Trong một tình huống nhìn thấy bản thân hoặc bạn mình bị xâm hại, theo ông Trần Thành Nam, một là đứa trẻ sẽ đứng lên phản ánh, hai là im lặng để tránh các hệ lụy, rắc rối đến với bản thân.
“Đứa trẻ hoặc phải đủ đầy kiến thức về quyền hoặc có lòng tự trọng lớn thì mới có thể mạnh dạn lên tiếng. Còn khi các em không được giáo dục bài bản về quyền, luật pháp, kiến thức thế nào là xâm phạm hoặc lòng tự trọng không có (bởi luôn nghĩ mình sẽ không được tin tưởng bằng người khác) thì không dám nói lên bởi cho rằng nói ra cũng không thay đổi được sự việc mà còn chịu trách nhiệm này khác”, ông Nam nói.
Giải pháp, theo ông Nam, trước hết những đứa trẻ phải dám nói. “Cần giáo dục trong gia đình và cấp tiểu học, để ngay từ nhỏ, con trẻ có một lòng tự trọng cao hơn để biết được rằng trong những tình huống nào cần phải đấu tranh nói ra những cái xấu. Giáo dục về giá trị cá nhân lâu dài nhưng là căn cốt để thay đổi”.
Những thông tin để tuyên truyền về quyền lợi của trẻ cần trở thành nội dung được tuyên truyền thường xuyên trong nhà trường. “Phải có những đường dây nóng của trẻ em được phổ biến trong trường. Đặc biệt, những môi trường có nhiều nguy cơ trẻ bị xâm hại hơn như cấp tiểu học thì nội dung phòng chống xâm hại tình dục phải được đưa vào chương trình chính khóa hoặc sinh hoạt ngoại khóa. Cần thiết cho trẻ ý thức và nhớ được những số điện thoại liên hệ khi xảy ra vấn đề, và yên tâm rằng nếu báo sẽ không bị trù dập. Ngay cả giáo viên cũng cần biết điều này”.
Ngoài ra, công tác tuyển người cho những vị trí ở những vùng có nguy cơ đặc biệt, nhạy cảm như trong các trường nội trú… cần tính cả yếu tố tâm lý.
“Ở những trường nội trú, trường tiểu học hay ở những nơi đối tượng yếu về mặt nhận thức hơn thì những người được chọn về những nơi đấy càng cần cân nhắc về phẩm chất đạo đức”, TS Nam nói.
Và không thể không nhắc đến công tác khám chữa bệnh thường xuyên đối với đội ngũ giáo viên, cán bộ công tác giáo dục, đặc biệt về mặt tinh thần.
“Phải yêu cầu khám bắt buộc về mặt tinh thần, như kiểm tra xem thầy cô nào đang ở trong tình trạng quá tải, lo âu, trầm cảm hay các bệnh như loạn dục, ấu dâm… Qua đó có thể phát hiện và thuyên chuyển đến các vị trí phù hợp hơn”, ông Nam nói.
Còn đứng ở góc độ hiệu trưởng của một trường nội trú, thầy Tô Minh Đức, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Tiểu học và THCS Mẫu Sơn (xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) cho rằng cần phải quán triệt rõ “Trò ra trò, thầy ra thầy”.
Thầy Đức cho hay, trẻ ở các trường nội trú thường rụt rè. Do đó, để học sinh mạnh dạn chia sẻ các vấn đề với thầy cô, thì với tư cách là hiệu trưởng, ông thường xuyên quán triệt, triển khai trong các cuộc họp, hội nghị từ đầu năm về các quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo, nội quy nhà trường.
“Nhà trường đã thành lập tổ tư vấn tâm lý học đường và dạy kỹ năng sống để học sinh có thể nói về các câu chuyện của mình với thầy cô. Các tối thứ 2 đầu tuần, nhà trường thường tổ chức sinh hoạt nội trú để học sinh chia sẻ những vấn đề liên quan, những điều chưa được sẽ phải kiểm điểm và khắc phục”.
Theo thầy Đức, cần có những giải pháp liên quan bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ giáo viên.
“Đạo đức nghề nghiệp là điều quan trọng nhất. Chính các giáo viên của trường nếu thấy việc không hay cũng phải lên tiếng. Nếu theo dõi học sinh hằng ngày thì nếu có khác biệt sẽ biết ngay”, vị hiệu trưởng này nhìn nhận.
Theo thầy Đức, để khuyến khích trẻ nói ra, thì khi tiếp nhận phản ánh, nhà trường cần phải vào cuộc. Nếu có sai phạm cần xử lý nghiêm để làm bài học cho các trường hợp khác.
Ngành giáo dục không thể nào suốt ngày đi xử lý hết tất cả các vụ việc mà cần có các phương án phòng trừ từ gốc. Giờ giống như một cơ thể khi bị ung thư, cần phải đại phẫu, chịu đau một chút để sàng lọc hết một lần trong toàn hệ thống 1,3 triệu giáo viên về mặt sức khỏe tinh thần”.
TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục thuộc Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội)
Thanh Hùng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Chống xâm hại cho học sinh phải đi từ gốc"
Trong buổi làm việc tại Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái ngày 17/12, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ vụ việc hiệu trưởng lạm dụng nam sinh là bài học sâu sắc cho các trường nội trú.
">
Chống lạm dụng tình dục trong trường học: Phải 'dạy' cả giáo viên và trẻ dám nói
Cảnh mọi người tập trung ở Hà Lan để vận động cho bình đẳng giới
Trên Twitter, các thẻ gắn bắt đầu bằng # đã trở thành một cách để truyền bá nhận thức về các cuộc biểu tình đang diễn ra ở hơn 40 quốc gia, với việc phụ nữ ở Israel nằm dài trong quan tài để đại diện cho những người đã thiệt mạng do bạo lực gia đình hay cảnh phân phát hoa ở Nga, Trung Quốc.
Trong khi đó, ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan và Ấn Độ, đường phố tràn ngập người biểu tình đòi bình đẳng và tìm kiếm công lý cho phụ nữ cá biệt. Ở đâu đó tại Anh và Canada, các tấm biển ảo đã được sắp đặt để tôn vinh những người phụ nữ đấu tranh vì sự thay đổi tích cực.
Ngày Quốc tế Phụ nữ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Bumble, Baukjen, Superdrug và Netflix nằm trong nhóm các thương hiệu bày tỏ sự ủng hộ với Ngày Quốc tế phụ nữ bằng cách chia sẻ những câu nói và mặt hàng do phụ nữ làm.
Ngày Quốc tế phụ nữ bắt đầu được kỷ niệm vào đầu những năm 1900, với hơn 15.000 phụ nữ ở New York tham gia các chiến dịch đòi rút ngắn giờ làm, trả lương cao hơn và quyền được bỏ phiếu vào năm 1908.
Ý nghĩa của Ngày Quốc tế phụ nữ trở nên sâu sắc hơn kể từ khi Clara Zetkin gợi ý rằng nó nên trở thành một phong trào toàn cầu tại một hội thảo của những phụ nữ lao động tại Copenhagen vào 1910.
Hoài Linh
Cội nguồn ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và một năm kỷ niệm khác thường
Suốt hơn một thế kỷ qua, người dân trên khắp thế giới đã tưng bừng kỷ niệm 8/3 như ngày đặc biệt dành riêng cho phụ nữ.
Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2022 Chế Nguyễn Quỳnh Châu định hướng hoạt động đa dạng trong nhiều vai trò như MC, diễn viên,... trong thời gian tới.
Jennifer Phạm khoe sắc vóc "mẹ 4 con" quyến rũ không thua kém đàn em. Nàng hậu cho biết cô hạn chế hoạt động showbiz vì muốn tập trung cho các dự án cá nhân, đồng thời muốn sống chậm lại để chứng kiến sự trưởng thành của các con.
Hà Nhi mang đến chương trình những ca khúc hit được yêu thích trong thời gian qua. Nữ ca sĩ biết ơn các show truyền hình vì có thêm cơ hội xuất hiện, phủ sóng hình ảnh rộng rãi hơn.Các hoa hậu, người đẹp hội tụ trong khung hình. Họ quan niệm dù bất cứ độ tuổi nào cũng cần chú trọng chăm sóc nhan sắc, đời sống tinh thần khỏe mạnh để hoàn thành tốt công việc và cuộc sống của mình. ">
Nam Em: 'Tôi cố gắng từng ngày để vượt bệnh trầm cảm'