điểm cầu sở TT&TT trên cả nước. (Ảnh: Thảo Anh)

Tuy nhiên, các địa phương vẫn đang khá lúng túng về việc có thực sự cần thiết phải có thêm địa chỉ số hay không? Có nên gán biển địa chỉ số giống như gán biển số nhà hiện nay? Kinh phí lấy từ nguồn nào?... 

Giải đáp băn khoăn của các địa phương, ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ Quản lý doanh nghiệp khẳng định sự cần thiết phải có địa chỉ số: “Chúng ta có thể gắn địa chỉ cho cả cột điện, họng nước cứu hỏa, cống bị mất nắp, những điểm check in chụp ảnh đẹp… để phục vụ các nhu cầu riêng trong xã hội số. Chẳng hạn, bên cứu hỏa muốn làm bản đồ số các họng cấp nước để khi cần có thể nhanh chóng tìm được chỗ lấy nước. Địa chỉ số có nhiều ứng dụng chứ không chỉ mỗi việc thay địa chỉ hành chính. Địa chỉ số gắn với tọa độ nên khi sử dụng có thể xác định chính xác vị trí và dễ dàng tìm được”.

Nếu đã có địa chỉ hành chính thì cũng không nhất thiết phải gắn thêm địa chỉ số. Nhưng thực tế phần lớn địa chỉ hành chính bây giờ không rõ ràng, thậm chí nhiều nơi vẫn chưa được gán địa chỉ. Ngay cả đường Hoàng Đạo Thúy ở Hà Nội hiện vẫn không có số nhà”, ông Đường nói thêm. 

Ông Nguyễn Trọng Đường - Vụ Quản lý doanh nghiệp giải đáp thắc mắc của các địa phương. (Ảnh: Thảo Anh)

Đại diện Vụ Quản lý doanh nghiệp cũng nhấn mạnh, việc thông báo và gán biển địa chỉ số là trách nhiệm của các địa phương. Đầu tháng 7 tới, Bộ TT&TT sẽ có hướng dẫn về mẫu biển địa chỉ số. 

Năm nay mục tiêu lớn nhất là cố gắng thông báo, gắn biển đến nhà dân. Không bắt buộc mà chỉ khuyến khích bà con gắn biển. Các địa phương nên chọn cách làm thí điểm một số xã, ví dụ xã nông thôn mới, xã có lãnh đạo trẻ hăng hái tinh thần chuyển đổi số. Mỗi tỉnh chỉ chọn 1 – 2 xã làm trước, cố gắng làm sao để 80 – 90% địa chỉ được gắn biển địa chỉ số. Một số xã, huyện làm điểm tốt, mọi người thấy rõ lợi ích của địa chỉ số và tích cực sử dụng các ứng dụng bản đồ, khi đó, việc tuyên truyền, vận động, phổ biến mở rộng sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn”, ông Đường phân tích.

Về kinh phí, Bộ TT&TT đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét lồng ghép việc phát triển địa chỉ số vào Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, nguồn tiền này cũng phải có thời gian, và nếu có cũng chỉ được ở những xã nông thôn mới. Các sở TT&TT các tỉnh nên tập trung vào việc tham mưu sử dụng ngân sách địa phương để làm thông báo và gắn biển địa chỉ số. Nếu có ngân sách địa phương hỗ trợ làm biển cho người dân là tốt nhất.

Đại diện Vụ Quản lý doanh nghiệp cho biết, nền tảng Địa chỉ số quốc gia thì chỉ có một, nhưng nền tảng bản đồ số thì có thể nhiều hơn một. Sắp tới, Bộ TT&TT sẽ công bố các nền tảng bản đồ số đạt chuẩn để các địa phương lựa chọn sử dụng.

Bình Minh

" />

Thí điểm gắn biển địa chỉ số tại nhà dân

Chiều 29/6,íđiểmgắnbiểnđịachỉsốtạinhàdâxả đồ Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn chủ trì hội nghị bàn về việc thúc đẩy phát triển, ứng dụng Nền tảng Địa chỉ số quốc gia.

Ngày 3/2/2022, Bộ TT&TT ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch phát triển Nền tảng Địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số. Và ngày 23/6/2022, Bộ TT&TT ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch của Bộ TT&TT thúc đẩy phát triển và sử dụng Nền tảng Bản đồ số quốc gia. Đây là những nỗ lực nhằm triển khai Chiến lược Phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, trong đó giao Bộ TT&TT phải đảm bảo “Mỗi hộ gia đình có 1 địa chỉ số”.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Anh Tuấn chủ trì hội nghị. (Ảnh: Thảo Anh)

Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cho biết: “Nền tảng Địa chỉ số gắn với bản đồ số là 1 trong 34 nền tảng quốc gia. Đặc thù của nền tảng này là xã hội hóa, doanh nghiệp bỏ tiền ra làm. Một số ứng dụng chính sẽ miễn phí sử dụng cho chính quyền, người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Một số dịch vụ gia tăng thì doanh nghiệp đầu tư sẽ được khai thác”.

Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng Nền tảng Địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số. Đến nay, đã có khoảng 24 triệu địa chỉ được Bưu điện thu thập đưa vào cơ sở dữ liệu. 

Bước tiếp theo là các địa phương cần phối hợp với Bưu điện để rà soát, hoàn thiện, làm sạch số liệu, đưa lên hệ thống địa chỉ của tỉnh/thành phố; và thông báo, gán biển địa chỉ số.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến, kết nối tới các điểm cầu sở TT&TT trên cả nước. (Ảnh: Thảo Anh)

Tuy nhiên, các địa phương vẫn đang khá lúng túng về việc có thực sự cần thiết phải có thêm địa chỉ số hay không? Có nên gán biển địa chỉ số giống như gán biển số nhà hiện nay? Kinh phí lấy từ nguồn nào?... 

Giải đáp băn khoăn của các địa phương, ông Nguyễn Trọng Đường, Vụ Quản lý doanh nghiệp khẳng định sự cần thiết phải có địa chỉ số: “Chúng ta có thể gắn địa chỉ cho cả cột điện, họng nước cứu hỏa, cống bị mất nắp, những điểm check in chụp ảnh đẹp… để phục vụ các nhu cầu riêng trong xã hội số. Chẳng hạn, bên cứu hỏa muốn làm bản đồ số các họng cấp nước để khi cần có thể nhanh chóng tìm được chỗ lấy nước. Địa chỉ số có nhiều ứng dụng chứ không chỉ mỗi việc thay địa chỉ hành chính. Địa chỉ số gắn với tọa độ nên khi sử dụng có thể xác định chính xác vị trí và dễ dàng tìm được”.

Nếu đã có địa chỉ hành chính thì cũng không nhất thiết phải gắn thêm địa chỉ số. Nhưng thực tế phần lớn địa chỉ hành chính bây giờ không rõ ràng, thậm chí nhiều nơi vẫn chưa được gán địa chỉ. Ngay cả đường Hoàng Đạo Thúy ở Hà Nội hiện vẫn không có số nhà”, ông Đường nói thêm. 

Ông Nguyễn Trọng Đường - Vụ Quản lý doanh nghiệp giải đáp thắc mắc của các địa phương. (Ảnh: Thảo Anh)

Đại diện Vụ Quản lý doanh nghiệp cũng nhấn mạnh, việc thông báo và gán biển địa chỉ số là trách nhiệm của các địa phương. Đầu tháng 7 tới, Bộ TT&TT sẽ có hướng dẫn về mẫu biển địa chỉ số. 

Năm nay mục tiêu lớn nhất là cố gắng thông báo, gắn biển đến nhà dân. Không bắt buộc mà chỉ khuyến khích bà con gắn biển. Các địa phương nên chọn cách làm thí điểm một số xã, ví dụ xã nông thôn mới, xã có lãnh đạo trẻ hăng hái tinh thần chuyển đổi số. Mỗi tỉnh chỉ chọn 1 – 2 xã làm trước, cố gắng làm sao để 80 – 90% địa chỉ được gắn biển địa chỉ số. Một số xã, huyện làm điểm tốt, mọi người thấy rõ lợi ích của địa chỉ số và tích cực sử dụng các ứng dụng bản đồ, khi đó, việc tuyên truyền, vận động, phổ biến mở rộng sẽ nhanh hơn và dễ dàng hơn”, ông Đường phân tích.

Về kinh phí, Bộ TT&TT đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét lồng ghép việc phát triển địa chỉ số vào Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, nguồn tiền này cũng phải có thời gian, và nếu có cũng chỉ được ở những xã nông thôn mới. Các sở TT&TT các tỉnh nên tập trung vào việc tham mưu sử dụng ngân sách địa phương để làm thông báo và gắn biển địa chỉ số. Nếu có ngân sách địa phương hỗ trợ làm biển cho người dân là tốt nhất.

Đại diện Vụ Quản lý doanh nghiệp cho biết, nền tảng Địa chỉ số quốc gia thì chỉ có một, nhưng nền tảng bản đồ số thì có thể nhiều hơn một. Sắp tới, Bộ TT&TT sẽ công bố các nền tảng bản đồ số đạt chuẩn để các địa phương lựa chọn sử dụng.

Bình Minh