您现在的位置是:NEWS > Thế giới
Xem trực tiếp World Cup 2022 Brazil vs Thụy Sỹ VTV2
NEWS2025-04-08 06:29:17【Thế giới】2人已围观
简介Hôm nay (28/11) trận đấu giữa Brazil và Thụy Sỹ ở bảng G World Cup 2022 sẽ diễn ra vào lúc 23h00 thehaalandhaaland、、
Hôm nay (28/11) trận đấu giữa Brazil và Thụy Sỹ ở bảng G World Cup 2022 sẽ diễn ra vào lúc 23h00 theo giờ Việt Nam. Người hâm mộ bóng đá Việt Nam có thể xem trực tiếp trên VTV2 và VTV Cần Thơ.
Đối với những khán giả xem qua mạng,ựctiếpWorldCupBrazilvsThụySỹhaaland kênh VTV2 có trên những hệ thống truyền hình trực tuyến như VTV News, VTV Go, VTV Giải trí, VTVcab ON, hay cả FPT Play, TV360, Clip TV...
Xem trực tiếp World Cup 2022: Brazil vs Thụy Sỹ trên VTV2

Về cơ bản, những địa chỉ web phát kênh VTV2 để xem trận đấu giữa Brazil và Thụy Sỹ bao gồm:
https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv2.htm
https://vtvgo.vn/xem-truc-tuyen-kenh-vtv2-2
https://vtvgiaitri.vn/xem-tivi-truc-tuyen/vtv2
https://vtvcab.vn/channel/vtv2-hd-1,VTV2_HD.html
Những địa chỉ web phát kênh VTV Cần Thơ bao gồm:
https://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv-can-tho.htm
https://vtvgo.vn/xem-truc-tuyen-kenh-vtv-cần-thơ-6.html
https://vtvgiaitri.vn/xem-tivi-truc-tuyen/vtv6
https://vtvcab.vn/channel/vtv-can-tho-1,VTV_Can_Tho.html
Việc có nhiều địa chỉ sẽ giúp người hâm mộ lựa chọn kênh xem World Cup không bị giật, tránh nghẽn mạng tùy vào tình hình thực tế.
Bên cạnh đó, người hâm mộ có thể xem trận đấu giữa Brazil và Thụy Sỹ với những ứng dụng di động của VTV News, VTV Go, VTV Giải trí, VTVcab ON, hay cả FPT Play, TV360, Clip TV...
Các ứng dụng thường mang lại chất lượng hình ảnh ổn định hơn. Qua trải nghiệm thực tế ở những trận đầu tiên, những ứng dụng của nhà cung cấp mạng Internet như FPT Play hay TV360 chạy trơn tru hơn cả.
Cách xem World Cup 2022 trên điện thoại trực tuyến online:
https://ictnews.vietnamnet.vn/xem-world-cup-2022-tren-dien-thoai-truc-tuyen-online-nhu-the-nao-5007747.html
Anh Hào
很赞哦!(98646)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Adelaide United vs Sydney FC, 15h35 ngày 5/4: Tiếp tục rơi
- Cô gái sốc khi phát hiện tiền tiết kiệm bị mối gặm nham nhở
- Ca sĩ Ngọc Anh 3A gây bất ngờ khi hát ‘Em gái mưa’
- NSND, họa sĩ Hoàng Hà Tùng qua đời
- Soi kèo góc Tottenham vs Southampton, 20h00 ngày 6/4
- Ngày cuối đời của nghệ sĩ cải lương Lê Phương
- 8 thói quen giúp bạn dọn dẹp nhà cửa nhanh chóng mỗi ngày
- Người đàn ông cưới 2 vợ cùng lúc, biểu cảm trái ngược của 2 cô dâu gây chú ý
- Nhận định, soi kèo Melbourne City vs Central Coast Mariners, 13h00 ngày 5/4: Sáng cửa dưới
- Bí quyết hầm cháo nhanh nhuyễn trong ít phút, siêu tiết kiệm ga, điện
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Tottenham vs Southampton, 20h00 ngày 6/4
"Dấu thiêng" sẽ được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long từ ngày 5-15/10/2024. Chủ đề Khởimở đầu triển lãm với 14 bức tranh sơn mài tập trung vào thể loại tĩnh vật. Chu Nhật Quang không chỉ tìm cách tái hiện các vật dụng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, phản ánh ký ức sâu sắc của anh khi học làm gốm mà còn là sự chiêm nghiệm về những giá trị thẩm mỹ giản dị nhưng đầy ý nghĩa.
Chủ đề Cộigồm 17 bức tranh, đưa người xem vào hành trình sâu xa khám phá văn hóa và di sản của dân tộc Việt Nam như Hoàng thành Thăng Long, Tháp Rùa, chùa Một Cột, chùa Thầy.... Với hình tượng mẹ Âu Cơ và nghệ thuật múa rối nước, họa sĩ gợi lên câu chuyện về nguồn gốc thiêng liêng, sự hy sinh thầm lặng của người nông dân đã nuôi dưỡng và giữ gìn văn hóa lâu đời. Những bức tranh cũng phô bày sự đối lập giữa truyền thống và hiện đại, như một lời nhắc nhở về nguy cơ mai một của nghệ thuật dân gian.
Hoạ sĩ Chu Nhật Quang. Chủ đề Linhvới 9 bức tranh, tiếp tục khơi gợi sự hoài niệm về văn hóa và di sản. Họa sĩ tái hiện cảnh sân khấu thủy đình xưa với những buổi diễn rối nước, ngôi chùa Thầy nổi tiếng... Từ hình ảnh nhà sư tu thiền đến hoa sen biểu tượng cho sự giác ngộ, mỗi tác phẩm mang đậm chất triết lý và tâm linh, phản ánh khát vọng tìm kiếm chân lý và hoàn thiện bản thân. Hoàng thành Thăng Long và Tháp Rùa cũng được khắc họa một cách sinh động, thể hiện sự trường tồn của văn hóa Việt Nam qua mọi thăng trầm lịch sử.
Chủ đề cuối cùng Nôi gồm 12 bức tranh, gợi ký ức về quê hương, đình làng và nghệ thuật rối nước - những biểu tượng văn hóa đặc trưng của cộng đồng nông dân Việt Nam. Các bức tranh về rối nước không chỉ tái hiện đời sống và tập quán của nền văn minh lúa nước, mà còn khắc họa rõ nét bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc. Qua những hình tượng như phượng hoàng, con cá hay những con rối sinh động, họa sĩ truyền tải thông điệp về sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên và niềm hy vọng duy trì giá trị truyền thống quý báu qua nhiều thế hệ.
Trả lời câu hỏi của PV VietNamNet: Tranh sơn mài luôn được bày ở những nơi ánh sáng đầy đủ để đảm bảo cho công chúng thưởng thức một cách tốt nhất, giới thiệu các tác phẩm của mình ở không gian rộng lớn là Hoàng thành Thăng Long, hẳn anh có tính toán kỹ lưỡng?
Hoạ sĩ Chu Nhật Quang cho biết: "Tôi muốn thử nghiệm và chấp nhận thất bại nếu xảy ra. Với tinh thần đó, tôi vẽ bức tranh khổ rất lớn 5mx10m, nặng 500kg. Tác phẩm lớn như vậy mà trưng bày không gian trong nhà sẽ không thực sự hiệu quả. Vì thế tôi đã tính toán kỹ ánh sáng cho giới mộ điệu thưởng lãm tác phẩm một cách tốt nhất, chắc chắn mọi người sẽ xúc động".
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều. Tại họp báo, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều bày tỏ sự thán phục vì "Chu Nhật Quang đã chọn con đường nghệ thuật sơn mài trong hội hoạ hiện đại".
“Nghệ thuật sơn mài là di sản lớn của dân tộc. Một nghệ sĩ sáng tạo nếu rời bỏ nguồn cội sẽ dễ rơi vào hoang mang, cô lập. Nhưng nếu nghệ sĩ đó 'giam cầm' trong cái gọi là truyền thống lại không có sự sáng tạo. Kế thừa và phát triển nghệ thuật từ gia đình, Chu Nhật Quang đã đóng góp vào sự đa dạng và phong phú của nghệ thuật sơn mài hiện đại, hòa quyện giữa truyền thống và đương đại. Các tác phẩm của anh mang đến cho khán giả những trải nghiệm thẩm mỹ đầy mới lạ và sâu sắc. Ý thức về cội nguồn làm tôi tôn trọng và đặt cược niềm tin vào Chu Nhật Quang", ông Thiều nhận xét.
Từ góc nhìn của một người nghiên cứu lịch sử, ông Dương Trung Quốc cảm nhận được khát vọng đổi mới trong tranh sơn mài của Chu Nhật Quang.
"Những tác phẩm này dù còn mới mẻ, nhưng tôi tin với nhiệt huyết và sức sáng tạo, Chu Nhật Quang sẽ đưa sơn mài Việt Nam vươn xa hơn", ông Quốc khẳng định.
Một vài tác phẩm của hoạ sĩ Chu Nhật Quang:
Nghệ sĩ Chu Nhật Quang sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật. Ông nội của Chu Nhật Quang là Nghệ nhân nhân dân Chu Mạnh Chấn - người có niềm đam mê sâu sắc với việc khôi phục và bảo tồn di sản văn hóa của làng quê Bắc Bộ qua nghệ thuật sơn mài. Cha của anh, NSƯT Chu Lượng - nguyên Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long - đã góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ và phát triển nền nghệ thuật đặc trưng của dân tộc.
Chu Nhật Quang tiếp nối truyền thống gia đình bằng việc phát triển tranh sơn mài - một hình thức nghệ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh xảo và tầm nhìn sáng tạo. Nguồn cảm hứng lớn nhất của anh luôn hướng về quê hương, mặc dù anh cũng có dịp tiếp xúc với văn hóa phương Tây trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu ở nước ngoài.
">Chu Nhật Quang trưng bày tác phẩm sơn mài nặng 500kg tại Hoàng thành Thăng Long
Trên kênh TikTok của mình, chị Mỹ Huyền giới thiệu khung cảnh và các món ăn dân giã, đồng quê đậm chất miền Tây. Ảnh: Nhân vật cung cấp Trên kênh của mình, chị Huyền đăng tải các clip ngắn giới thiệu trái cây, món ăn dân giã, đậm chất miền Tây… Cảnh quay chân thực, mộc mạc của chị bất ngờ được người xem đón nhận.
Năm 2021, khi kênh TikTok được nhiều người biết đến, chị Huyền quyết định nghỉ việc ở công ty để tập trung sáng tạo nội dung. Quyết định trên của chị không được gia đình đồng tình.
Chị chia sẻ: “Bố mẹ tôi lúc đó chưa hiểu về nền tảng TikTok. Gia đình khó khăn nên khi thấy tôi bỏ công việc đang đem lại thu nhập ổn định, bố mẹ rất lo lắng.
Tuy nhiên, tôi cố gắng thuyết phục, nỗ lực xây dựng kênh. Cuối cùng, tôi được cả nhà ủng hộ dù thời gian đầu chưa có thu nhập.
Thời gian sau, khi tập trung xây dựng hình ảnh một cách nghiêm túc, chuyên nghiệp, tôi bắt đầu gặt hái những thành quả đầu tiên.
Có thành quả ấy là nhờ suốt quá trình xây dựng, phát triển kênh cũng như bản thân, tôi đều có sự hỗ trợ, đồng hành của gia đình. Ngoài chồng luôn ủng hộ, hỗ trợ, các thành viên khác trong gia đình như cha mẹ, bà ngoại… cũng luôn sẵn sàng giúp sức khi tôi cần”.
Chị Mỹ Huyền trong lần hỗ trợ nông dân tỉnh Bắc Giang tiêu thụ vải thiều trên nền tảng TikTok. Ảnh: Nhân vật cung cấp Hiện Mỹ Huyền sở hữu kênh TikTok Huyền Phi với hơn 2 triệu lượt theo dõi, gần 68 triệu lượt thích.
Năm 2023, Mỹ Huyền được mời tham gia chương trình Chợ phiên OCOP ở tỉnh Bắc Giang. Tại đây, chị tham gia hỗ trợ nông dân tỉnh này tiêu thụ vải thiều trên nền tảng TikTok.
Đồng hành cùng nông dân
Sau chuyến đi, chị bén duyên với công việc livestream, bán hàng trên nền tảng TikTok. Hiện tại, công việc này đem lại cho chị thu nhập tốt.
Xuất thân từ quê nhà, thấu hiểu nỗi khổ của người nông dân nên khi trở thành nhà sáng tạo nội dung có tầm ảnh hưởng, Mỹ Huyền luôn muốn đồng hành, giới thiệu nông sản Việt.
Ngoài lần tham gia livestream bán vải thiều ở Bắc Giang, chị Huyền còn góp mặt bán sầu riêng ở tỉnh Lâm Đồng, nông sản OCOP của tỉnh Đồng Tháp, yến sào Cần Giờ. Chị cũng cùng bà con tiểu thương chợ Bến Thành (TPHCM) bán những sản phẩm ở chợ…
Gần đây nhất, chị tham gia phiên livestream bán nông sản OCOP của tỉnh An Giang. Trong các phiên livestream của mình, Mỹ Huyền cố gắng chia sẻ những vất vả, khó nhọc của người nông dân trong quá trình tạo ra nông sản đạt chuẩn OCOP.
Ảnh: Nhân vật cung cấp Thông qua những câu chuyện của mình, chị muốn người tiêu dùng ngoài việc trải nghiệm sản phẩm OCOP còn yêu quý, trân trọng những người đã nỗ lực tạo ra nông sản sạch.
Chị nói: “Mỗi lần đồng hành cùng bà con đều mang đến cho tôi nhiều cảm xúc. Có nhiều cô chú nông dân sau các phiên livestream bán hàng, sản phẩm của họ được nhiều người biết đến hơn, số lượng đơn hàng vượt xa so với cách buôn bán truyền thống.
Tôi vui, hạnh phúc vì điều đó bởi biết mình đã góp được một phần sức lực dù nhỏ bé để giúp người nông dân lan tỏa những nông sản chất lượng”.
Khi công việc ổn định, có thu nhập, chị Huyền nỗ lực hiện thực hóa mơ ước có căn nhà khang trang của bố mẹ. Trước đó, gia đình chị sinh sống trong căn nhà có diện tích khiêm tốn.
Căn nhà có tường được dựng bằng các tấm tôn và chật đến nỗi thành viên gia đình chị phải đến tắm, giặt nhờ nhà bà ngoại của mình.
Gần đây, khi đủ khả năng, chị cùng chồng và bố mẹ quyết định tháo dỡ căn nhà đã gắn bó hơn 20 năm để xây mới khang trang hơn. Ngôi nhà mới được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, diện tích rộng rãi, thoáng mát, cảnh quan xung quanh xanh mát.
Chị Huyền tâm sự: “Căn nhà không phải chỉ có công sức của vợ chồng tôi. Nó là cả quá trình bố mẹ làm lụng vất vả, tích góp nhiều năm. Sau này, khi công việc, cuộc sống ổn định, tôi góp một phần nhỏ để san sẻ cùng bố mẹ xây nhà.
Căn nhà khang trang của gia đình nữ TikToker nổi tiếng. Ảnh: Nhân vật cung cấp Có căn nhà khang trang là mơ ước lớn của cả gia đình tôi. Nay, chúng tôi đã cùng nhau thực hiện được ước mơ của mình. Có được căn nhà, cuộc sống sinh hoạt thoải mái, tiện nghi, không chỉ tôi mà mọi người trong gia đình đều rất hạnh phúc.
Hiện, cuộc sống gia đình tôi có thể gọi là ổn định. Vợ chồng tôi đã và đang cố gắng phát triển sản phẩm để có thể tạo thêm nhiều việc làm cho người dân ở quê”.
Vừa qua, Lê Nguyễn Mỹ Huyền là một trong những TikToker tham gia Phiên LIVE 'Hương Vị An Giang” trong chương trình Chợ phiên OCOP Hương vị An Giang do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp, TikTok Việt Nam phối hợp thực hiện.
Phiên live đã tiếp cận 31.6 triệu người với 1.6 triệu lượt xem, bán ra trên 17.000 đơn hàng, hơn 22 tấn gạo.
Chàng shipper 'ma xó' thành TikToker ẩm thực, biết mọi ngóc ngách Thủ đô
Được mệnh danh là 'ma xó', Nguyễn Trần Phong Vũ rành mọi ngóc ngách Hà Nội và trở thành một TikToker ẩm thực được yêu thích.">Cô gái miền Tây thành TikToker nổi tiếng, góp tiền xây nhà báo hiếu mẹ cha
Món canh sim lo của đồng bào Khmer đủ sức giúp giải nhiệt mùa hè.
Mùa hè miền Nam có số ngày mưa tương đối nhiều. Những ngày không mưa thì thời tiết nóng bức. Đặc biệt là buổi trưa, sức nóng khiến thân thể đổ nhiều mồ hôi, người thiếu nước, mệt mỏi, khó chịu, miệng đắng, chán ăn. Vào ngày cuối tuần, gia đình tôi hay nấu những món ăn giúp kích thích vị giác. Vợ tôi người Khmer. Cha mẹ cô ấy gốc người Sóc Trăng, nơi có nhiều người Khmer, Hoa, Kinh nên bữa cơm trong gia đình tôi khá đa dạng.
Có hôm, vợ tôi nấu các món ăn thuần túy truyền thống Kinh, thỉnh thoảng đổi món Khmer hay Hoa tùy theo thời tiết và mùa. Cũng từ đó, tôi được thưởng thức món ăn rất yêu thích là canh sim lo (Som lo m'chu). Đây là món canh của đồng bào Khmer Nam bộ, có nghĩa là canh chua. Khác với món canh chua truyền thống của người Việt, canh sim lo được nấu với khô các loại cá chép, tra, đuối...
Người nấu mua 200-400 g đầu khô cá rún hay thân khô (nên chọn khô còn mới để không bị hôi dầu khi nấu). Canh được nấu cùng bắp chuối xiêm hay thân cây chuối con xắt ghém. Ở quê, chỉ cần ra vườn kiếm gốc chuối xiêm nào trổ buồng gần hết nải thì dùng lưỡi hái cắt một nhát hay dùng dao chặt một, hai cây chuối con.
Phụ liệu cho món canh này cũng dễ tìm gồm cơm mẻ, me xanh hay me vắt, ớt, ngò gai, ngò om, tỏi, sả, đường, hạt nêm, nước mắm. Đặc trưng hương thơm hấp dẫn của món canh này chủ yếu từ cơm mẻ, ngò gai.
Cách chế biến canh chua sim lo không hề cầu kỳ. Đầu tiên, ngâm khô trong nước khoảng 15-45 phút cho nở ra và bớt vị mặn. Bắp chuối tách bỏ phần già bên ngoài, rửa sạch với nước phèn chua, sau đó ngâm trong nước pha muối ăn. Sau khi xả nước sạch, cắt bỏ phần đuôi của bắp chuối rồi chẻ làm tư, cắt bỏ phần cùi. Ớt trái cắt đôi. Ngò gai xắt chỉ theo chiều ngang của lá, sả lặt bỏ phần lá già bên ngoài, cắt bỏ phần đầu có rễ, cắt bớt ngọn lá rồi dùng dao đập cho hơi dập.
Tiếp theo, vớt khô ra rửa lại với nước sạch, để một chút cho khô ráo nước rồi chặt đầu khô ra làm đôi, nếu nấu bằng thân khô thì chặt từng miếng. Cho chút mỡ hay dầu thực vật vào nồi, bắc lên lò. Khi mỡ sôi, cho tỏi bằm vào phi vàng, chiên khô rồi cho sả đã đập dập vào, tiếp tục xào qua lại cho sả ngả vàng, có mùi thơm. Kế đó, cho vào nồi một tô nước lọc và phần cơm mẻ đã lược sạch.
Đun lửa liu riu cho khô mềm và chất ngọt từ thịt, xương khô tươm ra rồi chờ nồi nước sôi lên. Nêm gia vị vừa ăn rồi cho ớt vào, đợi nước sôi khoảng 15-20 phút, cho bắp chuối vào, thêm 10 phút nữa, cho vào vài muỗng mỡ đã phi tỏi và ngò gai xắt chỉ rồi tắt bếp. Bạn chỉ cần múc canh ra tô dọn lên bàn, thêm chén nước mắm ngon nguyên chất và vài khoanh ớt rồi cùng người thân thưởng thức hương vị độc đáo của món canh.
Gắp miếng khô cá rún kẹp miếng bắp chuối, chấm vào chén nước mắm thơm, cay; nhai từ từ để cảm nhận độ dai dai, mằn mặn, beo béo của khô tan dần... cùng vị bùi bùi hơi chát của bắp chuối, chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm của nước canh nêm cơm mẻ cùng hương thơm của sả, tỏi, ngò gai, ớt. Những thứ ấy hòa quyện thành một hương vị lạ trôi dần vào cuống họng, lọt thỏm xuống bao tử. Có cảm giác như bầu không khí oi bức của mùa hè đang được xoa dịu.
Khó mà diễn tả cảm giác khi chan miếng canh chua vào chén bún, dùng đũa lùa bún vào miệng và húp thêm ngụm canh. Thứ nước chua, ngọt, thơm, cay ấy thấm tan trên đầu lưỡi hòa cùng âm thanh của nước canh chạy qua môi và tiếng hít hà từ vị cay của ớt tạo thành một hợp khúc nhạc đồng quê miền Tây tuyệt trần.
Giờ đây, canh chua sim lo đã trở thành món ăn ngon không chỉ của riêng đồng bào Khmer Nam bộ mà của cả miền Tây. Dù bạn có khó tính hay kén ăn đi chăng nữa, trong một trưa hè nóng bức, được ngồi ăn bữa cơm với món canh chua sim lo thì không còn gì để phàn nàn về vị ngon tuyệt cú mèo của nó.
“Khô cá rún nấu sim lo
Có thêm bắp chuối ăn no đã thèm”.
Theo Zing
Cách làm bò bít tết mềm ngon ngọt đúng vị như ngoài hàng
Bò bít tết là món ăn thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu cách làm bò bít tết đơn giản tại nhà mà ngon đúng điệu như nhà hàng tại đây.">Món canh chua Khmer gây thương nhớ
Soi kèo góc Crystal Palace vs Brighton, 21h00 ngày 5/4
"Hai vợ chồng đều hốt hoảng, vợ không còn tỉnh táo nữa. Tôi vừa động viên vợ, vừa bế con trai", người chồng nhớ lại.
Vợ chồng anh Thành và em bé Batman (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Dù luống cuống, anh Thành đặt con lên bụng vợ, rồi bế cả hai mẹ con vào phòng ngủ đắp chăn giữ ấm. Không kịp gọi cấp cứu, anh lao ra đầu ngõ tìm taxi đưa vợ đi bệnh viện.
Trong giây phút hoảng loạn, anh nói không nên lời, chỉ biết nhờ các tài xế giúp đỡ. Tuy nhiên, có xe bận chở khách, xe khác không hiểu ý anh nói nên từ chối.
Anh Thành bất lực, định quay về nhà, nhưng chạy cố thêm một đoạn, ra trung tâm thương mại gần đó. Thấy một tài xế công nghệ vừa trả khách, anh vội chạy đến nhờ giúp đỡ và được đồng ý.
Đến nơi, tài xế Q. vội quay đầu xe, cùng anh Thành dìu sản phụ và bé trai lên xe rồi chở đến Bệnh viện Bạch Mai nhanh nhất có thể. Nghĩ lại hoàn cảnh này, anh Thành nói "vẫn cảm thấy sợ", không biết sao lúc đó bản thân đủ bình tĩnh để xử lý sự việc.
Đến bệnh viện, nam tài xế giúp anh Thành đỡ hai mẹ con lên cáng an toàn rồi đẩy vào Khoa Cấp cứu. Xong việc, anh nhanh chóng rời đi, không lấy tiền phí hay để lại thông tin liên lạc.
"Sau khi lo xong cho vợ con, tôi chạy ra thì không thấy tài xế đâu, tìm mãi không thấy anh để gửi lời cảm ơn", anh Thành kể.
Cặp vợ chồng trích xuất camera, mong tìm ra ân nhân (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Về nhà, anh trích xuất camera tìm thông tin biển số xe của tài xế, đăng tải câu chuyện lên mạng xã hội, mong tìm thấy vị ân nhân đã "cứu hai mạng người nhà mình".
Vợ chồng Trang đã liên lạc với tổng đài của hãng để nhờ tìm thông tin. Khi liên lạc được, tài xế B.N.Q. cho hay không nhận hậu tạ, chúc mẹ con Trang khỏe mạnh và bình an.
"Ai cũng sẽ hành động như vậy trong hoàn cảnh đấy thôi. Chúc em bé mạnh khỏe và mau ăn chóng lớn nhé. Cũng là chữ duyên, hai mẹ con bình an là điều tuyệt vời nhất", anh Q. nói.
Đại diện Xanh SM xác nhận anh B.N.Q. là tài xế của hãng. Đơn vị đã tuyên dương, khen thưởng hành động của anh Q.
"Chúng tôi hi vọng lan tỏa hành động đẹp của tài xế, người tốt cần được tuyên dương để lan rộng nghĩa cử cao đẹp", vị đại diện nói.
Con trai của vợ chồng anh Thành nặng 2,8kg, được bố mẹ đặt tên Nguyễn Sỹ Thanh. Bé có tên gọi ở nhà là "Batman", tức "Người Dơi", vì được... đẻ "rơi" ở nhà và "nổi tiếng nhất Khoa Cấp cứu".
"Con và bố mẹ đã vượt qua mọi sóng gió. Bác tài xế đã trở thành đại ân nhân của gia đình", anh Thành chia sẻ.
">Vợ đẻ rơi ở nhà, chồng hoảng loạn tìm taxi và hành động bất ngờ của tài xế
Hương Ly (bên phải) và mẹ chồng vốn là cô chủ nhiệm thời cấp 2. Ảnh: Nhân vật cung cấp Ly kể: “Sau nhiều lần đi chơi, anh ấy nói không thích làm bạn thân của tôi nữa rồi tỏ tình. Tuy vậy, tôi liên tục từ chối. Đến lần thứ 7 anh ngỏ lời yêu, tôi mới đồng ý.
Tôi từ chối tình cảm của anh vì cả hai chơi thân với nhau từ nhỏ. Tôi sợ khi yêu cả hai sẽ mất đi tình bạn, chứ không phải vì mẹ anh là giáo viên chủ nhiệm của mình.
Tôi không có áp lực với điều này. Bởi, ngày còn học với cô, tôi cũng ngoan, hai cô trò có ấn tượng tốt với nhau.
Thậm chí, lúc trước, khi đến chơi nhà, cô còn trêu tôi: 'Có người yêu chưa? Làm con dâu cô nhé'. Cuối cùng, điều ấy đã trở thành hiện thực. Cô giáo chủ nhiệm trở thành mẹ chồng của tôi”.
Về làm dâu bà Nguyễn Thị Hoa (SN 1969), Hương Ly sớm đón nhận tình yêu thương của mẹ chồng. Tết đầu tiên về làm dâu, Ly thấy mẹ chồng xót xa khi biết chị đứng rửa chén một mình. Thương con dâu, bà Hoa liên tục động viên, giúp đỡ.
Cưới xong ít lâu, vợ chồng Hương Ly ra ở riêng.
Hương Ly trong ngày về nhà chồng. Ảnh: Nhân vật cung cấp Dù vậy, đôi vợ chồng trẻ vẫn thường xuyên về thăm cha mẹ. Mỗi khi Hương Ly về thăm, nấu cơm, rửa bát, vợ chồng bà Hoa đều ngồi hoặc loanh quanh trong bếp cho đến khi chị làm xong việc vì lo con dâu buồn, tủi thân.
Thương yêu hết mực
Bà Hoa yêu chiều con dâu đến nỗi chỉ cần thấy Hương Ly đang học hay đang làm việc gì đó, bà lại giành làm, không cho chị đụng tay. Bà nổi tiếng là người mẹ nghiêm khắc, sẵn sàng phạt nặng các con.
Dù vậy, từ ngày về làm dâu, Hương Ly chưa bao giờ thấy bà to tiếng với mình. Thay vào đó, bà thường xuyên mua quần áo, gần gũi, quan tâm con dâu từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Tình yêu thương của bà dành cho con dâu khiến nhiều người lầm tưởng Hương Ly là con gái ruột của mẹ chồng.
Hương Ly nhớ lại: “Khi đi lấy chồng, mẹ tôi dặn rằng: 'Không cần biết mọi người có yêu thương con hay không nhưng con phải yêu thương gia đình chồng trước'.
Dù vậy, khi về làm dâu tôi may mắn được mọi người trong gia đình chồng yêu thương. Đặc biệt là mẹ chồng. Mẹ lúc nào cũng cố gắng vun vén cho cuộc sống của chúng tôi tốt đẹp hơn.
Tôi nhớ lần mình vừa xuất viện và được bố mẹ ruột xin đưa về nhà chăm sóc. Thời gian ấy, mỗi chiều khi đi làm về, mẹ chồng lại chưng yến với táo đỏ rồi mang đến tận nhà cho tôi ăn.
Đến bây giờ, mỗi khi về nhà mẹ, sáng mẹ vẫn dậy sớm nấu xôi lạc cho tôi ăn. Chiều đi làm về, tôi vẫn ăn cơm mẹ nấu.
Hương Ly cảm thấy mình may mắn, hạnh phúc khi được gia đình chồng, đặc biệt là mẹ chồng thương yêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp Có hôm mệt quá, tôi ngủ trưa đến 4h chiều mà mẹ vẫn không phiền. Ngược lại, bà còn bảo cứ ngủ thoải mái, không sao".
Điều khiến Ly thấy mình may mắn, hạnh phúc nhất là luôn được mẹ chồng cảm thông, chia sẻ trong mọi hoàn cảnh. Trong thời gian vợ chồng lên kế hoạch sinh con, Hương Ly rất áp lực, lo lắng vì đợi mãi chưa có tin vui.
Biết chuyện, bà Hoa gọi điện, chia sẻ, động viên. Bà nói: "Con cứ vui vẻ, ăn ngủ bình thường. Có thì tốt mà chưa có thì cũng không sao, miễn là các con sống vui vẻ, hạnh phúc với nhau là được”. Mỗi khi nhớ lại kỷ niệm này, Ly đều xúc động đến rơi nước mắt.
Thương mẹ chồng, khi có thời gian, Hương Ly lại ngồi bên cạnh vừa bóp chân tay vừa trò chuyện, lắng nghe những tâm tư của bà Hoa. Những lúc ấy, Ly thường mong mẹ chồng chia sẻ hết những lo lắng của mình dành cho mình và gia đình.
Hương Ly tâm sự: “Tất cả những chia sẻ, góp ý của mẹ, tôi đều lắng nghe, ghi nhận. Dù vậy, tôi vẫn thành thật với mẹ rằng, tôi sẽ tham khảo ý kiến của mẹ một cách có chọn lọc.
Tôi luôn sống chân thành nhất với mẹ. Tôi nghĩ đó là bí quyết để gia đình hạnh phúc, đoàn kết với nhau”.
Đẻ con xong, nghe mẹ chồng nói 2 câu, cô gái Sơn La biết đã chọn đúng nhà chồng
Ngày sinh nở, nghe mẹ chồng nói hai câu, cô gái khẳng định ‘mình đã chọn đúng nhà chồng’.">Lấy con trai cô chủ nhiệm, 9X Thanh Hóa được yêu thương vô bờ
Đầu hẻm rộng hơn 1,1m, cuối hẻm chỉ rộng 0,7m, vừa đủ để một chiếc xe máy ra vào. Ảnh: Trần Tuyên Theo ghi nhận của PV VietNamNet, con hẻm chỉ vừa đủ để một chiếc xe máy đi qua. Trường hợp gặp người đi bộ, hoặc xe đạp, xe máy đối đầu, một trong hai phải lùi nhường đường vì không còn cách nào lách.
Hai bên hẻm là vách nhà dân cùng những đường ống thoát nước, dây điện chằng chịt. Phía trên là ban công của một hộ dân chiếm hết không gian, khiến con hẻm ngày cũng như đêm, chỉ một màu đen bao trùm.
Ở con hẻm này, người dân không chỉ gặp khó khăn trong sinh hoạt, đi lại mà còn đối diện với nhiều bất tiện khác như khi sửa chữa, xây nhà mới, mua sắm đồ dùng.
Người dân lo lắng khi xảy ra sự cố cháy nổ, phương tiện tham gia chữa cháy khó tiếp cận. Ảnh: Trần Tuyên Ông Quách Văn Út (61 tuổi) cho biết, những lần sửa nhà, vật liệu đều để ở đầu hẻm. Cát, gạch có thể dùng xe rùa san chở, nhưng khung sắt thép phải cắt thành nhiều đoạn mới mang vào được bên trong, tốn thời gian và chi phí.
“Con hẻm này trước có nhiều lối để đi ra, trong đó có lối đi trên tuyến mương thoát nước rộng hơn 1m, nay đã bị người dân đặt vật cản, bịt kín. Đường vào hẻm nhỏ đã đành, đến các ngã rẽ cũng bị chiếm dụng, không khí trong khu dân cư thêm ngột ngạt, nguy cơ cháy nổ dễ xảy ra nếu chẳng may bếp núc, điện sinh hoạt gặp sự cố. Nếu không may xảy ra cháy, công tác ứng cứu, chữa cháy lại càng khó khăn bội phần”, ông Út trăn trở.
Lối đi trên mương thoát nước bị bịt kín. Ảnh: Trần Tuyên “Hẻm bến đò giữa” cũng ghi nhận những trường hợp hết sức trớ trêu. Đó là hoàn cảnh gia đình chị H. (47 tuổi). Khoảng 3-4 năm về trước, gia đình chị lần lượt có 2 người thân qua đời.
Theo chị H., hẻm quá nhỏ, không thể khiêng quan tài đi theo hai hàng như thông thường. Hết cách đành phải một người khiêng phía trước, một người phía sau và thêm một người vào giữa “cõng” quan tài.
Một nhân viên điện máy chia sẻ, khách hàng đặt mua tủ lạnh nhưng vì quá cỡ, không thể đi qua hẻm nên đổi loại nhỏ hơn. Tới đầu hẻm, nam nhân viên này vẫn phải tháo bỏ thùng carton mới có thể vận chuyển vào trong.
Hẻm nhỏ, nhân viên điện máy phải tháo thùng carton mới có thể đưa được chiếc tủ lạnh vào bên trong. Ảnh: Trần Tuyên Một số người dân tại đây cho biết, con hẻm vốn thông thoáng nhưng bị nhiều hộ lấn chiếm. Bà con đã nhiều lần phản ánh tới chính quyền địa phương.
Giữa tháng 5/2023, ông Nguyễn Thái Bảo, Phó chủ tịch UBND quận Ninh Kiều đã giao UBND phường Cái Khế thông báo cho các hộ dân tự rà soát, kiểm tra đối với phần diện tích lấn chiếm hẻm, không gian hẻm… tự nguyện tháo dỡ, trả lại hiện trạng. Sau thời gian thông báo sẽ tiến hành đo đạc, kiểm tra, xử phạt theo quy định.
Ông Dương Văn Long, Phó chủ tịch UBND phường Cái Khế thông tin, hiện trạng “hẻm bến đò giữa” đã có từ lâu, không xảy ra tình trạng lấn chiếm hai bên, hai hộ giáp ranh hẻm đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
“Trường hợp hộ dân có ban công lấn hẻm, hồ sơ mua bán và bản vẽ căn nhà đã xây dựng ban công từ trước nên giữ lại theo hiện trạng. Khi người dân xây dựng mới sẽ yêu cầu tháo dỡ phần ban công trên”, ông Long chia sẻ.
Phường lắp đặt hộp phòng cháy, chữa cháy phía trong hẻm, đồng thời vận động người dân trang bị 1-2 bình chữa cháy. Ảnh: Trần Tuyên Trả lời câu hỏi vì sao chưa xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm lối đi trên tuyến mương thoát nước, ông Long cho hay đã vận động tháo dỡ nhưng người dân chưa chấp hành.
Theo ông, ngay khi có kết luận của lãnh đạo quận, phường đã rà soát, thu thập GCNQSDĐ của các hộ dân, gửi Phòng TN&MT, Quản lý đô thị quận nhưng chưa nhận được phản hồi.
“Để giải quyết kiến nghị của người dân, phường xem xét đề xuất phương án mở rộng hẻm, điều này đồng nghĩa với việc bồi thường giải phóng mặt bằng, vượt quá thẩm quyền của địa phương. Trước mắt, chúng tôi sẽ báo cáo UBND quận để có chỉ đạo kịp thời", ông Long thông tin.
Hà Nội phố nhỏ ngõ sâu, đi chạm vai nhau, thách thức mọi nỗ lực cứu hỏa
Vụ hỏa hoạn tại ngôi nhà nằm sâu trong ngõ 119 Trung Kính (quận Cầu Giấy, Hà Nội) khiến không ít người cảm thấy lo lắng khi thuê nhà trọ trong những ngõ, ngách ngoằn ngoèo, nhỏ hẹp.">Cảnh trớ trêu trong hẻm nhỏ 1m, nhà có tang phải nhờ người 'cõng' quan tài