Đứa trẻ mắc bệnh Down bị mẹ bỏ rơi khi còn khát sữa
Hoàng Phước Lộc vừa qua sinh nhật hồi đầu tháng 7. Năm nay con tròn 4 tuổi nhưng ông bà của con chưa từng được nghe tiếng gọi “ông”,ótxabétraibệnhdownmắcungthưbịbỏrơikhicònkhátsữlichbongdahomnay “bà”. Mắc hội chứng down bẩm sinh, đứa trẻ chẳng thể phát triển trí não bình thường như các bạn. Cơ thể con cũng yếu ớt hơn, thường xuyên đau ốm. Bệnh tật, thuốc thang, đi viện khiến con chẳng mấy khi nở nụ cười.
Bà Hoàng Thị Lê cho biết, từ nhỏ, Phước Lộc đã phải thăm khám khắp các bệnh viện từ địa phương lên thành phố lớn. Ngoài hội chứng down bẩm sinh, căn bệnh con thường mắc phải là viêm phổi, đặc biệt vào mùa mưa. Đứa cháu nội đã thiệt thòi vì bệnh tật, lại thiếu đi hơi ấm tình thương của mẹ. Hai ông bà đều đã tuổi cao, sức yếu, có thương cháu đến mấy cũng chẳng thể bù đắp lại được.
Ông Đạm, bà Lê và đứa cháu duy nhất mắc bệnh down bẩm sinh, nay lại thêm bệnh ung thư. |
Khoảng thời gian Phước Lộc còn nhỏ, con hay khóc đêm, thường xuyên đói khát, vì mỗi lần con chỉ ăn được rất ít. Quãng thời gian đó thực khó khăn với 2 ông bà.
“Khi nghe bác sĩ nói con bị ung thư không thể cứu chữa. Tôi phải cầu xin bác sĩ. Chúng tôi chỉ có một đứa cháu này. Mẹ cháu đã bỏ một lần, không lẽ ông bà lại bỏ cháu thêm một lần nữa. Hiện tại, cháu đã được chuyển sang Bệnh viện Ung bướu để điều trị”, bà Lê chua xót nói.
Ban đầu, chỉ có 2 bà cháu bồng bế nhau lên viện. Ông nội Phước Lộc năm nay đã 75 tuổi, sức khỏe yếu nên ông ở nhà, trông nom đàn gà. Thế nhưng, mỗi lần con vô thuốc hóa trị mất cả ngày, một mình bà trông không xuể, đành phải gọi ông lên.
Trong phòng bệnh, Phước Lộc là đứa trẻ kém may mắn nhất. Không có mẹ, ba bận đi làm, chỉ có 2 ông bà tay chậm mắt mờ chăm con ăn uống, truyền máu, truyền thuốc hằng ngày. Buổi tối, cả 3 người chen chúc trên chiếc giường bệnh chật hẹp.
Suốt 4 năm, ông Đạm đã quen với việc đút sữa, cháo cho đứa cháu chậm phát triển trí tuệ.
“Xin cứu tính mạng cháu tôi với!”
Thời còn trẻ, hai vợ chồng bà Lê rời Hà Tây (nay là TP. Hà Nội) đi theo đoàn vào Cà Mau làm công nhân. Được gần chục năm sau mới chuyển về Tây Ninh làm công nhân cao su. Sau rồi bỏ ra làm mướn. Tích cóp cả đời, 2 ông bà mua được mảnh đất, cất căn nhà cấp 4 để ở.
Khi còn khỏe, ông bà đi làm cỏ mía, cỏ mì cho người ta. Nhưng vài năm gần đây, tuổi đã cao, sức yếu, người ta không thuê ông nữa. Thêm vào đó, cháu nội bị bệnh, đi viện liên tục khiến chi phí ngày càng tiêu tốn. Rời quê 2/3 đời người, anh em họ hàng tuy có liên lạc nhưng cũng xa cách. Để chữa bệnh cho Lộc, gia đình bà chỉ còn dựa được vào hàng xóm láng giềng. Lúc nào ông bà cũng phải mang nợ ít nhất 20 triệu đồng.
“Có những khi họ đòi gấp quá, chúng tôi bán dần mảnh đất để trả. Đến nay chỉ còn lại nền nhà”, bà Lê bộc bạch.
Từ ngày bị vợ bỏ, ba của Phước Lộc cứ ở thế. Mỗi ngày quần quật đi làm để có tiền chữa bệnh cho con trai. Lương công nhân vốn không cao, tháng nào tăng ca nhiều thì bà Lê nhận được 5 triệu, tháng nào ít thì 3 triệu. Vừa ăn uống của cả nhà, vừa đưa Lộc đi chữa bệnh nên tháng nào, số tiền con trai bà đưa cũng sớm hết sạch.
Để tiết kiệm chi phí, có khi một chiếc bánh bao được tặng cũng đủ dành cho bữa tối. Dù đêm ấy ông Đạm phải thức trọn để canh cho cháu vô thuốc. |
Người con út của ông bà năm nay cũng đã gần 30 tuổi. Cuộc sống khó khăn nên dù có người yêu đã lâu mà gia đình chưa dám bàn chuyện cưới xin. Tuổi đã cao, hai ông bà chỉ ao ước có tiếng trẻ nhỏ bi bô cho căn nhà có thêm sinh khí. Ấy thế mà, đứa cháu duy nhất lại phải chịu nhiều tai ương.
Ngay từ toa hóa trị đầu tiên, con đã phải truyền thuốc đặc trị ngoài danh mục bảo hiểm y tế. Chi phí tốn kém, hai ông bà đã chẳng còn đất để bán, chỉ còn cách cầu xin sự giúp đỡ của các mạnh thường quân. Cầu mong cho con không bị bỏ rơi một lần nữa.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: