Dự án CSDL quốc gia về dân cư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tưtại quyết định  2083 ngày 26/11/2015. Có thời gian thực hiện trong 2 năm từ 2016 - 2017, với tổng mức đầu tư sau thuế là 3.367 tỷ đồng được lấy từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước, dự án xây dựng CSDL quốc gia về dân cư có cơ quan chủ quản là Bộ Công an và chủ đầu tư là Tổng cục Cảnh sát thuộc Bộ Công an.

Mục tiêu của dự án này là xây dựng CSDL quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc, tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cũng tại quyết định 2083, Thủ tướng đã chỉ đạo Tập đoàn Viettel thuộc Bộ Quốc phòng ứng vốn thực hiện dự án; đồng thời cho phép Viettel được sử dụng lợi nhuận sau thuế để thực hiện dự án và sẽ được bố trí ngân sách nhà nước để hoàn trả sau khi dự án hoàn thành. Lộ trình hoàn trả sẽ được thống nhất giữa các Bộ Công an, Tài chính, KH&ĐT và Tập đoàn Viettel.

Phủ Lý, Hòa Bình thí điểm thu thập thông tin cho dự án CSDL quốc gia về dân cư

Bộ Công an được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện để sớm đưa hệ thống vào khai thác, sử dụng. Để đảm bảo công tác triển khai trên diện rộng diễn ra đồng bộ và đạt hiệu quả cao, Bộ Công an đã lựa chọn TP Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam và TP Hòa Bình thuộc tỉnh Hòa Bình là hai địa bàn triển khai thí điểm thu thập thông tin dân cư trong CSDL quốc gia về dân cư.

Theo đó, tất cả những công dân có đăng ký thường trú trên địa bàn 2 thành phố Phủ Lý và Hòa Bình sẽ thực hiện kê khai các trường thông tin cơ bản theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Luật Căn cước công dân theo mẫu Phiếu thu thập thông tin dân cư do Bộ Công an ban hành và được nhập vào hệ thống CSDL điện tử.

Phát biểu tại hội nghị triển khai thí điểm thu thập thông tin dân cư trong dự án CSDL quốc gia về dân cư tại TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) được Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72), Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Hòa Bình và Tập đoàn Viettel tổ chức hôm nay, ngày 22/12/2016, Đại tá, Cục trưởng Cục C72 Trần Quốc Sáng cho biết, việc xây dựng CSDL quốc gia về dân cư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; góp phần vào thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng nhiều yêu cầu chính đáng của công dân và hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam.

" />

2 thành phố thí điểm thu thập thông tin cho dự án CSDL quốc gia về dân cư

Phủ Lý,ànhphốthíđiểmthuthậpthôngtinchodựánCSDLquốcgiavềdâncư<strong>thế thao</strong> Hòa Bình thí điểm thu thập thông tin cho dự án CSDL quốc gia về dân cư

Dự án CSDL quốc gia về dân cư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tưtại quyết định  2083 ngày 26/11/2015. Có thời gian thực hiện trong 2 năm từ 2016 - 2017, với tổng mức đầu tư sau thuế là 3.367 tỷ đồng được lấy từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước, dự án xây dựng CSDL quốc gia về dân cư có cơ quan chủ quản là Bộ Công an và chủ đầu tư là Tổng cục Cảnh sát thuộc Bộ Công an.

Mục tiêu của dự án này là xây dựng CSDL quốc gia về dân cư thống nhất trên toàn quốc, tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cũng tại quyết định 2083, Thủ tướng đã chỉ đạo Tập đoàn Viettel thuộc Bộ Quốc phòng ứng vốn thực hiện dự án; đồng thời cho phép Viettel được sử dụng lợi nhuận sau thuế để thực hiện dự án và sẽ được bố trí ngân sách nhà nước để hoàn trả sau khi dự án hoàn thành. Lộ trình hoàn trả sẽ được thống nhất giữa các Bộ Công an, Tài chính, KH&ĐT và Tập đoàn Viettel.

Phủ Lý, Hòa Bình thí điểm thu thập thông tin cho dự án CSDL quốc gia về dân cư

Bộ Công an được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức thực hiện để sớm đưa hệ thống vào khai thác, sử dụng. Để đảm bảo công tác triển khai trên diện rộng diễn ra đồng bộ và đạt hiệu quả cao, Bộ Công an đã lựa chọn TP Phủ Lý thuộc tỉnh Hà Nam và TP Hòa Bình thuộc tỉnh Hòa Bình là hai địa bàn triển khai thí điểm thu thập thông tin dân cư trong CSDL quốc gia về dân cư.

Theo đó, tất cả những công dân có đăng ký thường trú trên địa bàn 2 thành phố Phủ Lý và Hòa Bình sẽ thực hiện kê khai các trường thông tin cơ bản theo quy định tại khoản 1, Điều 9 Luật Căn cước công dân theo mẫu Phiếu thu thập thông tin dân cư do Bộ Công an ban hành và được nhập vào hệ thống CSDL điện tử.

Phát biểu tại hội nghị triển khai thí điểm thu thập thông tin dân cư trong dự án CSDL quốc gia về dân cư tại TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) được Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư (C72), Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an phối hợp với Công an tỉnh Hòa Bình và Tập đoàn Viettel tổ chức hôm nay, ngày 22/12/2016, Đại tá, Cục trưởng Cục C72 Trần Quốc Sáng cho biết, việc xây dựng CSDL quốc gia về dân cư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; góp phần vào thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; cải cách thủ tục hành chính, đáp ứng nhiều yêu cầu chính đáng của công dân và hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam.