您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Nhận định, soi kèo Everton vs Arsenal, 18h30 ngày 5/4: Tin vào Pháo thủ
NEWS2025-04-08 07:18:08【Giải trí】1人已围观
简介 Hư Vân - 05/04/2025 04:35 Ngoại Hạng Anh bóng đá hôm nay ngoại hạng anhbóng đá hôm nay ngoại hạng anh、、
很赞哦!(85684)
相关文章
- Soi kèo góc Fulham vs Liverpool, 20h00 ngày 6/4
- Yêu cầu VICEM hồi sinh tòa nhà văn phòng nghìn tỷ đồng đang "đắp chiếu"
- Tháp 72 tầng rung lắc nghìn người tháo chạy, Trung Quốc cấm xây nhà chọc trời
- Nếu tranh thủ mua nhà lúc này, nên tính toán điều gì?
- Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Western Sydney Wanderers, 11h00 ngày 5/4: Củng cố ngôi đầu
- Dự án Solasta Mansion: Sức hút từ tiềm năng sinh lời
- Nghĩa trang: truyền thống và xu hướng hiện đại
- Vụ thiếu nữ Việt 15 tuổi mất tích tại Anh: Nghi phạm bị cáo buộc tội bắt cóc trẻ em
- Siêu máy tính dự đoán Tottenham vs Southampton, 20h00 ngày 6/4
- Cương quyết tháo dỡ căn nhà màu xanh sai phép
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Adelaide United vs Sydney FC, 15h35 ngày 5/4: Tiếp tục rơi
Chủ dừng bán, "cò" biến mất khỏi khu đất đấu giá tại 2 huyện ven Hà Nội
Dương Tâm
(Dân trí) - Theo ghi nhận, hiện tại, 2 khu đất đấu giá của huyện Thanh Oai và Hoài Đức không còn cảnh "cò" đất túm năm tụm ba chào mời khách bán chênh.
Môi giới rao bán chênh mất dạng
Những ngày qua, thị trường vẫn chưa khỏi choáng váng với 2 phiên đấu giá đất tại huyện Hoài Đức và Thanh Oai (Hà Nội) với mức giá cao nhất lần lượt là 133,3 triệu đồng/m2 và 100,5 triệu đồng/m2. Mức giá trúng này cao hơn rất nhiều so với khu vực.
Điều đáng nói, ngay sau phiên đấu giá, một số môi giới đã bày bàn ghế tại khu đất để chào mời khách với giá chênh hàng trăm triệu đồng mỗi lô.
Chị Thúy - nhà đầu tư tại Ba Vì (Hà Nội) - kể, nhóm chị tham gia đấu 17 lô đất tại phiên đấu giá ngày 19/8 ở huyện Hoài Đức. Dù thế, nhóm này chỉ trúng được 3 lô với mức giá lần lượt 91,3 triệu đồng/m2, 97,3 triệu đồng/m2 và 121,3 triệu đồng/m2. Ngay sau đó, người này đã rao bán cả 3 lô đất trên với mức giá chênh 600 triệu đồng/lô.
Hay phiên đấu giá 68 lô đất vào ngày 10/8 tại huyện Thanh Oai, ngay khi kết thúc, những người trúng đã lập tức rao bán chênh các lô đất từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/lô.
Ngày 21/8 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 82 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội thông báo việc cử đoàn kiểm tra đột xuất công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, khu đất đấu giá tại thôn Thanh Thần (Thanh Cao, huyện Thanh Oai) và thôn Lòng Khúc (Tiền Yên, huyện Hoài Ðức) đã không còn bóng dáng của môi giới đặt bàn tư vấn mua bán đất đấu giá. Nhưng những tấm biển quảng cáo bán đất vẫn còn nguyên.
Không còn hình ảnh môi giới đặt điểm tư vấn mua bán đất tại các khu đấu giá (Ảnh: Dương Tâm).
Không ít môi giới xác nhận những người trúng đã ngừng rao bán chênh. Chị Hương - môi giới bất động sản tại huyện Hoài Đức - nói sau phiên đấu giá nhiều môi giới đã rao bán chênh từ vài trăm triệu đồng mỗi lô. Một số lô đã có thể chuyển nhượng. Tuy nhiên, hiện một số chủ đất đã dừng bán. Tại khu đất đấu giá đã không còn môi giới bày bàn ghế để tư vấn khách.
Anh N.Đ.Q, môi giới bất động sản tại huyện Hoài Đức, cho biết ngay sau khi có quyết định của huyện tạm dừng đấu giá 52 lô đất hàng loạt chủ đất trúng đấu giá phiên ngày 19/8 báo dừng bán gấp. Họ cũng cho rằng đến khi nào có kết quả kiểm tra sẽ tính tiếp.
Tình cảnh tương tự cũng diễn ra tại Thanh Oai. Anh Tùng - môi giới bất động sản tại địa phương - nói sau phiên đấu giá, không ít người trúng rao bán chênh từ 300 đến 600 triệu đồng/lô. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, giá chênh đã hạ xuống còn 100-300 triệu đồng/lô. Đến khi có thông tin đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường đi kiểm tra phiên đấu giá, một số chủ đất đã ngừng bán.
Chị Hà - người dân tại thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao - nói, mấy ngày trước khi tổ chức đấu giá đất, nhiều "cò" đất đã bày bàn ghế đặt điểm tư vấn mua bán đất đấu giá. Nhưng mấy ngày gần đây không còn thấy "cò" đất "túm năm tụm ba" nữa.
Chị nói, một số người dân tại khu vực tham gia đấu giá đất nhưng cũng chỉ trả mức giá khoảng 40 triệu đồng/m2, bằng với giá tại thị trường khu vực. "Đất ở đây mà trả tới 100 triệu đồng/m2, trong khi quy hoạch nhiều năm tới cũng không có hạ tầng mới, tôi không hiểu họ mua để làm gì?", chị nói.
Khu đất xuất hiện nhiều biển quảng cáo văn phòng tư vấn đất đai (Ảnh: Dương Tâm).
Chuyên gia nói về sự bất thường, có dấu hiệu tạo "sốt đất"
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), việc giá đất tại vị trí có cơ sở hạ tầng, tiện ích không nổi bật, ở một địa phương vùng ven sở hữu tiềm năng tăng giá ở mức bình thường nhưng lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, ngang bằng với giá đất nền tại các khu đô thị, khu vực đông dân cư là bất bình thường, vượt xa giá trị thực tế. Đây chính là kết quả của các mục đích không lành mạnh.
Ông nhận định, không ít nhà đầu tư tham gia các phiên đấu giá này là những người "có nghề" đấu giá đất, họ thường tham gia với mục đích đơn giản đó là "lướt sóng". Họ không quan tâm giá trị thật là bao nhiêu, cứ trúng đã rồi mua bán sang tay ngay để kiếm lời hoặc sẵn sàng bỏ cọc nếu thị trường không hưởng ứng.
Mục đích nguy hiểm hơn là tạo "sốt đất". Các cá nhân này lợi dụng việc đặt cọc đấu giá nhằm mục đích thổi giá các khu đất liên quan. Thậm chí bất chấp rủi ro, hợp thức hóa mức giá bằng cách thanh toán đầy đủ theo mức giá đấu trúng, để lấy mức giá này làm căn cứ kích giá đất ở các huyện vùng ven, kích giá đất nhiều nơi leo thang, thậm chí "sốt ảo".
Hệ quả là không ít nhà đầu tư bị chôn vốn, tạo ra các khu đất bỏ hoang, ảnh hưởng xấu tới tiến trình phục hồi, phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng, cả nước nói chung khi dòng tiền bị ứ đọng ở đất đai, không đi vào hoạt động kinh tế khác.
Ngày 10/8 huyện Thanh Oai đã tổ chức thành công phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội), có diện tích từ 60-85m2 với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá đã thu hút được 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện của 1.545 người.
Ðáng chú ý, kết thúc phiên đấu giá, lô góc có giá trúng cao nhất là gần 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng 63-80 triệu đồng/m2, gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm.
Gần đây nhất, ngày 19/8 phiên đấu giá 19 lô đất tại khu LK03 và LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Ðức (Hà Nội). 19 thửa đất được đưa ra đấu giá dao động khoảng 74-118m2. Giá khởi điểm đấu giá là 7,3 triệu/m2. Khoản tiền đặt cọc dao động từ 109 đến 172 triệu đồng/lô đất. Phiên đấu giá thu hút 700 hồ sơ nộp vào tham gia.
Sau cuộc đấu giá kéo dài 20 giờ, 19 lô đất được bán thành công. Mức giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần so với giá khởi điểm, trong khi lô thấp nhất cũng tới 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm.
">Chủ dừng bán, "cò" biến mất khỏi khu đất đấu giá tại 2 huyện ven Hà Nội
Bảng giá đất mới tại TPHCM: 4 trường hợp chịu tác động không mong muốn
Khổng Chiêm
(Dân trí) - Chủ tịch HoREA đề nghị việc xây dựng bảng giá đất áp dụng từ 1/1/2026 bảo đảm phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường.
Liên quan đến bảng giá đất điều chỉnh tại TPHCM, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) - đề cập đến 4 trường hợp người sử dụng đất chịu tác động không mong muốn.
Thứ nhất, trường hợp cá nhân có nhu cầu xin công nhận quyền sử dụng đất ở, trước hết là 13.035 thửa đất mà người sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu.
Thứ 2 là người sử dụng đất xin chuyển mục đích sử dụng đất đối với phần diện tích đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở mà phần diện tích đất xây dựng nhà ở đã có sổ hồng, nằm xen kẽ trong đô thị, khu dân cư nông thôn.
Thứ 3 là người sử dụng đất xin tách thửa đất đối với đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở đồng thời với chuyển mục đích sử dụng đất thành đất ở để chia cho con cháu.
Thứ 4, trường hợp cá nhân, hộ gia đình có nhà đất nằm trong các khu vực "quy hoạch treo" như quy hoạch khu dân cư xây dựng mới, quy hoạch khu dân cư chỉnh trang hoặc nằm trong "dự án treo" điển hình là dự án Bình Quới Thanh Đa.
Trong nhiều năm qua, người dân đã bị treo các quyền của người sử dụng đất mà nếu tới đây được xóa treo thì có thể bị thiệt thòi lần thứ 2 khi có thể phải đóng tiền sử dụng đất cao hơn trước đây.
Bảng giá đất mới tại TPHCM tác động đến nhiều đối tượng (Ảnh: Nam Anh).
Ông Châu đề nghị trong thời gian tới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM tập trung xây dựng bảng giá đất lần đầu để áp dụng từ ngày 1/1/2026 theo quy định tại khoản 3 Điều 159 Luật Đất đai 2024.
Việc xây dựng bảo đảm phương pháp định giá đất theo nguyên tắc thị trường, tuân thủ đúng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư, phù hợp với thực tế giá đất tại TPHCM.
Chủ tịch HoREA cũng nhận định, bảng giá đất mới tại TPHCM chưa tác động ngay đến thị trường bất động sản do các dự án bất động sản, nhà ở thương mại hiện nay được định giá đất chủ yếu theo phương pháp thặng dư.
Tuy nhiên, bảng giá sẽ tác động đến thị trường bất động sản ở "pha 2", khi doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án thì người dân có tâm lý muốn bán với giá cao hơn trước đây, dẫn đến áp lực kích đẩy làm tăng giá nhà.
Do vậy, Hiệp hội đề nghị Nhà nước có biện pháp để kiểm soát hiệu quả hoạt động của giới đầu nậu, cò đất, doanh nghiệp có thể lợi dụng việc Nhà nước ban hành bảng giá đất điều chỉnh để kích giá, thổi giá đất làm nhiễu loạn thị trường nhằm mục đích trục lợi bất chính.
Hiệp hội đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích pháp luật để người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp hiểu rõ và nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật, chấp hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, đi đôi với các biện pháp quản lý, điều tiết hiệu quả thị trường bất động sản.
Trước đó, tại buổi họp báo chiều ngày 22/10, ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM - cũng thừa nhận việc điều chỉnh bảng giá đất có tác động đến nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất của một số người dân trên địa bàn thành phố.
Để giải quyết nội dung tác động nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính xây dựng và tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất đối với các trường hợp chưa được quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai 2024, trong đó có trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. TPHCM cũng sẽ cố gắng đưa ra các ý kiến góp ý để người dân sở hữu đất nông nghiệp không bị ảnh hưởng nhiều.
">Bảng giá đất mới tại TPHCM: 4 trường hợp chịu tác động không mong muốn
Cập nhật từ phiên đấu giá đất quận Hà Đông: "Cò" hạ giá chênh ngay tại sảnh
Dương Tâm
(Dân trí) - Nhiều môi giới có đất vừa trúng đấu giá trong phiên đấu giá đất ở quận Hà Đông đồng loạt rao bán chênh 400-600 triệu đồng/lô. Ngay sau đó môi giới đã giảm giá chênh xuống 200 triệu đồng/lô.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí lúc 21h30 ngày 19/10, sau khi trải qua 10 vòng đấu của phiên đấu giá 27 thửa đất tại quận Hà Đông (TP Hà Nội), thêm nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận ra về tay trắng.
Anh C. - một người dân tại địa phương - nói: "Tôi hy vọng tham gia sẽ trúng được một lô đất xây nhà ở. Nhưng với giá quá cao so với khả năng chi trả nên quyết định dừng. Tôi sẽ ra ngoài tìm một mảnh đất có mức giá thấp hơn để mua".
Anh cho biết, lô đất có diện tích 57,5m2 có giá cao nhất lên tới 252 triệu đồng sau 10 vòng đấu. Lô đất này được đấu tối thiểu 11 vòng nên anh dự báo sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa.
Một số người tiếp tế đồ ăn, nước uống vào trong phòng đấu giá (Ảnh: Dương Tâm).
Trái lại, nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục trong phòng đấu giá. Thậm chí, một số người còn được người bên ngoài tiếp tế đồ ăn, nước uống vào bên trong để "lấy sức" đấu tiếp.
Tại sảnh chờ, một môi giới cho biết hiện giỏ hàng có 7 lô đất vừa trúng đấu giá nên cần bán lại với mức chênh từ 400 triệu đến 600 triệu đồng. Tuy nhiên, khi phóng viên Dân tríngỏ ý mua một lô thì nhiều môi giới đã chấp nhận hạ mức chênh xuống còn 200 triệu đồng/lô.
Nhiều môi giới rao bán chênh ngay tại sảnh (Ảnh: Dương Tâm).
Chị H. - nhà đầu tư tại Hà Nội - chia sẻ, gia đình chị gồm 20 người cùng tham gia phiên đấu giá hôm nay. Tất cả 27 lô đất đều được gia đình chị đăng ký tham gia đấu giá.
Trước đó, báo Dân tríđã đưa tin, chị Hiền - một người có mặt tại phiên đấu giá đất - cho biết, bên chị vừa trúng một lô đất có diện tích 62m2 tại Khu xứ đồng Hạ Khâu sau 8 vòng đấu với mức giá 146 triệu đồng/m2. Lô đất này đang được rao bán với giá chênh 400 triệu đồng.
Chị Hồng, nhà đầu tư đến từ huyện Quốc Oai (Hà Nội), nói chị trúng một lô đất tại Khu xứ đồng Hạ Khâu có diện tích 62,5m2 với giá 146 triệu đồng/m2, tương đương hơn 9,1 tỷ đồng, sau 7 vòng đấu. Chị đang rao bán chênh lô đất này với giá 600 triệu đồng, với giá hơn 9,7 tỷ đồng.
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức đấu giá 27 thửa đất ở tại các vị trí Khu xứ đồng Hạ Khâu, khu Đống Đanh - Đồng Cộc, khu Đồng Bo - Đồng Chúc - Cửa Cầu - Đồng Men (khu B, phường Phú Lương); khu Sau Chùa (ký hiệu X8, phường Yên Nghĩa); khu Dược (ký hiệu X7, phường Dương Nội).
Các thửa đất được đem ra đấu giá có diện tích từ 48,7m2 đến 72,1m2, giá khởi điểm dao động 22,8-32,2 triệu đồng/m2, khoản tiền đặt trước từ 221,9 triệu đến 436,3 triệu đồng/thửa. Mục đích sử dụng đất là đất ở tại đô thị, hình thức sử dụng là Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất. Thời hạn sử dụng đất lâu dài.
Trong số này có 17 thửa ở khu Hạ Khâu, 1 thửa ở khu Đống Đanh - Đồng Cộc, 1 thửa ở khu Đồng Bo - Đồng Chúc - Cửa Cầu - Đồng Men (khu B), phường Phú Lương; 2 thửa ở khu Sau Chùa (X8), phường Yên Nghĩa và 6 thửa ở khu Dược (X7), phường Dương Nội.
Các nhà đầu tư tham gia phiên đấu giá sẽ thực hiện bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng theo phương thức trả giá lên. Các thửa đất ở khu Hạ Khâu sẽ được đấu giá tối thiểu qua 5 vòng đấu bắt buộc, ở khu Đống Đanh - Đồng Cộc qua 11 vòng, ở khu Đồng Bo - Đồng Chúc - Cửa Cầu - Đồng Men (khu B) qua 6 vòng, ở khu Sau Chùa (X8) qua 6 vòng và ở khu Dược (X7) qua 7 vòng.
Bước giá áp dụng chung đối với các thửa đất và trong các vòng đấu giá là 10 triệu đồng/m2.
">Cập nhật từ phiên đấu giá đất quận Hà Đông: "Cò" hạ giá chênh ngay tại sảnh
Nhận định, soi kèo Atalanta vs Lazio, 22h59 ngày 6/4: Hụt hơi
Mưa như trút nước biến New York thành sông, nhiều khu vực tê liệt
Đức Hoàng
(Dân trí) - Nhiều khu vực ở thành phố New York, Mỹ biến thành sông và không thể di chuyển sau khi mưa lớn trút xuống dữ dội.
Đường phố New York bị ngập sau trận mưa lớn (Ảnh: Reuters).
APđưa tin, mưa lớn trút xuống khu vực New York dữ dội vào ngày 29/9, làm tê liệt một số tuyến tàu điện ngầm, khiến tài xế mắc kẹt trên đường cao tốc, nhiều tầng hầm ngập trong nước và một nhà ga ở sân bay LaGuardia phải đóng cửa.
Theo các quan chức, lượng mưa gần 18cm đã rơi xuống các khu vực ở Brooklyn vào giữa trưa, với ít nhất một nơi có lượng mưa 6cm trong một giờ. Lượng nước lớn trút xuống khiến hệ thống thoát nước ở một số khu vực bị quá tải.
Mưa như trút nước biến New York thành sông, nhiều khu vực tê liệt
Trận lụt xảy ra 2 năm sau khi hoàn lưu của cơn bão Ida gây mưa kỷ lục ở vùng Đông Bắc Mỹ và làm ít nhất 13 người ở thành phố New York thiệt mạng, hầu hết là người ở trong các căn hộ dưới tầng hầm ngập nước.
Trong vụ việc ngày 29/9, New York chưa ghi nhận trường hợp người dân thiệt mạng hoặc bị thương nặng, nhưng vẫn khiến nhiều người nhớ lại ký ức ám ảnh.
Bão Ida từng khiến 3 người hàng xóm của Joy Wong thiệt mạng. Trận mưa ngày hôm qua khiến cô hoang mang khi nước dâng lên ở trước cửa nhà cô tại Woodside, Queens.
"Tôi đã rất lo lắng. Rời khỏi nhà cũng trở nên quá nguy hiểm khi bên ngoài như hồ, như biển vậy", Wong nói.
Nước làm ngập ga tàu điện ngầm ở New York (Ảnh: Reuters).
Nhiều tầng hầm tại các tòa nhà bị ngập nước nghiêm trọng trong thời gian ngắn khi mưa xối xả trút xuống, nhưng theo chính quyền thành phố, người dân đã thoát ra ngoài an toàn.
Thống đốc bang New York Kathy Hochul và Thị trưởng thành phố New York Eric Adams đã ban bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi mọi người ở yên một chỗ nếu có thể.
Ngoài tàu điện ngầm bị ngập nước, mưa lớn khiến nhiều chủ xe hơi bỏ lại phương tiện trên đường cao tốc huyết mạch dọc theo phía đông Manhattan. Tình hình tắc đường tại một số khu vực kéo dài vài giờ đồng hồ trong mưa lớn.
Theo AP">Giao thông tê liệt ở một số khu vực (Ảnh: Reuters).
Mưa như trút nước biến New York thành sông, nhiều khu vực tê liệt
Hàng loạt tỉnh thành vào cuộc rà soát việc tăng giá bất động sản
Dương Tâm
(Dân trí) - Hàng loạt địa phương như Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nam,... đã yêu cầu rà soát hoạt động đấu giá đất, tăng giá bất động sản trên địa bàn.
Mới đây, UBND TP Hà Nội yêu cầu các huyện lập danh sách trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền, công khai trên trang thông tin của các huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.
TP Hà Nội chỉ đạo các đơn vị tiếp tục hoàn thiện quy định về đấu giá đất, hạn chế tổ chức đấu giá để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở. Hà Nội sẽ ưu tiên việc đấu giá đất có thu tiền sử dụng, cho thuê đất với đối tượng là tổ chức để thực hiện dự án đầu tư.
Ngày 23/9, UBND tỉnh Nghệ An cũng ban hành Văn bản số 8203 về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản.
Tỉnh Nghệ An yêu cầu Sở Xây dựng rà soát hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản, môi giới trên địa bàn, đặc biệt tại các khu vực, dự án, khu chung cư có hiện tượng tăng giá bất thường.
Tỉnh này cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, kiểm tra các hoạt động đấu giá đất có hiện tượng tăng giá bất thường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về đất đai. Từ đó, các đơn vị có biện pháp ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá đất để trục lợi gây nhiễu loạn thị trường (nếu có).
Khung cảnh một phiên đấu giá đất tại Nghệ An (Ảnh: Hoàng Lam).
UBND tỉnh Thanh Hóa cũng ban hành Văn bản số 14201 tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn.
Tỉnh này yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân gây ra biến động giá của từng loại hình bất động sản như chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất ở trên địa bàn trong giai đoạn vừa qua.
Từ đó, các đơn vị có biện pháp quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở của người dân trong các dự án kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật theo hình thức phân lô, bán nền.
Tỉnh Kon Tum cũng ban hành Công văn số 3480 tăng cường quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn tỉnh. Theo công văn, UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Sở Xây dựng rà soát, kiểm tra hoạt động kinh doanh bất động sản, việc mua đi, bán lại các bất động sản trao tay nhiều lần.
Đồng thời, tỉnh này yêu cầu các đơn vị quản lý thanh tra, kiểm tra, từ đó có biện pháp chấn chỉnh hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ, xử lý vi phạm. Các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình, làm rõ nguyên nhân gây ra biến động giá của từng loại hình bất động sản như chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất ở trên địa bàn.
UBND tỉnh Hà Nam cũng vừa ban hành Công văn 1949 tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản.
Sở Xây dựng tỉnh này được giao phối hợp cùng các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, rà soát hoạt động kinh doanh bất động sản của các doanh nghiệp, chủ đầu tư, sàn giao dịch, môi giới tại địa phương.
Từ đó, các đơn vị có phương án kiểm soát việc mua đi, bán lại các bất động sản trao tay nhiều lần, đặc biệt tại các khu vực, dự án có hiện tượng tăng giá bất thường.
Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan thanh tra, kiểm tra, có biện pháp chấn chỉnh các hành vi thổi giá, làm giá, đầu cơ, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có) theo thẩm quyền.
Khung cảnh phiên đấu giá đất tại Thanh Oai, Hà Nội (Ảnh: Dương Tâm).
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, một số hội nhóm đầu cơ, nhà đầu tư và các cá nhân hoạt động môi giới bất động sản gây nhiễu loạn thông tin thị trường để "thổi giá", "tạo giá ảo"... Và lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thao túng tâm lý, lôi kéo đầu tư theo tâm lý đám đông để trục lợi.
Bên cạnh đó, việc đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, tiêu cực. Trong quá trình tổ chức đấu giá đất tại một số nơi còn có hiện tượng "cò đấu giá", thông đồng... ảnh hưởng đến người tham gia đấu giá.
Từ đó, Bộ này đề xuất nghiên cứu đề xuất chính sách đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất để hạn chế hoạt động đầu cơ, việc mua đi bán lại nhà, đất trong thời gian ngắn để kiếm lời.
Đồng thời, nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét thí điểm mô hình "Trung tâm giao dịch bất động sản và quyền sử dụng đất do Nhà nước quản lý" nhằm hạn chế tình trạng sàn giao dịch bất động sản, môi giới có thể cấu kết gây nhiễu loạn thị trường.
Bộ này cũng đề xuất tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, dịch vụ môi giới...
">Hàng loạt tỉnh thành vào cuộc rà soát việc tăng giá bất động sản
Hồ sơ công ty liên quan 2 dự án dính vi phạm tại TPHCM
Khổng Chiêm
(Dân trí) - Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ (Matexim) là công ty con của VAEM, đã chuyển nhượng 2 dự án tại TPHCM trong giai đoạn 2011-2019 nhưng xảy ra vi phạm.
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2019 của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa.
Tại TPHCM, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công an tiếp nhận thông tin, tài liệu để xem xét, điều tra, xử lý theo quy định đối với 2 dự án: Tòa nhà văn phòng, thương mại và nhà ở tại số 244 Kha Vạn Cân (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) và Khu nhà ở thấp tầng tại số 5 đường 22, Khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.
Thanh tra Chính phủ khẳng định việc Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM ký văn bản chấp thuận cho Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ chuyển mục đích sử dụng 2 khu đất trên đã vi phạm Luật Đất đai 2003, Nghị định 181/2004 của Chính phủ và không đúng thẩm quyền.
Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ là đơn vị quản lý, sử dụng cả 2 khu đất trên từ năm 1977. Diện tích khu đất tại số 244 Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức là 1.090m2 còn khu đất tại số 5 đường 22, Khu phố 4, phường Hiệp Bình Chánh là 6.849,9m2.
Theo kết luận thanh tra, năm 2017, UBND TPHCM đã chấp thuận để Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ chuyển nhượng dự án 244 Kha Vạn Cân cho Công ty TNHH Tuyết Nga. Đến thời điểm thanh tra, dự án vẫn chưa triển khai thực hiện theo tiến độ phê duyệt tại quyết định chấp thuận đầu tư dự án, lãng phí nguồn lực đất đai.
Còn dự án Khu nhà ở thấp tầng tại số 5 đường 22, Thủ Đức được chuyển nhượng cho Công ty TNHH Phát triển nhà Thế Giới. Công ty này đã khởi công dự án ngày 25/9/2017 khi chưa có thiết kế bản vẽ thi công, chưa được UBND TPHCM chấp thuận đầu tư dự án.
Chân dung Matexim - đơn vị chuyển nhượng 2 dự án
Theo giới thiệu của doanh nghiệp trên website, Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ (Matexim) được thành lập năm 1969, là thành viên của Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM); thành viên sáng lập Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO), thành viên sáng lập Công ty Liên doanh Cơ khí Việt - Nhật (VJE).
Theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2024, tại ngày 30/6, VAEM sở hữu 51,99% vốn Matexim.
Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, máy móc sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản, khai thác chế biến khoáng sản; bán và bảo hành các sản phẩm của VAEM để phục vụ cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp; có hệ thống cửa hàng bán và bảo hành xe máy do Công ty Hoda ủy nhiệm (Head)…
Doanh nghiệp cũng có hoạt động sản xuất và dịch vụ như khai thác, chế biến khoáng sản; gia công chế biến các sản phẩm tiêu dùng và bao bì bằng nhựa, bao bì bằng giấy...
Năm 2023, Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ đạt doanh thu 249 tỷ đồng, giảm 7% so với thực hiện năm trước. Lợi nhuận sau thuế 1,5 tỷ đồng, tương đương năm trước. Biên lợi nhuận gộp ở mức 12%.
Tại ngày 31/12/2023, doanh nghiệp vay nợ tài chính ngắn hạn gần 381 tỷ đồng, không có nợ dài hạn. Tuy nhiên, số này đã vượt vốn điều lệ công ty (gần 274 tỷ đồng).
Trong tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Tổng giám đốc Matexim đưa ra đề nghị công ty không đảm bảo việc thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác đến hạn nên không đủ điều kiện để chia cổ tức. Do đó, Hội đồng quản trị trình cổ đông thông qua việc giữ lại lợi nhuận năm 2023 để tạo nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Tại ngày 31/12/2023, công ty còn 14,3 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối.
"Mắc cạn" ở dự án nhà máy luyện kim phi cốc
Theo báo cáo của ban điều hành trong tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, tài sản của Matexim tồn đọng và khó thanh khoản chủ yếu ở khu vực dự án nhà máy luyện kim phi cốc (tỉnh Bắc Kạn), công suất 100.000 tấn sắt xốp/năm vẫn dừng hoạt động từ cuối năm 2015 đến nay. Dự án này không hoạt động khiến tình hình tài chính của Matexim phải đối mặt với rủi ro và không có lối thoát.
Các dây chuyền thiết bị máy móc tại nhà máy luyện kim phi cốc của Matexim xuống cấp (Ảnh tháng 7/2023: VGP/Nhật Bắc).
Cũng theo báo cáo, do tạm dừng hoạt động lâu nên máy móc, thiết bị nhà máy cũng hư hỏng nhiều. Chi phí phát sinh hàng năm liên quan đến nhà máy bao gồm: chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí lãi vay, lãi quá hạn ngân hàng... vẫn đang hạch toán vào tài khoản chi phí trả trước mà chưa phân bổ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tháng 5/2022, Matexim có văn bản đề xuất kèm phương án tái cơ cấu dự án nhà máy luyện kim phi cốc trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, khi Matexim đang gặp khó khăn về tài chính, không thể tiếp cận được vốn vay từ các tổ chức tín dụng do tồn tại nợ quá hạn thì việc thực hiện phương án tái cơ cấu nêu trên là rất khó khăn bởi không tìm được nguồn vốn tài trợ cho việc khôi phục sản xuất.
Năm nay, Matexim không xây dựng kế hoạch đầu tư dù năm trước cũng không có hạng mục đầu tư nào. Ngoài lý do khách quan về tình hình kinh tế chung khó khăn, lý do chủ quan là Matexim phát sinh nợ quá hạn nhiều năm tại các tổ chức tín dụng khiến cho hệ thống CIC phân loại nợ nhóm 5 nên không thể tiếp cận được nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư. Các nguồn huy động khác cũng bị hạn chế bởi công ty không còn tài sản đảm bảo, lãi suất vay hiện tại và thời gian tới sẽ rất cao.
">Hồ sơ công ty liên quan 2 dự án dính vi phạm tại TPHCM