6eik87kh.png
Tổng thống Mỹ Joe Biden quan sát mô hình nhà máy Micron sẽ được xây dựng tại Syracuse, New York. Ảnh: NYT

Theo Bloomberg, số tiền đến từ Đạo luật Khoa học và Chip năm 2022. Đây là đạo luật mang tính bước ngoặt khi dành 39 tỷ USD để thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất chip của Mỹ, chưa kể 11 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn, bao gồm cả NSTC. Các công ty bán dẫn toàn cầu đã cam kết đầu tư gấp 10 lần số tiền này vào Mỹ.

Theo quan chức ngành và chính phủ, những nhà máy mới có thể kém hiệu quả nếu nguồn nhân lực không được đầu tư tương xứng. Một số dự đoán Mỹ sẽ thiếu 90.000 kỹ thuật viên vào năm 2030, thời điểm Mỹ đặt mục tiêu sản xuất tối thiểu 1/5 số chip tiên tiến nhất thế giới.

Michael Barnes, quản lý cấp cao các chương trình phát triển nhân lực tại Natcast – tổ chức phi lợi nhuận vận hành NSTC, cho biết bắt buộc phải phát triển hệ sinh thái lực lượng lao động bán dẫn trong nước để hỗ trợ tăng trưởng của ngành.

Từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden phê duyệt Đạo luật CHIPS hai năm trước, hơn 50 trường cao đẳng cộng đồng đã công bố các chương trình mới hoặc mở rộng liên quan đến bán dẫn. Bốn doanh nghiệp được hưởng ưu đãi lớn nhất từ đạo luật – Intel, TSMC, Samsung, Micron – đều chi từ 40 đến 50 triệu USD để phát triển nhân sự.

Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố khoản tài trợ thứ 12 từ chương trình sản xuất vào ngày 1/7: 6,7 triệu USD cho Rogue Valley Microdevices - hỗ trợ một nhà máy mới ở Florida, tập trung vào chip dành cho ứng dụng quốc phòng và y sinh.

(Theo Bloomberg)

" />

Mỹ thiếu 90.000 nhân lực bán dẫn vào năm 2030

Chương trình sẽ sử dụng một phần trong số tiền 5 tỷ USD tài trợ liên bang dành cho Trung tâm công nghệ bán dẫn quốc gia (NSTC). NSTC dự định trao các khoản tài trợ cho 10 dự án phát triển nhân lực với ngân sách từ 500.000 đến 2 triệu USD.

Trung tâm cũng sẽ khởi động các quy trình đăng ký bổ sung trong những tháng tới. Các quan chức sẽ xác định tổng chi sau khi xem xét tất cả đề xuất.

6eik87kh.png
Tổng thống Mỹ Joe Biden quan sát mô hình nhà máy Micron sẽ được xây dựng tại Syracuse, New York. Ảnh: NYT

Theo Bloomberg, số tiền đến từ Đạo luật Khoa học và Chip năm 2022. Đây là đạo luật mang tính bước ngoặt khi dành 39 tỷ USD để thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất chip của Mỹ, chưa kể 11 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn, bao gồm cả NSTC. Các công ty bán dẫn toàn cầu đã cam kết đầu tư gấp 10 lần số tiền này vào Mỹ.

Theo quan chức ngành và chính phủ, những nhà máy mới có thể kém hiệu quả nếu nguồn nhân lực không được đầu tư tương xứng. Một số dự đoán Mỹ sẽ thiếu 90.000 kỹ thuật viên vào năm 2030, thời điểm Mỹ đặt mục tiêu sản xuất tối thiểu 1/5 số chip tiên tiến nhất thế giới.

Michael Barnes, quản lý cấp cao các chương trình phát triển nhân lực tại Natcast – tổ chức phi lợi nhuận vận hành NSTC, cho biết bắt buộc phải phát triển hệ sinh thái lực lượng lao động bán dẫn trong nước để hỗ trợ tăng trưởng của ngành.

Từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden phê duyệt Đạo luật CHIPS hai năm trước, hơn 50 trường cao đẳng cộng đồng đã công bố các chương trình mới hoặc mở rộng liên quan đến bán dẫn. Bốn doanh nghiệp được hưởng ưu đãi lớn nhất từ đạo luật – Intel, TSMC, Samsung, Micron – đều chi từ 40 đến 50 triệu USD để phát triển nhân sự.

Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố khoản tài trợ thứ 12 từ chương trình sản xuất vào ngày 1/7: 6,7 triệu USD cho Rogue Valley Microdevices - hỗ trợ một nhà máy mới ở Florida, tập trung vào chip dành cho ứng dụng quốc phòng và y sinh.

(Theo Bloomberg)